Xuất nhập khẩu có lẽ là lĩnh vực mà rất ít người có thể hiểu và nắm bắt được các thuật ngữ cũng như ý nghĩa của chúng được sử dụng trong các trường hợp cụ thể. Và trị giá hải quan là một trong những thuật ngữ đó. Vậy, trị giá hải quan là gì? Những vấn đề xoay quanh thuật ngữ này ra sao? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Bạn đang xem: Trị giá hải quan là gì

1. Bạn hiểu “Trị giá hải quan là gì?”

Trị giá hải quan còn được biết đến với thuật ngữ tiếng Anh là Customs Valuation. Đây được hiểu như trị giả của những hàng hóa, sản phẩm được thực hiện việc xuất nhập khẩu nhằm mục đích để tính thuế và thống kê hải quan khi cần thiết.

*

Trị giá hải quan là gì?

Thực tế thì trị giá hải quan hay cũng có thể gọi là giá trị hải quan chính là tổng các giá trị của những mặt hàng có trong lô hàng đó, giá trị này chính là mức thuế tính được của lô hàng và người nhận hàng sẽ phải trả thuế nhập khẩu cho lô hàng đó của mình.

Hiện nay, trị giá hải quan cũng đã được Luật Hải quan năm 2014 quy định trong bộ luật của mình. Trong luật này, tại khoản 24 điều 4 thì trị giá hải quan được định nghĩa là trị giá của các loại hàng hóa, sản phẩm xuất nhập khẩu và sử dụng cho mục đích tính thuế xuất, nhập khẩu cũng như thống kê hải quan.

2. Những quy định liên quan đến tờ khai trị giá hải quan

Tờ khai trị giá hải quan là tờ khai được sử dụng trong trường hợp thực hiện việc kê khai các giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu nhằm tính thuế hoặc kê khai hải quan. 

*

Những quy định liên quan

Những quy định về việc khai trị giá hải quan đã được quy định rõ ràng qua Thông tư số 39/2015/TT-BTC tại các điều 18,19,20.

2.1. Đối tượng được khai trên tờ khai trị giá hải quan là gì?

Tất cả các loại hàng hóa được xuất nhập khẩu đều phải được kê khai trên tờ khai trị giá hải quan. Tuy nhiên, nếu như các loại hàng hóa của bạn thuộc những trường hợp sau thì sẽ được miễn việc kê khai này:

– Các loại hàng hóa, sản phẩm đó thuộc diện miễn thuế, được xét miễn thuế, không phải chịu thuế và được quy định rõ ràng tại Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

– Loại hàng hóa, sản phẩm được thực hiện việc nhập khẩu ở dưới dạng nguyên liệu phục vụ cho việc sản xuất các mặt hàng xuất khẩu.

– Các loại hàng hóa này đủ điều kiện để có thể ứng dụng được phương pháp trị giá giao dịch. Điều này đã được quy định tại khoản 3 điều 6 của chính Thông tư này. Thêm vào đó chính là việc đã thực hiện kê khai đầy đủ các thông tin chi tiết về hàng hóa ở tờ khai hàng hóa nhập khẩu trên Hệ thống thông quan điện tử. Hệ thống này cũng đã tự đống tính rị giá hải quan của lô hàng đó.

*

Đối tượng được kê khai

– Loại hàng hóa, sản phẩm được nhập khẩu này này không có xuất hiện hợp đồng mua bán hay các hóa đơn thương mại liên quan.

2.2. Những nguyên tắc trong việc khai trị giá hải quan

Với tờ khai trị giá hải quan, khi thực hiện việc kê khai và nộp tờ khai thì các bạn sẽ cần phải chú ý những điều sau đây:

– Việc khai báo cần cụ thể, chi tiết với từng loại hàng hóa, sản phẩm với trị giá hải quan tương ứng.

– Những loại hàng hóa được kê khai trong tờ khai trị giá hải quan cần giống như trong tờ khai hàng hóa nhập khẩu với số thứ tự được thống nhất và liên tục.

