Bệnh trĩ nội là gì? Nguyên nhân nào gây ra trĩ nội? Các biến chứng bệnh trĩ nội có thể gây ra và có những cách nào điều trị bệnh trĩ nội?… đều là những thắc mắc, lo lắng của người mắc bệnh trĩ. Hãy cùng thienmaonline.vn đi tìm lời giải đáp cho các thắc mắc trên nhé.

Bạn đang xem: Trĩ nội là gì

Mục lục

3. Triệu chứng trĩ nội ở 4 cấp độ5. Làm gì khi mắc bệnh trĩ nội?6. Thủ thuật xâm lấn tối thiểu

Bệnh trĩ nội là gì?

Bệnh trĩ hình thành khi các đám rối tĩnh mạch trĩ bị căng phồng giãn nở quá mức tại đường lược – “cầu nối” giữa trực tràng và hậu môn làm ứ đọng máu tại đây. Các đám rối tĩnh mạch trĩ “tiện thể” sử dụng luôn lượng máu tích tụ bên trong làm “thức ăn” để phát triển thành các búi trĩ. Các búi trĩ lớn dần theo thời gian và “chắn ngang” đường đi của phân bên trong hậu môn. Khi người bệnh cố rặn đại tiện, phân sẽ chà sát vào các thành tĩnh mạch trĩ để đi qua gây ra hiện tượng chảy máu. Điều này giải thích vì sao khi các đám rối tĩnh mạch trĩ càng giãn nở thì búi trĩ càng to và lượng máu bị chảy ra càng nhiều khi người bệnh đi đại tiện.

Bệnh trĩ được chia ra làm 4 loại là: bệnh trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ vòng và trĩ hỗn hợp nhưng thường gặp nhiều nhất trong cuộc sống là 2 bệnh trĩ nội và trĩ ngoại.

*

Hình ảnh 4 loại bệnh trĩ

Bệnh trĩ nội là bệnh hình thành do bị giãn nở quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ trong tại phía trên đường lược. Các búi trĩ nội ban đầu chỉ có kích thước nhỏ và nằm khu trú ở phần trên đường lược. Nhưng theo thời gian các búi trĩ nội phát triển với kích thước lớn dần và lòi ra bên ngoài hậu môn gây ra hiện tượng sa búi trĩ – triệu chứng điển hình của bệnh trĩ nội.

Video mô phỏng sự hình thành của bệnh trĩ nội qua 4 cấp độ

Nguyên nhân bệnh trĩ nội

Bệnh trĩ nội hình thành chủ yếu do hai nguyên nhân chính là: nguyên nhân chủ quan và các yếu tố khách quan.

Nguyên nhân chủ quan: Do sự giãn nở quá mức của các đám rối tĩnh mạch trĩ trong.

Trong cấu tạo vùng hậu môn – trực tràng, dây chằng Park nằm giữa các đám rối tĩnh mạch trĩ trong và các đám rối tĩnh mạch trĩ ngoài. Nó có nhiệm vụ nâng đỡ các tĩnh mạch trong, ngăn cách khiến đám tĩnh mạch trĩ không thể tiếp xúc và nối liền với nhau.Do bị viêm, sưng hoặc các yếu tố khách quan tác động, dây chằng Park (sợi dây ngăn cách giữa 2 đám rối tĩnh mạch trĩ trong và trĩ ngoài) dần bị trùng nhão và thoái hóa không còn khả năng chặn đỡ các đám tĩnh mạch trĩ trong, làm cho các đám tĩnh mạch trĩ trong giãn nở mất kiểm soát và tạo thành các búi trĩ nội trên đường lược (là ranh giới phân tách vùng trực tràng và vùng hậu môn). Các búi trĩ nội theo thời gian hình thành và phát triển với kích thước lớn sa ra bên ngoài ống hậu môn gây ra bệnh trĩ.

Nguyên nhân do yếu tố khách quan: thói quen, công việc, môi trường làm việc.

