Để phân loại một động từ  là ngoại động từ hay nội động từ, chúng ta phải dựa vào một số yếu tố theo sau nó. Tuy nhiên, trong tiếng Anh, có những từ có thể sử dụng trong cả 2 trường hợp. Vậy làm thế nào để phân biệt chúng và cách sử dụng như thế nào? Hãy theo dõi bài học sau nhé.

Bạn đang xem: Transitive and intransitive verbs là gì

TẢI TÀI LIỆU NGỮ PHÁP TIẾNG ANH MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY

Ngoại động từ (Transitive verbs)

Ngoại động từ diễn tả hành động tác động trực tiếp lên người hoặc vật, nó luôn được theo sau bởi một tân ngữ. Nếu thiếu tân ngữ, câu sẽ không hoàn chỉnh.

Ví dụ: She ate that cupcake.Ngoại động từ luôn luôn cần thêm yếu tố bên ngoài là một danh từ hay đại từ theo sau để hoàn tất nghĩa của câu. Trong câu trên, chúng ta không thể nói “she ate” rồi ngừng lại. Danh từ đi theo ngay sau ngoại động từ được gọi là tân ngữ (túc từ) trực tiếp (cupcake là tân ngữ trực tiếp của ate)Một số ví dụ :

I like it (tôi thích nó)Ta không thể nói : I like (tôi thích) rồi ngưng lạiShe brings an umbrella.We go to the movie theater.They play badminton.

TẢI TÀI LIỆU NGỮ PHÁP TIẾNG ANH MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY

2. Nội động từ (Intransitive verbs)

Nội động từ diễn tả hành động dừng lại với người nói hay người thực hiện nó. Nội động từ không cần có tân ngữ trực tiếp đi kèm theo. Nếu có tân ngữ thì phải có giới từ đi trước, tân ngữ này được gọi là tân ngữ của giới từ (prepositional object), không phải là tân ngữ trực tiếp.

Ví dụ:

She walks.Birds fly.She walks in the garden.Birds fly in the sky.Children play in the park

Các động từ vừa là ngoại động từ vừa là nội động từ

Có một số động từ vừa được xem là nội động từ, vừa được xem là ngoại động từ. Ví dụ như:

I write a story.I write.Who sang that song?He sang.She left her bag at the restaurant.After finished the lunch, her left.

Xem thêm: Reset This Pc Windows 10 Là Gì, Reset Windows 10 Về Trạng Thái Ban Đầu

*

Để quyết định khi nào dùng nội động từ, khi nào dùng ngoại động từ, hãy xác định xem tân ngữ trong câu là gì? Nó có bị tác động trực tiếp hoặc theo sau động từ không? Nếu câu có tân ngữ và tân ngữ đó được tác động trực tiếp bởi động từ thì đó là ngoại động từ, và ngược lại.

Cụm động từ và biến thể của từ

Cụm động từ cũng có thể được phân loại là nội động từ hay ngoại động từ.

Billy has decided to give up smoking when his wife has a baby.I hope Linda doesn’t give up.

“give up” là một cụm động từ. Trong ví dụ đầu tiên, ta có thể thấy “give up” mang ý nghĩa từ bỏ, quên một thứ gì đấy. Còn trong ví dụ thứ hai, “give up” có nghĩa là đừng từ bỏ sự cố gắng.

Xem thêm: Ercp Là Gì – Nội Soi Mật Tụy Ngược Dòng (Ercp)

Trên đây là một số cách cơ bản giúp bạn phân biệt được nội động từ và ngoại động từ. hãy luôn trau dồi kiến thức tiếng Anh để sử dụng thật thành thạo nhé.

Chuyên mục: Hỏi Đáp