CTYPE html PUBLIC “-//W3C//DTD XHTML 1.0 Transitional//EN” “http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-transitional.dtd”> » Bài 4: Theo Platon, trừu tượng là gì?

*

*

*

Bàn luận

Tác phẩm phái sinh: hiểu sao cho đúng?

Khi kết luận tác phẩm phái sinh cần phải nêu rõ nó thuộc dạng nào: phóng tác, chuyển thể, chuyển soạn hay biên soạn

*

 SOI: Các bạn đã đi qua 3 bài về 3 khái niệm căn bản của Platon, cũng như dụ ngôn cái hang, để hôm nay, vào vấn đề then chốt nhất mà loạt bài này hướng tới: “Trừu tượng là gì?”, mà như một lần trong một cuộc thảo luận đã nêu ra, là “trừu cái tượng”? hay “tượng nó trừu”?

Cảm ơn kiến trúc sư Phó Đức Tùng, và mong nhận được nhiều thảo luận của các bạn quan tâm đến lĩnh vực này.

Bạn đang xem: Trừu tượng là gì

*

Wassily Kandinsky – Không đề

Khái niệm trừu tượng theo đúng nghĩa được coi là có khởi nguồn trong triết học Platon

Chữ Form viết hoa trong thuyết Platon, đồng nghĩa với từ Idea của ông, được coi là hình dung triết học hoàn chỉnh quan trọng nhất về một abstract object, tức là vật thể trừu tượng. Có thể gọi đầy đủ đây là Abstract Form. Vì thế, chỉ cần xét các đặc điểm của Form này là ta sẽ hiểu thế nào là một vật thể trừu tượng tuyệt đối:

a. Phi vật thể – nonmaterial, phi thời gian atemporal, phi không gian – aspatial,…

Đây có lẽ là đặc điểm hay được dùng nhất, hay liên tưởng nhất của khái niệm trừu tượng. Sau này, những gì không có tính vật chất thường hay được gọi là trừu tượng. Đặc điểm này chủ yếu dùng để phân biệt nó với cái tượng thông thường, tức là hình ảnh của vật cụ thể. Trong một số khái niệm trừu tượng đương đại, những đặc điểm khác sau đây của Form Platon sẽ có thể không còn được công nhận, mà chỉ còn lại tính phi vật thể, phi thời gian, không gian này. Vì những đặc điểm này là đặc điểm phủ định, âm bản, tức là vật thể trừu tượng “không là” cái gì, chứ không phải nó “là cái gì”, nên việc xác định tính trừu tượng này còn được gọi là “the way of negation”, là một trong những cách xác định.

b. … nhưng vẫn là tượng, là Form

“Trừu” nghĩa là “rút ra”. “Trừu tượng” tức là hình ảnh được rút ra, (tương tự như “ấn tượng” là hình ảnh được in vào, “biểu tượng” là hình ảnh tiêu biểu, “tưởng tượng” là hình ảnh được tưởng ra.) Một hình ảnh được rút ra thì vẫn là hình ảnh, trừu tượng vẫn là tượng. Vì thế Platon vẫn dùng chữ Form, cho thấy nó có liên quan về mặt bản chất với chữ form thông thường. Như vậy, chữ trừu tượng có nội dung tự nó, positive là form, chứ không phải chỉ là khái niệm negative là nonmaterial.

Người ta có thể nhận ra tính positive, tính “tượng” này ở khả năng chuyển hóa thành tượng cụ thể. Chẳng hạn khái niệm “tam giác” là trừu tượng, nonmaterial, nhưng có thể được cụ thể hóa thành các hình tam giác khác nhau, bằng gỗ, vẽ trên bảng v.v… Tuy những hình cụ thể này không phải cái tam giác trừu tượng nữa, nhưng rõ ràng vẫn là tam giác.

Trong lý thuyết Platon, ngoài những Form trừu tượng này, không tồn tại khách quan những thứ gì khác không phải Form mà vẫn phi vật thể. Vì thế, Picasso nói người ta không thể hình dung ra cái gì ngoài form, bởi vì cái trừu tượng nhất, phi vật thể nhất, tức là các ý tưởng thì về bản chất vẫn là Form.

c. Tính cốt yếu, substantial

Cái abstract Form là khuôn mẫu lý tưởng, là cái cốt yếu trong mọi sự vật. Nhờ có nó mà ngựa được gọi là ngựa, tròn được gọi là tròn. Nếu không có tính khuôn mẫu, tinh túy này thì abstract form sẽ là vô nghĩa, vì không liên quan.