Bệnh cạnh nguyên nhân chủ quan, một số yếu tố sau đây cũng có thể ảnh hưởng gây nên bệnh trĩ nội:

Do chế độ ăn uống: trong việc ăn uống hàng ngày, người bệnh không cung cấp đủ chất xơ, rau xanh vào cơ thể. Tình trạng này kéo dài khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn, cơ thể mắc chứng táo bón gây khó khăn khi đi đại tiện – Các chuyên gia hậu môn trực tràng cho biết Táo bón lâu ngày là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh trĩ. Khi bị táo bón, phân khô cứng gây khó khăn khi đi đại tiện. Nếu thường xuyên bị táo bón và phải rặn nhiều sẽ làm tĩnh mạch vùng trực tràng bị giãn quá mức dẫn đến bị trĩ, nứt kẽ hậu môn hoặc rách hậu môn.

*

Ăn nhiều đồ ăn cay nóng, đồ ăn dầu mỡ làm tác động gây ra bệnh trĩ

Do môi trường công việc: Công việc với đặc thù ngồi liên tục trong thời gian dài, ít vận động như: nhân viên văn phòng, công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp… làm vùng trực tràng – hậu môn chịu áp lớn, liên tục có thể khiến dây chằng Park bị thoái hóa, các tĩnh mạch trĩ trong bị giãn “mở đường” cho bệnh trĩ nội phát triển.Thói quen uống ít nước lọc hàng ngày.Do phụ nữ mang thai (đặc biệt là 3 tháng cuối): khi mang thai, trọng lượng thai nhi và túi nước ối đè nén lên vùng xương chậu và vùng trực tràng của các mẹ bầu trong thời gian dài; quá trình rặn sinh em bé là nguyên nhân chính gây trĩ nội ở phụ nữ.Thói quen sử dụng các loại đồ uống có cồn, chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá…Thói quen đi đại tiện quá lâu, xem điện thoại, ipad… không tập trung đại tiện cũng là nguyên nhân gây ra trĩ nội.Bị mắc hội chứng ruột kích thích: những người mắc hội chứng ruột kích thích thường có nhiều cơn đau quặn bụng và mót đại tiện mỗi ngày dẫn đến phải đi đại tiện và rặn nhiều, làm tăng áp lực lên gây tăng nguy cơ bệnh trĩ nội.

Triệu chứng trĩ nội ở 4 cấp độ

Bệnh trĩ nội hình thành và phát triển theo 4 giai đoạn tương ứng với 4 cấp độ phát triển bệnh: trĩ nội độ 1, trĩ nội độ 2, trĩ nội độ 3 và trĩ nội độ 4. Các dấu hiệu bệnh trĩ không thể bỏ qua là: đi ngoài ra máu, sa búi búi trĩ, xuất hiện dịch nhầy quanh hậu môn và có cảm giác đau rát. Ở mỗi giai đoạn, sự hình thành, phát triển và các triệu chứng biểu hiện của trĩ nội là khác nhau phụ thuộc vào từng mức độ bệnh nhẹ hay nặng.

Bệnh trĩ nội độ 1 – giai đoạn hình thành bệnh trĩ

Bệnh trĩ nội độ 1 là cấp độ nhẹ nhất của bệnh trĩ nội nên các dấu hiệu nhận biết thường không rõ ràng. Đi ngoài ra máu là triệu chứng duy nhất người bệnh có thể phát hiện được ở bệnh trĩ nội cấp độ 1.

*

Các búi trĩ nội độ 1 bắt đầu hình thành với kích thước nhỏ

Búi trĩ nội hình thành với một số khoang rỗng bên trong. Dòng máu tươi (dòng máu giàu oxi) chảy qua và lấp đầy các khoang rỗng này – đồng thời làm nguồn dinh dưỡng nuôi dưỡng và giúp các búi trĩ phát triển kích thước to dần. Khi người bệnh rặn đại tiện, máu tươi trong các khoang búi trĩ chịu tác động của lực ép và chảy ra ngoài sau phân.

Tuy nhiên, búi trĩ nội độ 1 có kích thước nhỏ, lượng máu tích tụ không nhiều nên lượng máu chảy ra ít và không thường xuyên khiến bệnh nhân khó phát hiện bệnh.

