Chào VinaTrain em đang là học viên tại trung tâm ở chi nhánh Hà Nội, Buổi học về thanh toán quốc tế em có việc bân nên nghỉ học đã nhận được tài liệu học để chờ lớp học bù nhưng em đọc chưa hiểu rõ về hình thưc thanh toán T/T ( Telegraphic Transfer ) Và hình thức thanh toán TTR ( Telegraphic Transfer Reimbursement). Cho em hỏi 2 phương thực thanh toán này khác nhau điều gì cách dễ nhớ nhất để không bị nhầm lẫn khi học. Em cảm ơn nhiều.
2 Cách In Mã Vạch Tờ Khai Hải Quan Qua Khu Vực Giám Sát Không Bị Lỗi PO (Purchase Order) Là Gì, Phân Biệt PO với Sale Contract Invoice Là Gì, Điểm Danh Các Loại Hóa Đơn Trong Xuất Nhập Khẩu 10 Tiêu Chí Không Được SửaTrong Khai Báo Hải Quan, Phải Hủy Tờ Khai QUY ĐỊNH THI CHỨNG CHỈ HẢI QUAN 2021 CÓ GÌ MỚI ?
Phùng Thảo Linh – Học viên khóa K63HN03
Chào Linh thân mến,
Trung tâm rất hy vọng tài lệu em nhận được đã giúp em phần nào hiểu về các phương thức thanh toán quốc, trong những buổi học bù sau em học giảng viên sẽ phân tích rõ hơn các tình huống cho em còn trong bài viết này trung tâm trả lời câu hỏi của em như sau:
Sự Khác Nhau Cơ Bản Giữa Thanh Toán TTR Và TT
Thanh toán quốc tế có sử dụng phuong thức điện chyển tiền TT ( Telegraphic Transfer) và hình thức thanh toán TTR ( Telegraphic Transfer Reimbursement) nằm trong phương thức thanh toán L/C ( Letter Credit)
Vậy cách phân biệt đầu tiên em có thể nhớ như sau: TT là một phương thức thanh toán quốc tế – chuyển tiền bằng điện độc lập và không liên quan tới các phương thức thanh toán khác.
Còn hình thức thanh toán TTR nằm trong phương thức thanh toán L/C.
Bạn đang xem: Ttr là gì
Xem thêm: Rope Hero: Vice Town – Rope Hero Cho Android
Xem thêm: Cp Là Gì – Cp Nghĩa Là Gì
Nếu L/C cho phép TTR, người xuất khẩu khi xuất trình bộ chứng từ hợp lệ cho ngân hàng thông báo sẽ được thanh toán ngay thời hạn là 36 giờ ( tức 3 ngày) còn bộ chứng từ sẽ được gửi tới sau cho nhà nhập khẩu.
Ngoài ra em có thể đọc thêm về phương thức thanh toán T/T – Telegraphic Transfer)
Bản Chất Phương Thức Thanh Toán T/T ( Telegraphic Transfer)
TT: (Telegraphic Transfer – chuyển tiền bằng điện) thuộc hình thức thanh toán tín dụng By remittance – By transfer. Cách thức giao dịch đơn giản và ít được khuyến khích sử dung với giao dịch giá trị lớn, đối tác làm việc lần đâu.
Người mua sẽ ra ngân hàng của bên mua thực hiện lệnh chuyển tiền tới số tài khoản của bên bán cung cấp. Thực tế thanh toán T/T có 2 trường hợp chính: chuyển tiền trả trước và chuyển tiền trả ngay hoặc trả sau.
***Quy Trình Thanh Toán TT – Trả Trước
B1: Người mua đến ngân hàng của người mua ra lệnh chuyển tiền để trả cho nhà xuất khẩu.
B2: Ngân hàng người mua gửi giấy báo nợ đến người mua.
B3: Ngân hàng bên mua chuyển tiền cho ngân hàng bên bán.
B4: Ngân hàng người bán gửi giấy báo có cho người bán.