– Tờ khai hàng hóa xuất nhập khẩu và tờ khai trị giá hải quan cần được nộp cùng với nhau và không được tách rời trong quá trình làm các thủ tục hải quan.

*

Nguyên tắc trong kê khai

– Đối với tờ khai trị giá hải quan thì sẽ cần phải được hoàn thiện thành 2 bản. Trong đó, 1 bản sẽ được lưu tại cơ quan hải quan và bản còn lại sẽ được lưu cùng với tờ khai hàng hóa xuất nhập khẩu đúng như theo quy định của pháp luật.

3. Nguyên tắc xác định trị giá hải quan như thế nào?

Việc xác định trị giá hải quan sẽ được xác định dựa trên những nguyên tắc nhất định và tùy thuộc vào loại hàng hóa đó là nhập khẩu hay xuất khẩu.

3.1. Đối với các hàng hóa nhập khẩu

Với mặt hàng nhập khẩu thì trị giá hải quan chính là giá trị phải trả khi hang hóa tiến hành nhập khẩu tại cửa khẩu đầu tiên. Điều này được áp dụng trên cơ sở của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại hay những cam kết mang tính quốc tế mà nước ta đã thực hiện việc ký kết. 

Đối với cửa khẩu nhập đầu tiên thì việc xác định sẽ dựa trên những điều sau:

*

Nguyên tắc xác định giá trị

Xem thêm: Communicator Là Gì – Nghĩa Của Từ Communicator Trong Tiếng Việt

– Nếu hàng hóa được vận chuyển thông qua phương thức là đường biển, đường hàng không thì cửa nhập khẩu đầu tiên sẽ chính là cảng thực hiện việc dỡ hàng được ghi ở trên vận đơn.

– Nếu hàng hóa được vận chuyển theo phương thức đường sắt thì cửa khẩu nhập đầu tiên được tính sẽ là ga liên vận quốc tế được ghi rõ trên tờ khai hải quan.

– Nếu hàng hóa được vận chuyển thông qua phương thức đường bộ, đường thủy nội địa thì cảng nhập khẩu đầu tiên chính là cửa khẩu biên giới mà hàng hóa sẽ được đưa vào nước ta theo con đường đó và được ghi rõ ở trên tờ khai hải quan.

3.2. Đối với các hàng hóa xuất khẩu

Với các hàng hóa, sản phẩm xuất khẩu thì trị giá hải quan sẽ chính là giá bán của những mặt hàng đó dựa trên việc tính đến cửa khẩu xuất. Điều này sẽ không bao gồm việc tính toán các phí như phí bảo hiểm quốc tế hay phí vận chuyển quốc tế.

4. Các phương pháp xác định trị giá hải quan hàng nhập khẩu

Việc xác định trị giá hải quan của những mặt hàng nhập khẩu sẽ được thực hiện dựa trên các phương pháp sau đây:

4.1. Sử dụng phương pháp trị giá giao dịch

– Đây là phương pháp được sử dụng trong việc tính các giá trị hải quan cần đến. Với phương pháp này thì trị giá giao dịch chính là giá trị cần tiến hành thanh toán cho lô hàng nhập khẩu đó sau khi đã có những sự điều chỉnh và được thống nhất một cách chính xác.

– Với phương pháp này thì những khoản thanh toán cần thiết có thể được kể đến như :

+ Giá tiền mua hàng đã được ghi rõ trên hóa đơn thương mại.

+ Những khoản thanh toán đã thực hiện việc điều chỉnh một cách thống nhất.