Bệnh trĩ nội độ 2

Do không phát hiện bệnh từ cấp độ 1 (một số trường hợp bệnh nhân phát hiện bệnh nhưng chủ quan không điều trị tức thời) khiến trĩ nội độ 1 có cơ hội phát triển lên thành trĩ nội độ 2. Khác với trĩ nội độ 1, ở giai đoạn 2 các dấu hiệu bệnh trĩ nội rõ ràng hơn, cụ thể:

*

Búi trĩ nội lòi ra bên ngoài và tự co lại vào bên trong hậu môn ở cấp độ 2

Đi ngoài ra máu: Ở trĩ nội độ 2, kích thước búi trĩ lớn hơn, tích nhiều máu tươi khiến máu chảy ra nhiều hơn và thường xuyên hơn so với với trĩ nội độ 1. Máu có thể chảy nhỏ giọt hoặc dính vào phân và không lẫn vào phân. Bệnh nhân có thể phát hiện bệnh qua mắt thường hoặc thông qua giấy vệ sinh.Dịch nhầy và cảm giác đau: có cảm giác hơi nhói đau, hơi rát khi người bệnh đi đại tiện. Đồng thời quanh vùng hậu môn bắt đầu xuất hiện các dịch nhầy ẩm ướt.

Bệnh trĩ nội độ 3 – giai đoạn phát triển nhanh nhất của trĩ nội.

Khác với các giai đoạn trước đó, trĩ nội độ 3 phát triển với tốc độ “thần tốc”. Các triệu chứng bệnh biến chuyển nhanh chóng khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn, bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Đi ngoài ra máu: ở giai đoạn 3, búi trĩ lớn tích tụ nhiều máu kéo theo lượng máu mất đi mỗi lần đi đại tiện khá nhiều, máu có thể chảy giọt ranh hoặc chảy thành dòng nhỏ. Triệu chứng này khiến người bệnh gặp nhiều vấn đề về sức khỏe như: người bệnh bị chứng thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt, bị suy nhược cơ thể, vàng da, luôn cảm thấy mệt mỏi, dễ nổi cáu và ốm vặt…Sa búi trĩ: đi kèm với triệu chứng đi cầu ra máu tươi, búi trĩ nội sa ra ngoài và mất đi khả năng tự co lại vào bên trong hậu môn (do khối lượng quá nặng) mỗi khi người bệnh đi đại tiện. Để khắc phục điều này, đa số các bệnh thường dùng tay tác động đẩy, nhét búi trĩ vào bên trong hậu môn. Tuy nhiên đây không phải là giải pháp lâu dài.Vì ở cấp độ bệnh nặng, tình trạng sa búi trĩ xảy ra thường xuyên ngay khi người bệnh ngồi làm việc quá lâu, vận động mạnh hoặc lao động quá sức khiến sinh hoạt của người bệnh bị đảo lộn, người bệnh phải chịu cảm giác đau đớn, vướng víu khó chịu… ảnh hưởng trực tiếp đến công việc, cuộc sống hàng ngày.

*

Hình ảnh “thụt vào, thò ra” của búi trĩ nội độ 3Dịch nhầy và cảm giác đau: cảm giác đau đớn và dịch nhầy tăng nhiều hơn mội khi người bệnh rặn đại tiện

Bệnh trĩ nội độ 4 – giai đoạn biến chứng bệnh trĩ nội

Trĩ nội độ 4 là giai đoạn cuối cùng và cũng là cấp độ nặng nhất của bệnh trĩ. Lúc này, các dấu hiệu bệnh trĩ biểu hiện rất rõ ràng với mức độ xảy ra liên tục:

Đi ngoài ra máu: ở cấp độ 4, tình trạng đi cầu ra máu diễn biến nặng. Mỗi khi đi đại tiện, người bệnh sẽ nhìn thấy máu chảy rất nhiều, chảy thành dòng hoặc phun thành tia (ở trường hợp bệnh nặng). Bị mất máu nhiều trong thời gian ngắn làm gây hại trực tiếp tới sức khỏe người bệnh.Sa búi trĩ nội độ 4: búi trĩ phát triển với kích thước quá lớn khiến chúng lòi ra bên ngoài hậu môn và biến chứng không thể co lại bên trong kể cả khi người bệnh dùng tay tác động trực tiếp mỗi khi người bệnh rặn đại tiện. Búi trĩ nội sa ra ngoài ma sát với quần áo gây ra cảm giác đau đớn liên tục, búi trĩ sưng, đỏ rát có thể bị nhiễm khuẩn và gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

Xem thêm: Forensic Là Gì – Nghề Nghiệp Kế Toán điều Tra Forensic

*

Hình ảnh búi trĩ nội độ 4 sa ra bên ngoài và bắt đầu rỉ máu

Dịch nhầy: Dịch nhầy xuất hiện nhiều khiến vùng hậu môn và búi trĩ luôn ẩm ướt. Nó tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn xâm nhập làm các búi trĩ nội bị nhiễm khuẩn. Cảm giác đau đớn, sưng tấy khó chịu xuất hiện thường xuyên khiến người bệnh gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.

Ở bệnh trĩ nội cấp độ 4, do bệnh quá nặng nên các phương pháp điều trị nội khoa không còn tác dụng. Để điều trị bệnh triệt để cũng ngăn ngừa các biến chứng bệnh trĩ xảy ra, người bệnh nên tham khảo một số phương pháp ngoại khoa điều trị bệnh trĩ.

Những biến chứng thường gặp của bệnh trĩ nội

Các biến chứng cơ bản của bệnh trĩ nội bao gồm tắc mạch, sa nghẹt và nhiễm khuẩn, trong đó

Tắc mạch: Cục máu đông xuất hiện trong lòng mạch gây tắc khiến bệnh nhân đau rát.Nhiễm khuẩn búi trĩ: Tổn thương do trĩ nội dễ gây nhiễm khuẩn, dẫn đến viêm trong ống hậu môn gây cảm giác ngứa ngáy, nóng rát cho bệnh nhân, khi thăm khám thấy đau, soi thấy phù nề, sưng, có thể loét trong hậu môn.Sa nghẹt hậu môn: Búi trĩ nội có thể gây nghẹt một phần hay toàn bộ ống hậu môn gây đau đớn và nhiều khó khăn, bất tiện khi người bệnh trĩ đi đại tiện. Nếu không xử lý kịp thời sẽ gây lở loét, viêm, nhiễm khuẩn, thậm chí là hoại tử.

Click để xem ảnh sa búi trĩ nội độ 4 bị loét máu và bắt đầu hoại tử (Hình ảnh thực tế có thể mang lại sự khó chịu, xin cân nhắc trước khi xem)

*

Nứt kẽ hậu môn: Biến chứng này khiến bệnh nhân đau đớn nhiều khi đi đại tiện. Nếu bệnh nhân chỉ có búi trĩ nhỏ nhưng lại đau nhiều khi đi đại tiền thì rất có khả năng có nứt hậu môn kèm theo.

Làm gì khi mắc bệnh trĩ nội?

Biện pháp khắc phục bệnh trĩ nội tại nhà

Bạn có thể khắc phục bệnh trĩ nội tại nhà bằng các biện pháp dưới đây giúp giảm đau nhẹ, giảm sưng và giảm viêm trĩ búi trĩ:Ăn thực phẩm nhiều chất xơ. Ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc. Chất xơ không tan sẽ trương phồng và làm mềm phân, kích thích ruột co bóp và chống táo bón, điều này sẽ giúp bạn tránh được sự căng thẳng có thể làm các triệu chứng từ bệnh trĩ nội trầm trọng thêm. Thêm chất xơ vào chế độ ăn uống của bạn từ từ để tránh các vấn đề tiêu hóa như đầy hơi và tiêu chảy.

