CTYPE html PUBLIC “-//W3C//DTD XHTML 1.0 Transitional//EN” “http://www.w3.thienmaonline.vn/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-transitional.dtd”>Tạp chí Xây Dựng Đảng
function FocusOnClick(e , objid){ var obj = document.getElementById(objid); if(!e) var e = window.event; var keyCode = e.keyCode ? e.keyCode : e.which; if(keyCode == 13) { obj.click(); e.returnValue = false; }}//DHCallback control. Programming by Pham Duy (duy120779
yahoo.com)var ctl02_chRight_DP81_PM81_dhPanel_callbackArgs;function ctl02_chRight_DP81_PM81_dhPanel_DoCallback(args , id){ctl02_chRight_DP81_PM81_dhPanel_callbackArgs = args;var context = document.getElementById(id);PrepareForPost(true);WebForm_DoCallback(“ctl02$chRight$DP81$PM81$dhPanel”,args,ctl02_chRight_DP81_PM81_dhPanel_ClientCallback,context,null,false);}function ctl02_chRight_DP81_PM81_dhPanel_ClientCallback(result , context){if(context != null) context.innerHTML = result;}
Trang chủThời sựChính trị Nghị quyết và cuộc sống Tư tưởng Hồ Chí Minh Lý luận Thực tiễn Tổ chức Cán bộ Đảng viên Cơ sở đảng Diễn đàn Sự việc Ý kiến Sinh hoạt đảng Dân với Đảng Gương đảng viên Quốc tế

*

Liên kết websiteBáo Đảng Cộng SảnTC Cộng Sản—————————-Quốc Hội—————————-Bộ Ngoại Giao—————————-Thông Tấn Xã Việt NamBáo Nhân DânQuân Đội Nhân DânQuê HươngBáo Lao ĐộngBáo Hà Nội MớiBáo SGGPVietnam NetThời Báo Kinh TếBáo Đầu TưTin NhanhBáo Bình ĐịnhBáo Người Lao ĐộngGiáo Dục Thời ĐạiTuần Báo Quốc TếBáo Khánh HòaBáo Đồng NaiVDC Media——————————————————–Thủ Đô Hà NộiTP Đà NẵngTP Hồ Chí; MinhTP HuếTP Hải PhòngTP Vũng TàuBắc GiangBắc NinhBình DươngBình PhướcBình ThuậnQuãng NgãiCà MauCần ThơCao BằngĐồng NaiĐồng ThápHà GiangHà NamHòa BìnhLào CaiNghệ AnPhú YênQuảng NamTây NinhThái NguyênThanh HóaTP Hạ Long
Tạp chí Xây dựng Đảng số 9/2019

1. Phân cấp đào tạo, xác định trình độ lý luận chính trị

Việc xác nhận trình độ lý luận chính trị đối với cán bộ, đảng viên đã học lý luận chính trị ở các cơ sở đào tạo ngoài hệ thống trường chính trị của Đảng hoặc đại học chính trị chuyên ngành và sau đại học tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh được quy định như sau: Về sơ cấp, do trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện đào tạo, xác nhận. Về trung cấp, do trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là trường chính trị cấp tỉnh) đào tạo, xác nhận. Về cao cấp, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và các học viện chính trị khu vực (gọi chung là Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) đào tạo, xác nhận.

Từ năm 2018, Ban Bí thư đã giao quyền cho 3 học viện của Bộ Quốc phòng (Học viện Quốc phòng, Học viện Chính trị, Học viện Lục quân) và 3 học viện của Bộ Công an (Học viện Chính trị công an nhân dân, Học viện An ninh nhân dân, Học viện Cảnh sát nhân dân) thí điểm đào tạo và xác nhận trình độ cao cấp lý luận chính trị.

Bạn đang xem: Trình độ lý luận chính trị là gì

2. Quy trình

Ban tổ chức cấp ủy cấp huyện và tương đương; ban tổ chức cấp ủy cấp tỉnh và tương đương; cơ quan tổ chức cán bộ của các ban, cơ quan đảng, đoàn thể, bộ, ngành và tương đương ở Trung ương có trách nhiệm lập danh sách cán bộ, đảng viên có yêu cầu đề nghị xác nhận trình độ lý luận chính trị và chuyển đến cơ sở đào tạo theo phân cấp đối tượng và địa bàn đào tạo. Hồ sơ gồm có: Đơn xin xác định; bản sao bằng tốt nghiệp + bảng điểm đại học (thạc sỹ, tiến sỹ) công chứng; Công văn đề nghị xác nhận của cơ quan, tổ chức gửi về các cơ sở đào tạo được phân cấp để xác nhận. Cụ thể: 1) Trình độ lý luận chính trị sơ cấp: gửi trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện và tương đương. 2) Trình độ lý luận chính trị trung cấp: gửi trường chính trị tỉnh, thành phố. 3) Trình độ lý luận chính trị cao cấp: gửi Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và các học viện khu vực.

Riêng công an, quân đội, gửi hồ sơ theo quy định về Bộ Quốc phòng, Bộ Công an để xác nhận trình độ cao cấp lý luận chính trị.

