Bài viết được tham vấn chuyên môn với Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Hoàng Đăng Mịch – Trưởng khoa Khám bệnh & Nội khoa – Khoa khám bệnh và Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.
Bạn đang xem: Tsh là gì
Các xét nghiệm đánh giá chức năng tuyến giáp gồm TSH, T4 toàn phần, FT3, TSI và những thành phần khác đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh lý tuyến giáp.
Tuyến giáp là một tuyến nhỏ có hình bướm, nằm ở trước cổ. Chức năng chính của tuyến giáp là sản xuất hormone điều hòa hoạt động của các tế bào và các mô cơ quan trong cơ thể. Hormone tuyến giáp ảnh hưởng tới tốc độ trao đổi chất của cơ thể và nồng độ của một số loại khoáng chất trong máu.
Tuyến giáp sản xuất ra 2 loại hormone và phóng thích vào máu. 2 trong số chúng là thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3) có nhiệm vụ tăng tốc độ trao đổi chất của cơ thể.
Để sản xuất ra T3 và T4, tuyến giáp cần i-ốt. Gọi tắt là T4 vì trong phân tử nó có 4 nguyên tử i-ốt và tương tự, T3 có chứa 3 nguyên tử i-ốt. Trong các tế bào và mô của cơ thể, T4 được khử 1 i-ốt để chuyển thành T3. T3 có hoạt tính sinh học gấp 5 lần T4, ảnh hưởng tới hoạt động của các tế bào và mô cơ thể.
Hoạt động của tuyến giáp được điều khiển bởi hormone sản xuất bởi vùng dưới đồi và tuyến yên của não bộ. Vùng dưới đồi nhận các tín hiệu về trạng thái của các chức năng trong cơ thể. Khi vùng dưới đồi nhận thấy nồng độ T3 và T4 thấp hoặc tỷ lệ trao đổi chất của cơ thể thấp, nó sẽ giải phóng ra hormone thyrotropin-releasing (TRH). TRH đi đến tuyến yên qua hệ thống mạch máu, kích thích tuyến yên tiết ra hormone kích thích tuyến giáp (TSH).
TSH được sản xuất từ tuyến yên vào máu, đi đến tuyến giáp. Tại tuyến giáp, TSH kích thích các tế bào tuyến giáp sản xuất nhiều T3 và T4 hơn. Sau đó, T3 và T4 sẽ được phóng thích vào máu, làm nhiệm vụ tăng cường hoạt động trao đổi chất của các tế bào trong cơ thể.
Xem thêm: Thunderbolt 3 Là Gì – Cổng Cùng Những Lợi ích Của Nó
Các xét nghiệm tuyến giáp gồm:
Thyroxine (T4): Xét nghiệm T4 toàn phần giúp đo lường toàn bộ lượng thyroxine trong máu, đo lường chức năng giáp. Tuy nhiên, việc đo lường T4 toàn phần chịu ảnh hưởng khá nhiều bởi lượng protein trong máu vì protein có thể gắn kết T4 với hồng cầu, biến T4 thành dạng hoạt động. Ngược lại, T4 tự do (Free T4 – FT4) không bị ảnh hưởng bởi lượng protein trong máu, được xem là dạng hoạt hóa của thyroxine. Nếu nghi ngờ một vấn đề mới xuất hiện, xét nghiệm T4 sẽ được thực hiện cùng với xét nghiệm chỉ số TSH;Triiodothyronine (T3): Là hormone giáp dạng hoạt động, được tạo ra từ T4. Xét nghiệm T3 toàn phần giúp đo lường lượng Triiodothyronine lưu hành trong máu (gồm cả T3 gắn kết protein và không gắn kết protein). Tuy nhiên, chỉ có T3 gắn kết protein mới có khả năng vận chuyển oxy và năng lượng tới các tế bào. Xét nghiệm T3 tự do (Free T3 – FT3) chỉ đo hàm lượng T3 gắn kết với protein (T3 ở dạng hoạt động);Kháng thể Thyroid peroxidase (TPOAb): Là loại kháng thể do cơ thể sản xuất, vô tình tấn công và phá hủy các mô tuyến giáp khỏe mạnh. Khi xuất hiện kháng thể này, chứng tỏ bệnh nhân mắc bệnh tự miễn tuyến giáp như viêm giáp Hashimoto hoặc Grave. Còn TSI (Globulin miễn dịch kích thích tuyến giáp) là kháng thể kích thích tuyến giáp tăng cường hoạt động và sản xuất quá mức lượng hormone giáp vào máu;Thyroglobulin (Tg): Là một protein được sản xuất bởi tuyến giáp. Sự hiện diện của Tg trong máu là dấu hiệu cho thấy mô tuyến giáp vẫn còn sau khi thực hiện phẫu thuật cắt giáp hoặc xạ trị. Xét nghiệm này có giá trị trên những bệnh nhân ung thư tuyến giáp nhằm phát hiện tế bào ung thư còn sản xuất Tg nữa hay không so với trước khi điều trị ung thư; xác định kết quả điều trị ung thư và phát hiện khả năng tái phát ung thư sau điều trị;
Các chỉ số xét nghiệm chức năng tuyến giáp ở người bình thường khỏe mạnh là:
Chỉ số TSH: 0,4-4,0 mU/L;Chỉ số T4: 60-140 nmol/L;Chỉ số FT4: 10-26 pmol/L;Chỉ số T3: 1,1-2,7 nmol/L;Chỉ số FT3: 3,5-7,8 pmol/L.
