Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Đồng Xuân HàKhoa khám bệnh và Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản thường diễn biến thầm lặng, kéo dài. Chính vì vậy tạo cho người bệnh tâm lý chủ quan, đánh giá sai lầm về tính chất của bệnh. Trào ngược dạ dày thực quản có thể tiến triển và để lại những tổn thương không hồi phục nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời. Tìm hiểu các dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản giúp bạn có phương án thay đổi lối sống và điều trị sớm, từ đó hạn chế tổn thương và nâng cao chất lượng cuộc sống.

1. Trào ngược dạ dày là gì?

Trào ngược dạ dày thực quản hay Gastroesophageal Reflux Disease (GERD) là tình trạng dịch dạ dày (bao gồm thức ăn, men tiêu hóa, hơi…) trào ngược lên thực quản.

Trong điều kiện sinh lý bình thường, mỗi khi chúng ta ăn uống, thức ăn đưa từ miệng xuống thực quản, cơ vòng thực quản dưới mở ra cho phép thức ăn xuống dưới dạ dày, sau đó tự động đóng kín lại để ngăn không cho thức ăn và dịch vị trào ngược trở lại. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi dịch dạ dày trào ngược lên gây tổn thương các cơ quan thực quản, thanh quản, miệng,..

2. Dấu hiệu trào ngược dạ dày

2.1. Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua

Ợ hơi thường xuyên là dấu hiệu bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Ợ nóng là cảm giác nóng rát từ dạ dày (vùng thượng vị), dưới xương ức lan lên cổ.

Ợ chua thường đi kèm với ợ hơi và ợ nóng, để lại vị chua trong miệng.

Các triệu chứng trên thường xuất hiện khi ăn no, khi đầy bụng khó tiêu, nằm ngủ, nhất là vào ban đêm.

2.2 Buồn nôn, nôn

Sự trào ngược của axit vào họng hoặc miệng, kích thích họng miệng gây cảm giác buồn nôn.

Tình trạng này có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào nhưng thường nặng nhất vào ban đêm do tư thế khi ngủ và khi hệ thần kinh phó giao cảm hoạt động mạnh mẽ hơn.

Buồn nôn là một dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản

2.3 Đau tức ngực thượng vị

Bạn có thể có cảm giác bị đè ép, thắt ở ngực, xuyên ra sau lưng và cánh tay.

Nguyên nhân do axit trào ngược lên kích thích vào các đầu mút sợi thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản, cơ quan cảm ứng đau sẽ đưa ra tín hiệu như đau ngực.

Bạn cần tránh nhầm lẫn với các bệnh tim mạchbệnh phổi khi có cùng triệu chứng.

2.4 Khó nuốt

Trào ngược dạ dày thực quản với tần suất lớn gây phù nề, sưng tấy, làm thu hẹp đường kính thực quản. Vì thế người bệnh có cảm giác khó nuốt, vướng ở cổ.

2.5 Khản giọng và ho

Do dây thanh quản bị tổn thương khi tiếp xúc với axit dạ dày. Người bệnh trào ngược dạ dày sẽ bị khản giọng do dây thanh phù nề, khó nói và lâu ngày thành ho do dịch viêm chảy xuống thanh phế quản.

2.6 Miệng tiết nhiều nước bọt

Miệng tiết nhiều nước bọt là cơ chế tự bảo vệ của cơ thể ở vùng miệng nhằm trung hòa bớt lượng axit trào lên.

Ngoài 6 dấu hiệu trào ngược dạ dày phổ biến trên, người bệnh còn có thể gặp các triệu chứng khác như khó tiêu, đầy bụng, hen suyễn viêm phổi,…

3. Nguyên nhân bệnh trào ngược dạ dày

Nguyên nhân gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản không nằm ngoài hai cơ chế: Sự suy yếu của cơ thắt thực quản dưới và sự dư thừa axit hay sự quá tải bên trong dạ dày. Hiểu một cách đơn giản, ta ví dạ dày như cái thùng, cơ thắt thực quản đóng vai trò như nắp thùng. Trào ngược dạ dày xảy ra khi có hiện tượng “ thùng đầy nắp yếu”.

