TTL là gì?

TTL là thời gian bản ghi cấu hình tên miễn (record) có thể tồn tại trên internet, được máy chủ DNS trung gian hoặc router ghi nhớ. Theo đó, hãy cùng Mắt Bão tìm hiểu chi tiết hơn về khái niệm “TTL là gì?” cũng như các thông tin cấu hình khác nhé!

*

TTL là từ viết tắt của time to live – thời gian tồn tại

TTL (từ viết tắt của Time to live, tạm dịch là “Thời gian tồn tại”) là một khái niệm chuyên ngành được dùng trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Khái niệm TTL còn được dùng đồng thời trong CDN cachingDNS caching.

Bạn đang xem: Ttl là gì

Giá trị TTL thường được tính bằng giây. Theo đó, TTL càng lớn thì máy chủ DNS sẽ ghi nhớ thông tin trong thời gian càng lâu. Điều này đồng nghĩa với việc khi thay đổi tên miền website trên DNS chính thì thời gian cập nhật thông tin trên máy chủ DNS trung gian sẽ bị chậm đi.

Ngoài TTL, còn có một số khái niệm cơ bản khác liên quan đến máy chủ DNS mà chúng ta cần tìm hiểu, lần lượt là CNAME, DomainKeysDKIM.

DNS là gì?

DNSlà viết tắt của cụm từDomain Name System, mang ý nghĩa đầy đủ làhệ thống phân giải tên miền. DNS được phát minh vào năm 1984 cho Internet, chỉ một hệ thống cho phép thiết lập tương ứng giữa địa chỉ IP vàtên miền.

Chi tiết vui lòng xem bài viết:

DNS là gì? Tầm quan trọng của DNS trong thế giới mạng

Các khái niệm liên quan đến TTL

Các thuật ngữ liên quan đến TTL là gì? Ở phần này Mắt Bão sẽ mang đến các kiến thức liên quan đến TTL là gì để giúp độc giả hiểu hơn về nó. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về:

CNAMEDomainKeysDKIM (DomainKeys Identified Mail)

*

Ngoài TTL, bạn cũng cần biết những khái niệm khác được sử dụng trong DNS

CNAME là gì?

CNAME (từ viết tắt của Canonical name record) là bản ghi bí danh. CNAME có khả năng gắn nhiều tên miền vào cùng một server. Hay nói một cách dễ hiểu hơn thì nó giúp một địa chỉ IP được nhiều tên miền trỏ về cùng lúc.

DomainKeys là gì?

DomainKeys là dạng email chứng thực được hệ thống tạo ra với mục đích xác minh DNS tên miền của một email và gửi đi tin nhắn tích hợp. Thông qua hệ thống intemail, những đặc điểm của DomainKeys được dùng để tạo ra một giao thức gọi là DKIM (DomainKeys Identified).

DKIM (DomainKeys Identified Mail) là gì?

DKIM là một phương pháp xác thực được tạo ra để phát hiện các email giả mạo. Nó chứng thực email bằng chữ ký số của domain gửi thư, trong đó khóa công cộng thường được ghi lại công khai trên DNS dưới dạng một TXT record.

Để một chữ ký số được coi là hợp lệ, bạn cần đảm bảo rằng một số phần của email (có thể bao gồm cả tệp đính kèm) không bị sửa đổi sau khi chữ ký được thêm vào. Thường thì chữ ký số DKIM sẽ không được hiển thị cho người dùng cuối mà được hệ thống đọc và xác nhận.

DKIM có 2 nhiệm vụ chính, đó là:

Giúp email của bạn không bị hiểu lầm là thư spam.Là một phương pháp hiệu quả giúp xác thực nguồn gốc email.

Lưu ý, DKIM chỉ có tác dụng chứng thực bức thư là thật (có địa chỉ người gửi rõ ràng, tên miền thật) chứ không chống spam.

Cách thức hoạt động của TTL là gì?