Chỉ số TSH cao và FT4 thấp cảnh báo suy giáp nguyên phát do bệnh ở tuyến giáp như viêm tuyến giáp Hashimoto;Chỉ số TSH thấp và FT4 thấp cảnh báo suy giáp thứ phát do bệnh liên quan đến tuyến yên hoặc do sự phản ứng của các bệnh không phải ở tuyến giáp;Trong trường hợp chỉ số TSH tăng nhẹ nhưng chỉ số FT4 vẫn nằm trong giới hạn tham chiếu bình thường thì là dấu hiệu cảnh báo suy giáp không triệu chứng;Nếu kết quả xét nghiệm tuyến giáp ban đầu có dấu hiệu rối loạn chức năng tuyến giáp hoặc nghi ngờ mắc bệnh tuyến giáp tự miễn, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện thêm một hoặc nhiều xét nghiệm kháng thể của tuyến giáp như TPOAb, TgAb và TRAb.
Chỉ số hormone tuyến giáp có thể chịu ảnh hưởng bởi một số yếu tố như: thời gian khá nhau trong ngày, phòng xét nghiệm khác nhau, mang thai, tuổi tác, thuốc sử dụng điều trị rối loạn tuyến giáp, mắc bệnh nặng, ảnh hưởng sau khi dùng một số thực phẩm,…
4. Điều trị cường giáp tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City
Nếu có những biểu hiện như sụt cân nhanh không rõ nguyên nhân, đổ mồ hôi, nhịp tim nhanh, mệt mỏi, kích ứng mắt, thường xuyên đi tiêu hoặc tiêu chảy,… hay những triệu chứng liên quan tới cường giáp, tốt nhất bệnh nhân nên đi khám tại các bệnh viện lớn để được chẩn đoán, xét nghiệm đánh giá chức năng tuyến giáp.
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City đang là địa chỉ cung cấp gói khám nội tiết, xét nghiệm đánh giá chức năng tuyến giáp và điều trị bệnh tích cực, hiệu quả cho mọi bệnh nhân. Chuyên khoa Nội tiết của bệnh viện là nơi quy tụ của các y bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn vững vàng và luôn hết lòng vì sức khỏe bệnh nhân. Đồng thời, bệnh viện còn được trang bị hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, cơ sở vật chất tiện nghi, hỗ trợ tốt nhất cho công tác chẩn đoán và điều trị bệnh.
Xem thêm: Javascript Là Gì – Viết ứng Dụng Javascript đầu Tiên
Phó Giáo sư. Tiến sĩ Hoàng Đăng Mịch có trên 42 năm làm nghề y, có thế mạnh trong các lĩnh vực chuyên khoa về Gan – Thận – Bệnh lý miễn dịch… Hiện tại, bác sĩ đang là Cố vấn chuyên môn Nội tổng quát khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.
Chủ đề: Thyroglobulin Nội tiết Rối loạn chức năng tuyến giáp Chỉ số T4 Xét nghiệm đánh giá chức năng tuyến giáp Kháng thể Thyroid peroxidase Hormone TSH Cường giáp
Chuyên mục: Hỏi Đáp