Các quan niệm về trùng tang
Theo quan niệm dân gian, trùng tang (còn có cách gọi khách là chết trùng) là hiện tượng một gia đình có người nhà chết đúng vào các giờ trùng, rơi vào kiếp sát, sau đó lần lượt những người thân của người đó cũng chết theo trong khoảng thời gian 49 ngày hay 3 năm sau ngày mất gọi là trùng tang. Hiện tượng trùng tang liên tang tức là trong một gia đình, dòng họ có những tang lễ xảy ra liên tục trong thời gian ngắn. Cổ nhân cho rằng, có một ông “Thần Trùng” là thần hành hạ người chết và sai bảo vong linh về bắt thân nhân của mình.
Bạn đang xem: Trùng tang là gì
Cách tính trùng tang theo quan niệm dân gian
Tuy nhiên theo nhà Phật thì quan điểm trên hoàn toàn không có cơ sở. Bởi lẽ, sinh tử đời người hoàn toàn do nghiệp mà nên, cái chết đối với mỗi người là điều không thể tránh khỏi. Có người chết vì bệnh tật, tai nạn, có người chết do thiên tai, đói rét… Chết ở nhà, chết ngoài đường hay chết ở chợ, chết ở trên đất hay chết ở ngoài sông nước, chết bệnh tật hay an lành, đều là do nghiệp mình đã tạo. Hiện tượng trùng tang là do cộng nghiệp gây ra, hoàn toàn không phải do Thần Trùng sai vong linh về bắt con cháu.Theo nhà vật lý học Nguyễn Hoàng Phương, hiện tượng trùng tang giải thích theo lý thuyết sóng điện từ và trường năng lượng, được hiểu là “một hiện tượng cộng hưởng sóng mang tính chất huyết thống. Do tần số khác nhau nhiều nên theo lý thuyết về nhạc, loại cộng hưởng này mang tên cộng hưởng Harmonic (tần số này là bội số của tần số kia). Đó là cơ chế cộng hưởng Harmonic hình thái huyết thống”.Còn theo quan điểm của ngành thống kê học, trùng tang chỉ đơn giản là sự trùng hợp mang tính ngẫu nhiên. Bản chất của sự trùng hợp là quy luật số lớn trong lý thuyết xác suất và thống kê. Định luật này phát biểu đơn giản như sau: Với một mẫu xét đủ lớn, bất kỳ hiện tượng kỳ lạ nào cũng có thể xảy ra.
Xem thêm: Incentive Là Gì – Nghĩa Của Từ Incentive
Hóa giải trùng tang theo quan niệm dân gian
Những cái chết bất ngờ xảy ra liên tiếp khiến các gia đình vô cùng sợ hãi. Cũng chính từ nỗi lo sợ ấy mà người ta thường tìm đến cách hóa giải là nhốt trùng (hay nhốt vong). Cụ thể, khi xảy ra hiện tượng trùng tang thì các gia đình thường đem gửi “vong hồn” của người thân đã khuất lên một ngồi chùa để “nhốt ma trùng”.Tuy nhiên, theo quan điểm nhà Phật thì đây là phương thức hóa giải không có cơ sở khoa học và thiếu thuyết phục. Chúng ta đều biết rằng, tình cảm huyết thống gia đình là thứ tình cảm thiêng nhất. Khi còn sống, ông bà, cha mẹ là những người dành tình yêu thương bao la cho con cháu, đó là thứ tình cảm máu mủ không thể nào cân đo đong đếm. Khi khi họ chết đi, thứ tình cảm ấy vẫn còn nguyên vẹn, nên hoàn toàn không có chuyện khi đã về với thế giới bên kia, ông bà, cha mẹ lại về bắt con cháu chết cùng. Vậy nên, việc nhốt vong để tránh trùng tang theo quan điểm nhà Phật là hành động bất hiếu.
Xem thêm: Turnover Là Gì – Annual định Nghĩa, Ví Dụ, Giải Thích
Cách hóa giải trùng tang theo quan điểm nhà Phật
Chùa Hàm Long (Thuận Thành, Bắc Ninh) được người dân đồn đại là nơi nhốt trùng lớn nhất cả nước. Tuy nhiên, Hòa thượng Thích Thanh Dũng cho biết: “Ở đây, chúng tôi không có khái niệm “nhốt trùng” hay “bắt trùng” gì cả, đó đều là do người dân tự nghĩ ra. Theo nhà Phật, chúng tôi sẽ có trách nhiệm tụng kinh, cầu siêu thoát cho các “vong hồn” khi người dân mang gửi lên chùa”. Trước đây, các vị sư tổ chùa Hàm Long cũng có một số phương pháp “trấn trùng” bằng cách “yểm” vào các lá bùa. Và mỗi gia đình khi gửi vong đến đây sẽ được phát bùa để đeo trong vòng ba năm nhằm tránh họa. Tuy nhiên ngày nay, chùa Hàm Long không dùng các phương pháp như vậy nữa bởi nó dễ khiến người dân sa vào mê tín dị đoan. Hiện tại, khi nhận các “vong” người dân đến gửi, nhà chùa sẽ tổ chức tụng kinh, niệm phật, cầu nguyện để khai thị, sau đó cầu siêu thoát cho các “vong hồn”. Theo đó, nhà chùa cũng giúp chúng sinh được an tâm, bớt đi sự lo lắng.Trong kinh Địa Tạng, Đức Phật dạy nhà có người mất thì con cháu nên tu phúc, làm chay cúng dường, tu các việc phúc, bố thí, phóng sinh; ấn tống kinh điển, tụng kinh sám hối, hồi hướng phước báu cho người đã mất, thì người mất được phước báu, người sống cũng được phước báu. Như vậy thì người mất, người sống đều được phước báu, nhà được an lành. Đó là cách tu tập để chuyển hóa việc này.Kết luậnCó thể nói, việc phân biệt giữa tín ngưỡng và mê tín dị đoan đôi khi chỉ là một ranh giới hết sức mong manh. Quan niệm “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” nên được hiểu đúng đắn dưới góc độ khoa học chứ không phải theo các quan điểm siêu hình từ hàng ngàn năm trước, khi hiểu biết của con người còn rất sơ khai, mông muội. Thay vì tin vào bói toán gây sợ hãi, hoảng loạn, chúng ta nên làm việc thiện, việc phúc, thờ cúng thành tâm để chuyển hóa được nghiệp của bản thân và gia đình.Hy vọng thông qua bài viết trên hi vọngquý độc giả đã có được cái nhìn tổng quan, đa chiều và những thông tin hữu ích về hiện tượng trùng tang. Cảm ơn bạn đã đọc bài!
Chuyên mục: Hỏi Đáp