*

Rau xanh – “thực phẩm vàng” cho người bệnh trĩ

Sử dụng phương pháp điều trị tại chỗ. Áp dụng một loại kem bôi trĩ, hoặc sử dụng miếng lót có chứa hazel hazel hoặc một chất gây tê.Ngâm hậu môn thường xuyên trong chậu nước ấm hoặc bồn tắm sitz. Ngâm vùng hậu môn của bạn trong nước ấm từ 10 đến 15 phút và 2-3 một ngày sẽ giúp dịu các cơn đau do trĩ nội gây ra.Giữ cho vùng hậu môn sạch sẽ. Tắm hàng ngày để làm sạch da xung quanh hậu môn của bạn một cách nhẹ nhàng bằng nước ấm. Tránh dùng khăn lau có cồn hoặc nước hoa. Lau vùng hậu môn một cách nhẹ nhàng. Không nên vệ sinh hậu môn bằng giấy vệ sinh thường. Loại giấy này vừa thô vừa chứa nhiều hóa chất tẩy trắng dễ làm trầy xước niêm mạc hậu môn và nhiễm trùng khiến bệnh càng trở nên nặng hơn. Tốt nhất khi nên rửa hậu môn bằng nước sạch rồi dùng khăn bông mềm, nhẹ nhàng lau khô vùng hậu môn, và dù có ngứa cũng không được mạnh tay mà cần nhẹ nhàng để tránh cọ xát sát vào búi trĩ gây chảy máu, nhiễm khuẩn.Chườm lạnh:Đây cũng là cách giúp giảm đau trong điều trị bệnh trĩ. Bạn có thể đặt một túi nước đá chườm nhiều lần mỗi ngày giúp giảm đau, sưng. Nếu những cách giảm đau nói trên không hiệu quả bạn cần tìm đến gặp bác sĩ.

Với các phương pháp điều trị bệnh trĩ tại nhà này thường các triệu chứng bệnh trĩ sẽ biến mất trong vòng một vài tuần. Nhưng nếu không giảm đau hoặc đau nặng hơn kèm chảy máu bạn nên gặp bác sĩ để kiểm tra lại tình trạng của bệnh đang tiến triển ở mức độ nào để có phương pháp điều trị thích hợp.

Biện pháp dùng thuốc

Nếu bệnh trĩ nội của bạn chỉ tạo ra sự khó chịu nhẹ, bác sĩ có thể đề nghị các loại kem không kê đơn, thuốc mỡ, thuốc đạn hoặc miếng lót. Những sản phẩm này có chứa các thành phần, chẳng hạn như hazel hazel, hoặc hydrocortison và lidocaine, có thể làm giảm đau và ngứa tạm thời.

Đừng sử dụng kem chứa steroid không kê đơn trong hơn một tuần trừ khi có chỉ định của bác sĩ vì nó có thể khiến da vùng hậu môn bị mỏng đi, dễ gây chảy máu. Hãy sử dụng các kem bôi thành phần thảo dược thiên nhiên, lành tính.

*

Sản phẩm đầu tiên tại Việt Nam chứa thành phần dược liệu được chiết xuất bằng công nghệ tiên tiến giúp giảm nhanh các triệu chứng đau, rát, đi ngoài ra máu, giúp làm mềm và dịu mát chỉ sau 3-5 ngày. Bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt sau khi dùng đủ liệu trình (3-5 tuýp tùy trường hợp nặng nhẹ)..Xem chi tiết

Thủ thuật xâm lấn tối thiểu

Khi bị chảy máu dai dẳng hoặc đau đớn vì các búi trĩ nội gây ra, bác sĩ có thể đề nghị một trong những thủ thuật xâm lấn tối thiểu khác. Các thủ thuật này được thực hiện thông qua vết rạch nhỏ thay vì vết mở rộng. Và vì vết rạch nhỏ, bệnh nhân có thể phục hồi nhanh hơn và giảm khó chịu hơn là giải phẫu thông thường. Những phương pháp điều trị này có thể được thực hiện tại phòng khám của bác sĩ hoặc cơ sở ngoại trú chữa bệnh trĩ khác và thường không cần gây mê. Chữa bệnh trĩ nội bằng phẫu thuật thường dùng các phương pháp sau:

Thắt búi trĩ bằng dây thun.Thắt búi trĩ bằng dây thun là thủ thuật thắt đáy búi trĩ bằng một chiếc vòng cao su hoặc một sợi dây thun với mục đích ngăn chặn máu tươi chảy vào các búi trĩ, cắt đứt nguồn dinh dưỡng cung cấp cho búi trĩ khiến chúng teo nhỏ và rụng đi. ( Xem chi tiết tại bài viết : Thắt búi trĩ bằng dây thun)

Thắt dây cao su chữa bệnh trĩ nội

Đông máu (hồng ngoại, laser hoặc lưỡng cực). Kỹ thuật đông máu sử dụng tia laser hoặc tia hồng ngoại hoặc nhiệt. Chúng gây ra bệnh nhỏ, chảy máu, búi trĩ sẽ cứng lại và teo lại. Mặc dù đông máu có ít tác dụng phụ và có thể gây ra ít khó chịu ngay lập tức, nhưng nó có liên quan đến tỷ lệ bệnh trĩ tái phát cao hơn so với điều trị bằng dây cao su.

Phương pháp phẫu thuật

Nếu các thủ thuật xâm lấn trên không thành công hoặc búi trĩ nội của bạn quá lớn, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng phương pháp phẫu thuật cắt trĩ. Phẫu thuật có thể được thực hiện như một bệnh nhân ngoại trú hoặc có thể phải nằm viện qua đêm.

Cắt bỏ búi trĩ. Bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ các búi trĩ to quá mức gây chảy máu thường là trĩ nội độ 3, độ 4 or trĩ ngoại nặng. Có nhiều phương pháp cắt trĩ như logo, HCPT, Ferguson, PPH, Morgan.. . Cắt trĩ là cách hiệu quả và đầy đủ nhất để điều trị bệnh trĩ nặng hoặc tái phát. Các biến chứng có thể bao gồm khó khăn tạm thời làm trống bàng quang của bạn và dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu.Hầu hết mọi người trải qua một số đau đớn sau khi làm thủ thuật. Thuốc có thể làm giảm đau của bạn. Ngâm mình trong bồn nước ấm cũng có thể giúp ích.Ghim trĩ. Thủ tục này, được gọi là cắt trĩ bằng ghim hoặc cắt trĩ bằng ghim, ngăn chặn lưu lượng máu đến mô trĩ. Nó thường chỉ được sử dụng cho bệnh trĩ nội. Bấm ghim thường bao gồm ít đau hơn cắt trĩ và cho phép sớm trở lại sinh hoạt thơn. Tuy nhiên, so với phẫu thuật cắt trĩ, ghim trĩ có liên quan đến nguy cơ tái phát và sa trực tràng cao hơn, trong đó một phần của trực tràng nhô ra từ hậu môn. Các biến chứng cũng có thể bao gồm chảy máu, bí tiểu và đau, nhiễm trùng máu đe dọa tính mạng (nhiễm trùng huyết). Nói chung bạn cần được tư vấn kỹ càng từ bác sĩ chuyên khoa để lựa chọn một phương pháp điều trị trĩ thích hợp nhất.

Xem thêm: Crush Là Gì Trên Fb – Dịch Nghĩa Tiếng Việt Của Từ Crush Trên Facebook

Bệnh trĩ là một trong những bệnh lý phổ biến, chiếm khoảng 50-66% dân số. Ai cũng có thể có nguy cơ mắc bệnh trĩ, đặc biệt là thói quen ngồi quá nhiều, thói quen ăn uống các thực phẩm không có lợi cho tiêu hóa… càng gia tăng số lượng bệnh nhân trĩ trong thời gian gần đây. Bệnh nhân cần có thái độ chủ động phòng và điều trị từ sớm, không nên để bệnh tiến triển nặng rồi mới điều trị, vừa gây đau đớn cho bản thân lại mất nhiều tiền của, thời gian để trị bệnh.

Chuyên mục: Hỏi Đáp