Anh-Việt Việt-Anh Nga-Việt Việt-Nga Lào-Việt Việt-Lào Trung-Việt Việt-Trung Pháp-ViệtViệt-Pháp Hàn-Việt Nhật-Việt Italia-Việt Séc-Việt Tây Ban Nha-Việt Bồ Đào Nha-Việt Đức-Việt Na Uy-Việt Khmer-Việt Việt-KhmerViệt-Việt

Bạn đang xem: Trung dung là gì

*
*
*

trung dung

*

khái niệm triết học có thể coi là chủ yếu của đạo Khổng, đồng thời là tên sách, một trong “Tứ thư”, cùng với “Luận ngữ”, “Đại học”, “Mạnh Tử”, là bốn bộ sách kinh điển của đạo Nho. Trung là chính giữa, không thiên về bên nào; dung là lâu bền không thay đổi, cũng có nghĩa là bình thường hàng ngày. 1) Đạo trung thường được ghi trong Kinh thư, cuốn sách vào loại cổ nhất của Trung Quốc, có câu vua Thuấn (Shun) khuyên vua Vũ (Yu): “Duy tinh duy nhất, doãn chấp quyết trung” (Cần xét tinh tường, trước sau như một, tin tưởng thực hiện đạo trung). Đạo “trung” tức đạo chính giữa, giữ vững thăng bằng, không thái quá, không bất cập, không thiên lệch. Muốn được như vậy, phải xét tinh tường mọi mặt, không nghiêng về mặt nào, nhìn rõ sự thật để tìm ra cách ứng xử thoả đáng nhất, đạt hiệu quả cao nhất. “Trung” thường được gắn liền với “hoà”. Sách TD ngay từ chương đầu có câu: “Mừng giận, buồn vui, chưa phát ra gọi là trung, phát ra mà điều tiết đúng gọi là hoà. Trung là góc lớn của thiên hạ, hoà là con đường thông suốt của thiên hạ”. Đoạn sau còn nói: “Thực hiện triệt để trung hoà, thì trời đất được yên vị, muôn vật được nuôi dưỡng”. Như vậy, giữ được tính thăng bằng không thiên lệch, để hoà nhịp với xung quanh, thích nghi với thiên nhiên và xã hội, theo cách nói hiện nay, tức là nghĩ và làm phù hợp với quy luật khách quan, chỉ có thế cuộc sống mới có ý nghĩa và hạnh phúc. 2) Trung chính giữa phải đi đôi với dung (bền vững bình thường, ứng dụng trong đời sống thường ngày). Hai ý “bền bỉ” và “bình thường” là hai cách giải thích khác nhau của tiên nho về chữ dung. Thực ra hai ý trên liên lạc mật thiết với nhau và bổ sung cho nhau: “Trung dung” là đạo trung được thực hiện bền bỉ, thường xuyên, ứng dụng trong công việc thường ngày. Khổng Tử (Kongzi) thường nói: “Đạo trung dung của người quân tử là giữ vững đức hạnh người quân tử, và lúc nào cũng theo đạo trung” (Quân tử chi trung dung dã, quân tử nhi thời trung). 3) Giữ được thăng bằng, không thiên lệch trong ý nghĩ và hành động là một việc khó, giữ được đức “trung” đó cho bền bỉ, đi vào cuộc sống hàng ngày lại càng khó. Tuy nhiên, khó nhưng không phải không thể thực hiện. Sách TD đã vạch ra mấy đức tính thiết yếu để theo đạo này, đó là: a) Kiên trì theo đường đạo lí; b) Thực hiện “Trí”, “Nhân”, “Dũng”, ba đức thành đạt trong thiên hạ; c) Lòng thành, cũng gọi là lòng chí thành: thành thực dốc hết tâm sức vào việc mình làm, thành thực tự xét đoán mình, không tự dấu giếm những sai trái.

ht. Đứng giữa. Không thái quá cũng không bất cập.Tầm nguyên Từ điểnTrung Dung

Tên sách những lởi dạy bảo của Đức Khổng Tử do học trò truyền lại rồi cháu Ngài là Tử Tư chép thành sách gổm 33 chương. Tử Tư dẫn những lời Đức Khổng giảng về đạo Trung dung như sau: Trung hào là tính tình tự nhiên của trời đất, trung dung là đức hạnh của con người. Trung là giữa, không lệch về bên nào, dung là thường, nghĩa dùng đạo trung làm đạo thường. Đạo trung dung thì ai cũng có thể theo được, thế mà không mấy ai chịu theo. Khác nào ai cũng ăn uống cả, nhưng ít người ăn mà biết rõ mùi. Chỉ có thánh nhân mới theo được mà thôi, vì theo đạo ấy cốt phải có ba cái đức là trí, nhân và dũng. Trí là để biết rõ sự lý, nhân là để hiểu điều lành mà làm, dũng là để có cái khí cường kiên mà theo làm cho đến cùng…(theo Nho Giáo Trần Trọng Kim).

Luận như yêu đạo thì Sãi yêu đạo trung dung. Sãi Vãi

Xem thêm: Wscript.exe Là Gì – File Hệ Thống Wscript

*

*

*

Xem thêm: Adequate Là Gì – Nghĩa Của Từ Adequate

trung dung

trưng dụng verb to requisitionLĩnh vực: giao thông & vận tảiexpropriationLĩnh vực: xây dựngrequisitionsự trưng dụngrequisitioningexpropriationsự trưng dụng: expropriationrequisitionlệnh trưng dụng: requisitionsự trưng dụng: requisitionviệc trưng dụng: requisitionrequisitioninglệnh trưng dụng: requisitioningviệc trưng dụng: requisitioningviệc trưng dụng (tài sản): requisitioningphi trưng dụng hóade-requisitioningquyền trưng dụng (trong thời gian chiến)angarysự bãi trưng dụngde-requisitioningtrưng dụng cho quân độicommandeer

Chuyên mục: Hỏi Đáp