B5: Người bán giao hàng và bộ chứng từ hàng hóa cho người mua.
***Quy trình thanh toán TT – Trả sau:
B1: Nhà xuất khẩu giao hàng và bộ chứng từ hàng hóa cho nhà nhập khẩu
B2: Nhà nhập khẩu lệnh cho ngân hàng người mua chuyển tiền để trả.
B3: Ngân hàng phục vụ người mua gửi giấy báo nợ cho nhà nhập khẩu
B4: Ngân hàng nhập khẩu thực hiện giao dịch chuyển tiền cho ngân hàng xuất khẩu
B5: Ngân hàng bên bán gửi giấy báo có cho bên bán.
Hình thức chuyển tiền trả sau này ít áp dụng vì bên bán lúc nào họ cũng muốn nắm đằng cán trừ khi đối tác của họ là một khách hàng lâu năm và có uy tín.
Những nghiệp vụ ngân hàng cần biết và quy trình thực hiện chuyển tiền khi thanh toán T/T
Khi thanh toán chuyển tiền TT ngân hàng sẽ thực hiện những nghiệp vụ cơ bản sau:
(1) tiếp nhận hồ sơ xin chuyển tiền;
(2) Kiểm tra hồ sơ chuyển tiền đi;
(3) Lập điện chuyển tiền và
(4) Hạch toán – Lưu hồ sơ
Đối với, nhà nhập khẩu và xuất khẩu trong giao dịch, để thực hiện thanh toán T/T cần thực hiện những chứng từ theo mẫu sau, mỗi ngân hàng phục vụ sẽ có mấu chứng từ riêng, lần đầu thường yêu cầu đầy đủ, các lần sau lược giản hơn
(1) Hợp đồng mua bán ngoại thương, nhiều TH chỉ cần dùng PI (Proforma Invoice)
(2) Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu
(3) Ủy nhiệm chi ngoại tệ và phí chuyển tiền
Nhà nhập khẩu thực hiện giao dịch cần làm đơn chuyển tiền tới ngân hàng thương mại có uy tín, được cấp phép giao dịch thương mại quốc tế, Nội dung trong đơn thể hiện các thông tin sau:
(1) Tên địa chỉ của người hưởng lợi, số tài khoản nếu người hưởng lợi yêu cầu
(2) Số ngoại tệ xin chuyển cần ghi rõ bằng số và bằng chữ, loại ngoại tệ
(3) Lý do chuyển tiền
(4) Những yêu cầu khác
(5) Ký tên, đóng dấu
Ưu nhược điểm của phương thức thanh toán T/T
Trong các phương thức thanh toán quốc tế thì Telegraphic Transfer (T/T) là phương thức thanh toán đơn giản nhất Tốn ít chi phí – vai trò của ngân hàng trong phương thức này chỉ là đơn vị trung gian chuyển tiền cho nhà nhập khẩu tới nhà xuất khẩu Thanh toán T/T thì ngân hàng không cần quan tâm bộ chứng từ và cũng không cần xuất trình chứng từ ở nhà xuất khẩu hoăc nhập khẩu. Rủi do với thanh toán TT trước sẽ có ở nhà nhập khẩu ( gửi tiền không nhận được hàng, hoặc hàng hóa sai, kém chất lượng) Rủi do TT trả sau với nhà xuất khẩu ( gửi hàng nhưng phải đi đòi tiền bằng niềm tin, vì nhà nhập khẩu đã cầm hàng – chứng từ có thể trả hoặc mãi chưa thanh toán hết.
Vì vậy TT chỉ nên áp dụng với giao dịch có giá trị nhỏ, đối tác làm ăn đã quen và được dùng kết hợp trong các phương thức thanh toán khác như:
TT – L/C, TT/ DP , TT- D/A.
Cảm ơn Linh đã gửi câu hỏi tới trung tâm, hy vọng bài viết này đã giúp em giải đáp những thắc mắc đang gặp phải.
Trân trọng !
Chuyên mục: Hỏi Đáp