Giới thiệu

Tin tức – Sự kiện Đào tạo – Bồi dưỡng Thông tin tư liệu Đề tài – Bài viết
Giới thiệu Tin tức – Sự kiện Đào tạo – Bồi dưỡng Thông tin tư liệu Đề tài – Bài viết

*

Sự bứt phá trong phát triển kinh tế của tỉnh Bạc Liêu, nhiệm kỳ 2015 – 2020 Điều kiện cơ bản hình thành nền kinh tế tri thức Một số vấn đề trao đổi về nội dung và phương pháp giảng dạy chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên ở Trường Chính trị Châu Văn Đặng Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về thực hiện quyền con người trong giai đoạn hiện nay Chủ nghĩa Mác bàn về vị trí, vai trò của người phụ nữ trong sự phát triển các hình thức hôn nhân và gia đình trong lịch sử Nâng cao chất lượng hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân Quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế tri thức trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH ở nước ta hiện nay Phát huy truyền thống yêu nước trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay Một số giải pháp đẩy mạnh thực hiện dân chủ tại các đơn vị sự nghiệp công lập Đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu hướng đến sự phát triển bền vững
Giới thiệu Tin tức – Sự kiện Đào tạo – Bồi dưỡng Thông tin tư liệu Đề tài – Bài viết
Liên kết web
– Chọn Website – Khoa học – Tư liệu Báo người lao động Tin tức – Sự kiện

*

*

Thăm dò
Thống kê truy cập
nullLòng yêu nước – nét đặc trưng của truyền thống dân tộc Việt Nam
Tin tổng hợp
Màu chữ Cỡ chữ

*
*

Lòng yêu nước – nét đặc trưng của truyền thống dân tộc Việt Nam
Dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Lịch sử của dân tộc Việt Nam đã được viết bằng máu và mồ hôi của nhiều thế hệ ông cha đã làm nên biết bao kỳ tích anh hùng, những trang sử vẻ vang đầy khí thế.

Bạn đang xem: Truyền thống yêu nước là gì

Chính những điều đó đã tạo nên truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam mà trong đó nổi bật nhất là lòng yêu nước – một truyền thống cao quý vừa được hun đúc và phát huy suốt trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Mỗi người Việt Nam đều có quyền tự hào về những trang sử hào hùng của dân tộc, những người đã hy sinh để bảo vệ mảnh đất quê hương. Những người đã viết nên thiên sử của dân tộc và sẽ luôn là hành trang của các thế hệ người Việt Nam.

V.I.Lênin từng nói “Lòng yêu nước là một trong những tình cảm sâu sắc nhất được củng cố hàng trăm năm, hàng nghìn năm tồn tại của các tổ quốc biệt lập”. Lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam được hình thành từ đó và đã trở thành điểm cốt lõi của bản sắc văn hóa Việt Nam, là sợ dây bền chặt gắn bó, cố kết con người Việt Nam tạo thành sức mạnh chống giặc ngoại xâm, giữ gìn bảo vệ non sông bờ cõi, đó chính là nét đặc trưng của truyền thống dân tộc Việt Nam. Chính nhờ sức mạnh diệu kỳ ấy mà dưới ách đô hộ hơn một nghìn năm của phong kiến phương Bắc, dân tộc ta đã không bị khuất phục, không bị đồng hóa mà liên tiếp dựng cờ khởi nghĩa chống quân xâm lược. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã mở ra thời kỳ độc lập thật sự cho dân tộc, với tinh thần bất khuất và ý chí kiên cường ông cha ta đã nhiều lần đánh thắng những kẻ thù xâm lược lớn mạnh hơn nhiều lần như: nhà Tiền Lê, nhà Lý chống quân xâm lược Tống, nhà Trần ba lần chống quân Mông – Nguyên,… thông qua các cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm, lòng yêu nước đã trở thành sợ dây kết nối toàn dân tộc, gắn bó cộng đồng để cùng nhau bảo vệ lãnh thổ, bảo vệ nền độc lập của dân tộc, không chịu khuất phục trước quân thù. Trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh có đoạn “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.