3. Khó khăn

Căn cứ xác định trình độ lý luận chính trị là lấy nội dung, chương trình sơ cấp, trung cấp, cao cấp lý luận chính trị hiện hành làm chuẩn để so sánh, đối chiếu với nội dung, chương trình đã học (số môn, số tiết). Chương trình đào tạo lý luận chính trị mà người có nhu cầu xác nhận đã học được tính tương đương khi có ít nhất 80% số tiết lên lớp và 3/4 nội dung của chương trình được lấy làm căn cứ để xác định. Nhưng trong thực tế không có chương trình nào đã học có thể bảo đảm được yêu cầu trên. Do vậy, các trường hợp đề nghị xác nhận trình độ lý luận chính trị tương đương cơ bản không đủ điều kiện để được xác định và cấp giấy chứng nhận.

Đối với các trường hợp này trường chính trị cấp tỉnh xem xét còn thiếu môn nào đề nghị học bổ sung cho đủ để được cấp giấy chứng nhận hoặc bằng tốt nghiệp. Nhưng trong thực tế, khi xem xét đối chiếu thì các môn mà cán bộ, đảng viên còn thiếu không giống nhau, bởi các chương trình học của các trường đại học không giống nhau. Vì vậy, việc lựa chọn môn học bổ sung cũng không thống nhất. Hơn nữa, việc tổ chức học bổ sung cho các đối tượng gặp khó khăn do số lượng ít, số môn không trùng nhau.

Các cơ sở đào tạo không thuộc hệ thống trường Đảng có hầu hết các môn học không trùng so với chương trình khung, thừa số tiết ở một số môn nhưng thiếu các môn còn lại. Một số cán bộ đã học trước đây không có bảng điểm (do trường không cấp, cá nhân bảo quản bảng điểm hư hỏng, thất lạc…), một số trường không ghi rõ số tiết, đơn vị học trình, tín chỉ… nên không có căn cứ để xác định tương đương.

Các hệ đào tạo về giáo dục lý luận chính trị của các trường cũng không thống nhất. Đối với các trường đại học, cao đẳng theo một chương trình khác, giáo dục chính trị trong các trường chính trị của Đảng theo hệ khác, yêu cầu khác. Như vậy, trong hệ thống đào tạo giữa các trường đại học và trường chính trị chưa có sự liên thông, từ đó dẫn đến vừa thừa, vừa thiếu, rất khó xác định.

Trong quá trình triển khai xác định trình độ lý luận tương đương cao cấp, trung cấp, sơ cấp, các cơ sở đào tạo đã thực hiện thành lập hội đồng xét, xác nhận trình độ lý luận chính trị tương đương. Hiện có nhiều tỉnh không thực hiện được việc xác nhận tương đương trình độ lý luận chính trị trung cấp như: Điện Biên, Cần Thơ, Hòa Bình, Lai Châu, Lạng Sơn, Hải Dương, Thái Bình, Quảng Bình, Thái Nguyên, Lâm Đồng, Bạc Liêu, Bình Dương… do khó xác nhận và không bảo đảm điều kiện theo quy định để xác nhận. Thực tế cho thấy việc xác định trình độ lý luận chính trị áp dụng theo quy định hiện hành không khả thi.

Xem thêm: Former Là Gì

Chương trình đào tạo của các trường trong Quân đội có những môn được học kết hợp nội dung trong môn công tác đảng, công tác chính trị như: văn hóa – xã hội, xây dựng Đảng, dân vận, nhiệm vụ địa phương… Trình độ cao cấp lý luận chính trị đã có chương trình học hoàn chỉnh tại Học viện Quốc phòng, Học viện Lục quân, Học viện Chính trị. Nhưng trình độ trung cấp lý luận chính trị chưa được xem xét giao quyền đào tạo, xác nhận gây khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện (tình hình này cũng tương tự với các trường trong Công an).

4. Đề xuất

Cần có sự phối hợp giữa Ban Tổ chức Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh với Bộ Giáo dục và Đào tạo để chỉ đạo xây dựng nội dung các môn học lý luận chính trị bám sát với chương trình đào tạo lý luận chính trị hiện hành để có sự kế thừa, liên thông.

Cần đẩy mạnh học bổ sung một số môn học còn thiếu và số môn học chưa bảo đảm đủ số tiết theo quy định để đủ điều kiện cấp bằng tốt nghiệp.

Chỉ đạo cơ quan chức năng xây dựng các chương trình hoàn thiện theo nhóm đối tượng để cấp bằng lý luận chính trị sơ, trung và cao cấp.

Xem xét công nhận trình độ sơ cấp, trung cấp lý luận chính trị cho các đối tượng đủ điều kiện: tốt nghiệp cao đẳng ngành khoa học xã hội – nhân văn; đại học do Việt Nam cấp bằng được công nhận có trình độ sơ cấp lý luận chính trị. Các trường hợp đúng đối tượng, tiêu chuẩn học trung cấp lý luận chính trị và tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành khoa học Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, lịch sử Đảng, xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước, chính trị học trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị được công nhận có trình độ trung cấp lý luận chính trị.

Xem thêm: Inequality Là Gì – Nghĩa Của Từ Inequality Trong Tiếng Việt

Từ thực tiễn công tác, đa số các cơ quan, đơn vị, địa phương đều thống nhất đề nghị không tiếp tục thực hiện việc xác định trình độ lý luận chính trị vì thực tế không khả thi, khó triển khai hiệu quả. Nếu tiếp tục thực hiện, kiến nghị sửa đổi, bổ sung Quy định 256-QĐ/TW của Ban Bí thư, các văn bản, hướng dẫn liên quan.

Chuyên mục: Hỏi Đáp