Những nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu của cơ thắt thực quản dưới:

● Tác dụng phụ của thuốc Tây: Holecystokinine, glucagon, aspirin, ibuprofen và các loại thuốc huyết áp

● Thói quen sinh hoạt dùng các chất kích thích và gây nghiện như: cafein, rượu, thuốc lá,…

● Các bệnh lý: Tổn thương hệ thần kinh phó giao cảm thực quản, bệnh lý nhiễm trùng ở thực quản gây xơ, yếu cơ vòng thực quản hoặc các bệnh lý di truyền, thoát vị hoành

Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng dư thừa acid hay sự quá tải bên trong dạ dày

● Bệnh lý dạ dày: Rất nhiều bệnh lý dạ dày là nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản như viêm loét dạ dày, trợt niêm mạc dạ dày, ung thư dạ dày hay hẹp hang môn vị dạ dày…

● Thói quen ăn uống: Ăn quá no, ăn nhiều thực phẩm khó tiêu ( nước có gas, đồ ăn nhanh, trứng, sữa,…)

Một số nguyên nhân khác dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản

Thừa cân béo phì gây tăng áp lực lên vùng bụng

● Mang thai

Stress...

Ăn quá no có thể khiến trào ngược dạ dày

4. Tác hại của bệnh trào ngược dạ dày

Dạ dày là nơi chứa đựng và tiêu hóa một phần thức ăn. Để làm được nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn dạ dày tiết ra một axit rất mạnh là axit hydrochloric HCl, axit này giúp hoạt hóa enzym pepsin- đóng vai trò chính trong việc tiêu hóa protein. Chính vì vậy mà bản thân dạ dày có một hàng rào rất kiên cố ngăn không cho các axit và các enzyme quay lại “ăn mòn” dạ dày. Tuy nhiên các cơ quan khác lại không có cơ chế bảo vệ này. Chính vì vậy khi tiếp xúc với dịch dạ dày, niêm mạc nhanh chóng bị tổn thương, ăn mòn, sau đó là phù nề, viêm nhiễm, xơ sẹo và dính, nặng hơn là ung thư.

Bạn đang xem: Trào ngược dạ dày là gì

Xem thêm: Exterior Là Gì

Xem thêm: Thẻ Emv Là Gì – Những Tính Năng Nổi Trội

Cụ thể:

Loét thực quản: Các vết loét có thể chảy máu, gây đau đớn và khó nuốt.

Hẹp và sẹo thực quản: khi tổn thương liền lại có thể để lại sẹo gây hẹp thực quản làm tắc nghẽn đường lưu chuyển thức ăn.

Thực quản Barrett: là tình trạng mô vảy ở đoạn dưới thực quản bị biến đổi thành mô dạng cột với các tế bào giống như ở ruột (dị sản ruột). Quá trình này là kết quả của sự tổn thương liên tục đến lớp lót của thực quản và nguyên nhân phổ biến nhất là trào ngược dạ dày thực quản. Các tế bào đã bị biến đổi này có thể tiềm ẩn nguy cơ trở thành tế bào ung thư. Do đó, những người bị thực quản Barrett được khuyên nên có nội soi dạ dày định kỳ để theo dõi các dấu hiệu cảnh báo sớm về ung thư.

Ung thư thực quản: Có 2 loại ung thư thực quản chính: Ung thư biểu mô tuyếnung thư biểu mô tế bào vảy. Trong đó, một yếu tố nguy cơ chính của ung thư thực quản là thực quản Barrett. Người ta ước tính cứ 10 – 20 người có thực quản Barrett thì có 1 người bị ung thư thực quản sau 10 – 20 năm.