+ Những khoản tiền cần được thanh toán nhưng lại chưa được ghi vào trong hóa đơn thương mại. Các khoản trong phần này có thể kể đến như: khoản tiền ứng trước, khoản tiền trả trước hay khoản tiền đặt cọc để sử dụng trong việc sản xuất, vận chuyển hay mua bảo hiểm hàng hóa,… Ngoài ra còn có thể là các khoản thanh toán một cách gián tiếp cho người bán như việc trừ nợ,…

– Để sử dụng được phương pháp trị giá giao dịch thì những điều kiện dưới đây cần phải được thỏa mãn:

+  Với các hàng hóa được nhập khẩu về, người mua không bị hạn chế về quyền sử dụng cũng như định đoạt các loại sản phẩm đó. Trừ các trường hợp sau đây: 

Do pháp luật Việt Nam quy định.

Do nơi tiêu thụ hàng hóa quy định

Những hạn chế khác không tạo ra sự ảnh hưởng tới giá trị của hàng hóa. 

+ Giá của hàng hóa hoặc là việc bán hàng không bị lệ thuộc vào các điều kiện hay những khoản thanh toán khác. Thay vào đó là do không xác định được một cách cụ thể về trị giá của hàng hóa cần phải xác định trị giá hải quan.

+ Với những hàng hóa nhập khẩu sau khi đã được bán lại hay chuyển nhượng hoặc thực hiện việc sử dụng chúng thì người mua sẽ không cần phải trả thêm bất kỳ chi phí nào từ số tiền thu được thông qua các hoạt động liên quan tới hàng hóa nhập khẩu đó mang lại.

+ Giữa người mua và người bán không tồn tại một mối quan hệ đặc biệt. Hoặc, nếu có thì mối quan hệ này không ảnh hưởng tới giá trị của giao dịch phát sinh.

– Việc sử dụng phương pháp này yêu cầu người nhận hàng sẽ phải chuẩn bị các loại giấy tờ cần thiết như:

+ Bản hợp đồng mua bán hàng hóa, sản phẩm.

+ Những tài liệu chứng minh được mối quan hệ đặc biệt giữa 2 bên không tạo ra sự ảnh hưởng tới giá trị của giao dịch nếu như thực hiện việc khai có mối quan hệ đặc biệt.

+ Các tài liệu chứng minh cho việc những khoản tiền mà người mua cần trả chưa được tính vào giá mua đã được ghi ở trên hóa đơn thương mại. Điều này cần có khi tồn tại khoản tiền này.

+ Các tài liệu chứng minh cho việc có sự điều chỉnh cộng hoặc trừ xảy ra. 

+ Tài liệu cho thấy việc tính trị giá hải quan theo phương pháp trị giá giao dịch do chính người khai hải quan trực tiếp khai báo.

4.2. Sử dụng phương pháp trị giá giao dịch giống hệt

Áp dụng khi không thể xác định được trị giá hải quan theo phương pháp trị giá giao dịch ở trên. 

Phương pháp này được thực hiện giống với phương pháp trị giá giao dịch tương tự.

4.3. Sử dụng phương pháp trị giá giao dịch tương tự

– Áp dụng khi không thể xác định được trị giá hải quan với 2 cách nêu trên. Tuy nhiên, điều kiện đặt ra đó chính là số hàng hóa nhập khẩu này phải được cơ quan hải quan đồng ý chấp nhận việc xác định trị giá hải quan theo phương pháp trị giá giao dịch. 

– Các loại giấy tờ cần chuẩn bị như:

+ 1 bản tờ khai hải quan các loại hàng hóa nhập khẩu tương tự.

+ 1 bản tờ khai trị giá hải quan các mặt hàng nhập khẩu tương tự.  

+ 1 bản hợp đồng vận chuyển của loại hàng hóa nhập khẩu tương tự này.

+ 1 bản hợp đồng bảo hiểm của các hàng hóa nhập khẩu tương tự.

+ 1 bảng giá thể hiện giá bán các mặt hàng xuất khẩu từ nhà sản xuất hay người bán hàng ở nước ngoài đó.

+ Những loại chứng từ, giấy tờ khác liên quan tới việc xác định trị giá hải quan.