*

TTL xác định thời gian của gói thông tin được truyền đi trong môi trường internet

Khi một gói thông tin (packet) được tạo ra và chuyển đi trong môi trường internet, có thể nó sẽ được gửi liên tục từ router này sang router khác vô thời hạn. Do đó, để hạn chế vấn đề này, các packet được thiết kế với thời gian tồn tại (TTL) nhất định. Vai trò của các gói tin TTL lúc này là xác định thời gian packet được phép lưu hành và giúp người dùng gửi/nhận thông tin về đường dẫn của gói tin qua mạng internet.

Mỗi packet sẽ chứa một giá trị số, tương ứng với thời gian lưu chuyển trong mạng internet. Mỗi lần router nhận được packet, nó sẽ tự động trừ đi thời gian TTL và chuyển đến vị trí router tiếp theo. Cứ như vậy, cho đến thời điểm TTL bằng 0, router sẽ loại bỏ packet và gửi tin nhắn ICMP cho máy chủ DNS chính.

Có hai network command (lệnh) được sử dụng phổ biến trong môi trường intelà ping và traceroute. Cả hai lệnh này đều sử dụng TTL. Khi dùng lệnh traceroute, một loạt các gói thông tin theo chuỗi tuần tự ngày càng cao sẽ được gửi tới đích thông qua internet.

Các trường hợp sử dụng TTL khác là gì?

*

TTL có thể dùng để xác định thời gian nội dung được lưu trữ trong bộ nhớ cache của CDN trước khi một bản sao mới xuất hiện

Ngoài việc xác định các packet trên internet, TTL còn được sử dụng để lưu trữ thông tin trong một khoảng thời gian nhất định.

Theo đó, CDN (Content Delivery Network) dùng TTL để xác định thời gian nội dung được lưu trữ trong bộ nhớ cache của edge server CDN trước khi một bản sao mới xuất hiện và cập nhật vào CDN từ server gốc. Bằng cách thiết lập thời gian TTL hợp lý, CDN có thể cung cấp nội dung được cập nhật cho người dùng một cách nhanh chóng mà không cần gửi yêu cầu liên tục tới server gốc. Tính năng này giúp CDN có thể cung cấp nội dung tới người dùng một cách nhanh chóng, nâng cao tốc độ hiển thị trang và giảm băng thông cho server gốc.

Xem thêm: Tổ Chức Sự Kiện Là Gì, Bí Quyết Cho Một Sự Kiện Thành Công

Còn đối với DNS record, TTL là một giá trị xác định, dùng để chỉ thời gian máy chủ bộ nhớ đệm DNS có thể ghi nhớ và lưu trữ một bản ghi DNS trước khi tiếp nhận và nhận bản ghi mới từ máy chủ DNS chính.

Liên quan đến TTL, bạn có thể tìm hiểu thêm về CDN là gì trong bài viết:

Cách tạo bản ghi CNAME

*

Bản ghi CNAME thường được dùng để tạo ra bản record theo một giá trị có sẵn

Trong phần 1 của bài viết, bạn đã được làm quen với khái niệm CNAME, TTL là gì?. Vậy bản ghi CNAME (Cname record) là gì?

Bản ghi CNAME được dùng để tạo một bản record theo giá trị có sẵn. Nếu dữ liệu cũ được chỉnh sửa, dữ liệu mới cũng sẽ có những thay đổi tương ứng. CNAME record còn có tác dụng xác thực các dịch vụ cung cấp của Google như:

Chứng thực tên miền, ứng dụng Các dịch vụ trực tuyến khác.

Muốn thực hiện khai báo một bản ghi CNAME, bắt buộc bạn phải có bản ghi kiểu A để khai báo tên máy. Lúc đó, tên miền trong bản ghi CNAME sẽ được trỏ đến địa chỉ IP của Canonical Domain (tên miền chính). Còn các tên miền khác nếu muốn trỏ về cùng một địa chỉ server trên thì sẽ được gọi là Alias Domain (“bí danh” của Domain chính) và cũng được khai báo.