Biểu hiện ngoài thực quản: Viêm họng, viêm thanh quản, viêm tai giữa tái diễn nhiều lần. Tăng nặng bệnh hen suyễn. Ăn mòn răng, axit trào vào phổi có thể gây xơ phổi….

Điều trị trào ngược dạ dày thực quản bao gồm các phương pháp thay đổi lối sống, thay đổi chế độ ăn, điều trị nội khoa, điều trị ngoại khoa và các thủ thuật khác.

Phương pháp không dùng thuốc luôn được các bác sĩ khuyến khích bệnh nhân của mình. Một chế độ sinh hoạt hợp lý hay một chế độ ăn khoa học làm giảm đáng kể tần suất trào ngược dạ dày thực quản:

Ăn thành từng bữa nhỏ. Nên ăn thường xuyên hơn là ăn ít bữa lớn đối với người có dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản.Lựa chọn các thực phẩm có tính kiềm, có khả năng trung hòa axit như thực phẩm từ tinh bột (bánh mì, bột yến mạch) hay đạm dễ tiêu.Hạn chế thực phẩm kích thích tăng tiết axit hay kích thích cơ thắt dưới thực quản: hoa quả có hàm lượng axit cao (chanh, cam, dứa…) và ít các sản phẩm từ sữa.Giảm sử dụng các thực phẩm giàu chất béo; thực phẩm chua cay.Không hút thuốc, uống rượu bia, đồ uống có gas, không sử dụng các chất kích thích.Giữ cân nặng hợp lý.Không nằm hoặc lao động ngay sau khi ăn.Thư giãn giảm stress có thể làm giảm triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản một cách rõ ràng.

Ngay khi xuất hiện các dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản bạn hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa tiêu hóa để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời.

Khoa Nội soi – Tiêu hóa là một trong những chuyên khoa mũi nhọn tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec. Để được phòng tránh nguy cơ và điều trị kịp thời trào ngược dạ dày, Quý khách vui lòng đặt hẹn với các Bệnh viện thuộc hệ thống Y tế trên toàn quốc để được phục vụ tốt nhất.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

XEM THÊM: Đã điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày 8 tháng không khỏi phải làm thế nào? Dấu hiệu cảnh báo xuất huyết dạ dày 12 nguyên nhân gây ung thư dạ dày được các chuyên gia cảnh báo
Bệnh đau dạ dày nên ăn uống như thế nào?

Chào bạn! Bệnh đau dạ dày được coi là căn bệnh phổ biến ngày nay, gây ra những cơn đau âm ỉ, cùng với tình trạng khó tiêu, đầy bụng, buồn nôn,… khiến người bệnh mệt mỏi và kiệt sức. …

Đọc thêm
Thuốc kháng sinh điều trị vi khuẩn HP có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Chào bác sĩ ạ! Em có câu hỏi muốn nhờ bác sĩ tư vấn giúp em ạ. Trong thời gian vừa qua em có sử dụng thuốc kháng sinh điều trị bệnh HP dạ dày và em vẫn đang trong …

Đọc thêm
Đau bụng, buồn nôn khi tiếp xúc chất cồn có phải dấu hiệu ung thư dạ dày

Chào bác sĩ ạ! Em có nhiều biểu hiện như đau dạ dày hay buồn nôn, khi tiếp xúc với các chất có cồn như rượu hoặc bia thì sẽ bị đau bụng, tiêu chảy thường xuyên, có nhiều cơn …

Đọc thêm
Hỏi đáp: Nội soi dạ dày công nghệ cao có ưu điểm gì?

Xin chào bác sĩ! Em muốn biết: Nội soi dạ dày công nghệ cao có ưu điểm gì hơn so với nội soi dạ dày thông thường? Mong bác sĩ tư vấn và giải đáp. Em xin chân thành cảm …

Đọc thêm

Chuyên mục: Hỏi Đáp