4.4. Sử dụng phương pháp trị giá khấu trừ

– Được áp dụng khi các phương pháp trên không có sự phù hợp. Tuy nhiên, trong các trường hợp dưới đây thì việc áp dụng phương pháp khấu trừ là không được công nhận:

+ Chưa được quyết định bán trên thị trường nội địa ở Việt Nam hoặc là chưa được hạch toán trong các chứng từ hay sổ sách kế toán theo quy định về luật kế toán của nước ta.

+ Có sự liên quan tới các khoản trợ giúp bất kể xuất phát từ bất kỳ cá nhân nào.

– Xác định dựa trên những nguyên tắc sau đây:

+ Giá bán của hàng hóa nhập khẩu chính là giá thực tế của mặt hàng đó tại thị trường của Việt Nam.

+ Giữa người mua hàng và người thực hiện việc nhập khẩu hàng hóa không xuất hiện mối quan hệ đặc biệt.

+ Nếu tính trên số lượng hàng hóa bán ra thì mức giá bán là lớn nhất và có đủ điều kiện để hình thành đơn giá.

+ Các mặt hàng nhập khẩu cần được bán ra với thời gian sớm nhất.

– Những khoản chi phí được khấu trừ như:

+ Các loại chi phí liên quan tới bảo hiểm, vận tải của hàng hóa sau khi được nhập khẩu.

+ Các loại chi phí thực hiện việc nộp thuế, phí ở Việt Nam.

+ Các loại chi phí là hoa hồng hay lợi nhuận có được từ hoạt động bán các loại hàng hóa nhập khẩu tại Việt Nam.

4.5. Sử dụng phương pháp trị giá tính toán

– Áp dụng trong trường hợp không thể sử dụng các phương pháp được kể trên đó. Với phương pháp này thì trị giá tính toán của các loại hàng hóa nhập khẩu sẽ bao gồm:

+ Các chi phí bỏ ra để trực tiếp sản xuất ra hàng hóa.

+ Các loại chi phí chung và khoản lợi nhuận thu được từ việc bán hàng hóa nhập khẩu.

+ Các loại chi phí liên quan tới vận tải, bảo hiểm.

– Những loại chứng từ cần thiết gồm:

+ 1 bản giải trình chi tiết các loại chi phí cần thiết và có xác nhận của bên sản xuất.

+ 1 bản hóa đơn bán hàng.

+ Các chứng từ liên quan tới các khoản chi phí.

4.6. Sử dụng phương pháp suy luận

– Sử dụng khi các phương pháp trên không thể áp dụng được.

– Các giá trị không được sử dụng để xác định trị giá hải quan gồm:

+ Giá bán ở trên thị trường nội địa của loại hàng cùng loại đó được sản xuất tại Việt Nam.

+ Giá bạn của loại hàng hóa đó tại thị trường của nước xuất khẩu.

+ Giá bán của các loại hàng hóa đó để xuất khẩu sang các nước khác.

+ Chi phí sử dụng cho việc sản xuất hàng hóa.

+ Giá trị tính thuế tối thiểu.

+ Trị giá được xác định bởi chính cơ quan hải quan.

+ Sử dụng mức trị giá cao hơn.

Trên đây là những thông tin về trị giá hải quan. Mong rằng, với những chia sẻ trong bài viết này đã giúp các bạn hiểu được trị giá hải quan là gì cũng như các nguyên tắc và phương pháp xác định cụ thể.

Xem thêm: Phí Telex Là Gì – Phí Mbl, Txl Và Pls

Nếu không phải là những chuyên gia hay các cá nhân đang làm việc trong ngành xuất nhập khẩu, khái niệm kim ngạch nhập khẩu là gì có lẽ rất mơ hồ đối với bạn. Sau đây, mời bạn đọc tìm hiểu những vấn đề xoay quanh thuật ngữ này ngay sau đây nhé!

Kim ngạch nhập khẩu là gì?

Chuyên mục: Hỏi Đáp