Lịch sử thành văn của dân tộc Việt Nam rất hiếm hoi, nhưng không vì thế mà các vua Hùng, Hai Bà Trưng, Bà Triệu, các triều đại: Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần… bị lãng quên trong mỗi người dân Việt Nam. Trái lại, càng ít sử liệu thì những quá khứ hào hùng ấy càng bám sâu vào tâm trí của các thế hệ người Việt Nam và được truyền từ đời này sang đời khác. Trong mỗi thời kỳ lịch sử, lòng yêu nước luôn có những biểu hiện riêng, do điều kiện lịch sử cụ thể và hệ tư tưởng quy định nhưng mục đích duy nhất là bảo vệ và gìn giữ bờ cõi non sông đất nước, bảo vệ nền độc lập dân tộc.

Xem thêm: Vì Sao Giới Trẻ Mê Mẩn Sách Nhà Giả Kim Là Gì

Trong công cuộc đổi mới hiện nay, để giáo dục lòng yêu nước cho thế hệ trẻ, chúng ta không chỉ ghi lại những trang sử hào hùng của dân tộc để biết những chuyện đời xưa một cách máy móc, mà thông qua những sự kiện, hiện tượng lịch sử để làm nổi bậc thêm phẩm chất, đạo đức, tình cảm của dân tộc Việt Nam. Giáo dục lòng yêu nước như một vũ khí sắc bén trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước trong giai đoạn hiện nay. Giáo dục cho thế hệ trẻ lòng yêu nước cũng chính là giáo dục thái độ đúng đắn đối với các bậc ông cha đã đi trước. Giáo dục lòng yêu nước là một hoạt động mang tính nguyên lý, đạo đức của người Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử, các thời đại. Lòng yêu nước cũng là những nguyên lý đạo đức tìm ẩn trong tâm trí sâu xa của mọi người dân Việt Nam, khiến cho họ tự nhiên phản ứng đúng với lẽ phải, đúng với quyền lợi và danh dự của dân tộc, khi đụng chạm đến sự cố nào đó. Lòng yêu nước không có sẵn khi dân tộc xuất hiện, đó là tất cả những giá trị tinh thần được hình thành và phát triển cùng với lịch sử của dân tộc. Ngày nay giáo dục lòng yêu nước là phải giáo dục niềm tự hào chính đáng về dân tộc và truyền thống dân tộc, giáo dục lòng trung thành và đức hy sinh vì Đảng, vì Tổ quốc, dân tộc và Nhân dân.

V.I.Lênin đã từng cảnh báo: “quên quá khứ là phản bội”, nhân thức sâu sắc đều đó, chúng ta luôn coi trọng việc đưa tuổi trẻ quay về với lịch sử dân tộc, với những gì cao đẹp và hào hùng của ông cha ta, đó là quá khứ của một dân tộc anh hùng với những chiến công hiển hách, những trang sử chói ngời ấy sẽ không bao giờ phai theo thời gian. Nó sẽ được sống mãi trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Phải làm cho quá khứ ấy được khơi dậy trong lòng mỗi người – Chúng ta khơi dậy lịch sử, quay lại quá khứ không phải để tự mãn về những gì ông cha ta đã làm được, không phải để khoét sâu thêm mâu thuẫn và thù hằn dân tộc, mà chính qua đó để giáo dục cho thế hệ trẻ biết được thế nào là lòng yêu nước, tình yêu Tổ quốc. Nếu chúng ta không hiểu đúng về quá khứ, cội nguồn của dân tộc thì khó có thể có lòng yêu nước, một tình yêu Tổ quốc đúng nghĩa.

Xem thêm: Vì sao có sự phản ứng khác nhau về cuộc đảo chính là gì ?

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sống vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Biểu hiện cao nhất của lòng yêu nước là có ý thức rõ ràng, sâu sắc về nền độc lập dân tộc, coi độc lập dân tộc là thiêng liêng bất khả xâm phạm. Yêu nước là phải giữ gìn nền độc lập, tự do của dân tộc./.

Chuyên mục: Hỏi Đáp