Xem thêm: Vi Phân Là Gì – Vi Phân Toàn Phần, Vi Phân Hàm Số

Chữ “trừu” tiếng Hán tương ứng với gốc từ abstract tiếng Anh, có nghĩa là rút lấy cái tinh chất, tinh túy. Từ này khác với khái niệm “chiết xuất” hay extract, cũng có thể coi là một loại rút ra, nhưng theo nghĩa là tách một thành phần ra khỏi một hỗn hợp.

Khi ta làm tóm tắt nội dung chính của một cuốn sách dày, ta gọi đó là abstract. Nhưng nếu ta trích từ cuốn sách đó ra một ý mà ta cần, thì gọi là extract. Khi ta lấy bơ ra khỏi sữa thì gọi là abstract, vì bơ được coi là tinh chất của sữa. Trong khi đó tách dầu khỏi nước thì là extract. Nếu ta tạo ra một tinh chất thực vật theo nghĩa một sản phẩm cô đặc, cao toàn tính hay tinh bột của loài thực vật đó, với đầy đủ sự phức tạp đặc trưng của nó, nhưng khối lượng tinh giản, nồng độ cao hơn thì sản phẩm đó được gọi là abstractum. Còn nếu ta tách một chất, chẳng hạn riêng tinh dầu, ra khỏi một loài thực vật, thì gọi là extract.

Trừu tượng do vậy bao giờ cũng phải là một loại tượng tinh chế, nồng độ cao, có tính mẫu mực. Nếu chỉ là phi hình thể không thôi thì chưa thể được coi là trừu tượng.

Vì đặc tính cốt yếu này, người ta có thể tinh chế ra cái trừu tượng từ cái cụ thể, như đã nói ở chương về vai trò nghệ thuật. Sau này, triết học đương đại gọi đó là “the way of abstraction”, cũng là một phương pháp để tạo ra hay xác định vật thể trừu tượng. Trong lĩnh vực nghệ thuật, nói “trừu tượng hóa” có nghĩa là một thủ pháp lược bỏ những hình ảnh riêng, cụ thể của nhiều cá thể cùng tên để tạo ra một hình ảnh tinh chất cho cả họ đó, gọi là Archetyp.

d. Tính chân – truth

Platon phân biệt hai thế giới tồn tại khách quan, có nghĩa là không phải do cảm nhận hay tưởng tượng của đầu óc con người. Đó là thế giới lý tưởng của các Form trừu tượng và thế giới vật lý của các object, vật thể tự nhiên, được coi là bản copy hay mimic từ các form đó. Trong hai thế giới đó, thế giới của các abstract form được coi là chân, còn thế giới các object là giả, theo nghĩa hàng nhái, hàng rởm. Còn cái thế giới hình ảnh mà ta cảm nhận được thì còn không được coi là thực tại, mà là ảo – Illusion. Như vậy, ta thấy trong quá trình copy từ abstract form ra thành object, rồi từ đó thành ảo ảnh thì tính chân mất hoàn toàn.

Xem thêm: Thrust Là Gì

Tính chân, hay ít nhất là sự tồn tại thực khách quan của các vật thể trừu tượng là đặc điểm quan trọng của thuyết Platon. Các quan điểm hiện đại về khái niệm trừu tượng có rất nhiều kiến giải khác nhau về đặc điểm của trừu tượng, nhưng đều thống nhất ở một điểm là chúng có tồn tại dưới dạng object khách quan. Tất cả những người theo cách nghĩ đó đều được gọi là Platonist. Trong khi đó, phe đối lập gọi là Nominalist, cho rằng tuyệt đối không tồn tại bất kỳ một thực thể trừu tượng nào. Vì vậy, trong tranh luận nghệ thuật, nói là không thể tồn tại nghệ thuật trừu tượng cũng không phải là không có cơ sở lý luận. Còn nếu nói là có loại nghệ thuật trừu tượng, thì chắc chắn dây mơ rễ má có họ hàng với Platon.

Chuyên mục: Hỏi Đáp

.tags a {
color: #fff;
background: #909295;
padding: 3px 10px;
border-radius: 10px;
font-size: 13px;
line-height: 30px;
white-space: nowrap;
}
.tags a:hover { background: #818182; }

#footer {font-size: 14px;background: #ffffff;padding: 10px;text-align: center;}
#footer a {color: #2c2b2b;margin-right: 10px;}