Ví dụ bạn có thể trỏ blog.mydomain.com, FTP.mydomain.com, mail.mydomainđến một tên khác là mydomain.com. Như vậy, mydomainnày trỏ về IP nào, thì các tên kia cũng sẽ trỏ về IP đó.

Ví dụ:

Name: www, FTP,Host: Nhập tên host (Ví dụ: mydomain.com)

*

Tạo bản ghi CNAME cho tên miền chính

Bước 2: Click vào Tab “Tên miền” ngay phía trên Menu. Tại bảng danh sách tên miền, click vào chi tiết tên miền mà bạn cần thực hiện cấu hình DNS.Bước 3: Từ bên trái màn hình bạn click vào mục “Quản lý DNS” để bắt đầu cấu hình DNS cho tên miền của bạn.

Sau đó bạn cấu hình như hình sau:

Thông tin minh họa:

Host : wwwLoại: CNAMEGiá trị: dns.ladipage.vn

*

Host :
Loại: AGiá trị: 13.229.38.226 hoặc IP mà Landing Page cung cấp cho bạn

*

Tạo bản ghi CNAME cho subdomain

Để khai báo bản ghi CNAME (CNAMErecord) cho subdomain, bạn cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Đăng nhập vào hệ thống DNS Control (Quản lý DNS) ởID Portal.

Bước 2: Click vào tên domain đã được thêm vào hệ thống.

Bước 3: Lúc này, màn hình hiển thị một bảng với các trường thông tin như sau:

DNS record: Chọn CNAME muốn khai báo.Host: Điền giá trị tên subdomain. Ở ví dụ này là sanphamGiá trị: Điền giá trị của CNAME. Ở đây hiện đang là dns.ladipage.vn.

*

Lưu ý, tên domain đã được xác định nên bạn cần điền tên đầy đủ và không được ghi số IP.

Tạo bản ghi CNAME để xác thực các dịch vụ trực tuyến

Trong phần này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách khai báo để xác thực hai dịch vụ của Google là Google mail và Google Apps. Cụ thể như sau:

Bước 1: Đăng nhập vào hệ thống DNS Control.

Bước 2: Click vào tên domain đã được thêm vào hệ thống.

Bước 3: Lúc này, màn hình hiển thị một bảng thông tin. Tương tự như khi tạo bản ghi cho subdomain, bạn cần nhập các giá trị yêu cầu để tạo bản ghi CNAME cho Google mail. Cụ thể như sau:

DNS record: Chọn CNAME.Tên: Khai báo giá trị tên subdomain cần xác thực.Giá trị: Điền giá trị xác thực ở điểm đến.

Riêng đối với G Suite bạn cần sử dụng MX Record thay vì CNAME cụ thể trong bài viết sau:

Lưu ý, sau khi thực hiện xong các bước này, để hoàn thành việc khai báo bản ghi CNAME cho Google Apps, bạn phải xóa bản ghi A của domain chính.

Xem thêm: Tải Bida Zingplay – Download Game đánh Bida Miễn Phí

Tổng kết

Các bài viết có chủ đề tương tự:

Trên đây là các kiến thức cơ bản về TTL, CNAMEDKIM. Gặp rắc rối trong quá trình cấu hình tên miền? Khi đăng ký tên miền tại Mắt Bão, bạn sẽ được tư vấn viên hỗ trợ thiết lập chi tiết nhất có thể. Hiện nay Mắt Bão đang có chương trình ưu đãi khi khác hàng đăng ký tên miền .top, click vào đường dẫn để tìm hiểu thêm về ưu đãi.

Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu hơn về hệ thống máy chủ DNS. Hiểu được khái niệm TTL là gì và có thể làm chủ các hoạt động của website trên internet. Hãy áp dụng chúng ngay hôm nay!

Chuyên mục: Hỏi Đáp