Pressure transmitter là gì – cảm biến là gì

đăng 07:23, 6 thg 4, 2018 bởi thành nguyễn hữu  

Pressure transmitter là cảm biến áp suất là thiết bị đo lường công nghiệp dùng để đo áp lực chất lỏng, áp lực chất khí. Ngoài cái tên Pressure transmitter còn có các tên gọi khác như cảm biến áp lực nước; cảm biến áp suất nước, cảm biến áp suất khí, cảm biến áp lực dầu …. 

Cảm biến áp lực dầu (Pressure transmitter ) có công dụng dùng để đo áp suất dầu trong công nghiệp; và chuyển đổi áp suất đó thành tín hiệu dòng điện 4-20ma để hiển thị về bộ đọc tín hiệu; báo cho ta biết áp suất hiện tại mà dòng lưu chất dầu chảy qua cảm biến tăng hay giảm.

Bạn đang xem: Transducer là gì

Đối với việc đo áp suất nước; đo áp suất khí cũng tương tự

Với các dãy đo thông dụng như: -1…0bar, 0-4bar; 0-6bar cho đến dãy đo 0-400bar

Đơn vị thông số tiêu chuẩn của các cảm biến áp suất là bar vì vậy dùng trong khí; lỏng… ta phải chuyển đổi các thông số áp suất ra bar mới lựa chọn được cảm biến

Bảng chuyển đổi đơn vị áp suất này sẽ giúp bạn đọc xử lý được ngay vấn đề chuyển đổi đơn vị đo áp suất trong công nghiệp:

Xem tại:

>>>>>>>>>> Bảng chuyển đổi đơn vị đo áp suất 

Đối với môi trường axit thì ta bắt buộc phải dùng cảm biến đo áp suất dạng màng; và cấu tạo cảm biến phải thép không rỉ 316L trở lên để bảo vệ chống ăn mòn sản phẩm

Yếu tố quan trọng đối với một pressure transmitter – cảm biến áp suất

Hiện nay thì ngành công nghiệp hóa hiện đại hóa ngày càng phát triển mở rộng, nên yêu cầu các sản phẩm đo lường các thiết bị hỗ trợ các nhà máy sản xuất phải có tính chính xác cao.

Độ chính xác

Vì vậy yếu tố đầu tiên khi chọn cảm biến đo áp suất đó là độ chính xác

Cảm biến có độ chính xác càng cao thì tín hiệu báo về bộ điều khiển càng ổn định.

Xem thêm: Sửa Lỗi Sai Tiếng Anh, Ai Grammar Kiểm Tra Ngữ Pháp

Tốc độ xử lý tín hiệu phải nhanh

Mục đích để báo tín hiệu về bộ điều khiển trung tâm một cách nhanh nhất, để hệ thống trung tâm biết được dòng lưu chất đang chảy nhanh hay chậm để xử lý các vấn đề tăng áp giảm áp.

Dãy đo

Phải xác định dòng lưu chất đi qua là khí lỏng hay rắn hay lưu chất có chứa axit ăn mòn. 

Tiếp đo là dãy đo của cảm biến áp lực dầu hay các loại cảm biến khác 

Lưu ý : Điểm hay nhầm lẫn giữa người mua và người bán đó là dãy đo 

Ví dụ: người mua cần mua cảm biến đo áp lực nước 3 bar; trong khi người bán chào giá con cảm biến dãy đo 0-10bar. Chắc chắn con cảm biến áp suất 0-10bar mặc dù đo được đo tốt; nhưng độ chính xác vẫn không bằng con cảm biến áp suất có dãy đo 0-4 bar.

Xem thêm: Thực đơn Là Gì – Các Loại Thực đơn Trong Nhà Hàng

Xem thêm bảng ren kết nối, thang đo của cảm biến đo áp suất – và các ứng dụng thực tế tại:

Bảng tra ren kết nối và các ứng dụng thực tế của cảm biến áp suất ( pressure transmitter)

Tóm lại là dãy đo sản phẩm càng gần với dãy đo người sử dụng thì độ chính xác càng cao.

Giải pháp hiệu quả trong đo lường đối với pressure transmitter

Đối với 1 tín hiệu đầu ra của cảm biến đo áp suất nước – cảm biến áp lực:

Nếu chúng ta cần một tín hiệu đầu ra của cảm biến thì ta sẽ kết nối trực tiếp cảm biến áp suất với một bộ hiển thị hay bộ điều khiển 

Thông qua bộ hiển thị tín hiệu; ta có thể biết được chính xác áp suất tại thời điểm đang đo là bao nhiêu; và áp suất dao động tại từng thời điểm khác một cách nhanh chóng:

Đối với tín hiệu 2 ngõ analog 

Trường hợp; người dùng muốn đưa ra 2 tín hiệu cùng một lúc; một tín hiệu đưa về bộ hiển thị, một tín hiệu truyền đến PLC thì ta nên kết hợp với một bộ chia tín hiệu Z109REG-2 để lấy tín hiệu cảm biến truyền về chuyển đổi thành 2 tín hiệu 4-20ma 0-10V hoặc 1 tín hiệu analog 4-20ma và một tín hiệu relay hay còn gọi là rơle

Thông tin về ưu nhược điểm – cách dùng – và thông số kỹ thuật bộ chuyển đổi tín hiệu dòng điện 4-20ma; mời bạn đọc tham khảo tại:

>>>>>>>> Bộ chia tín hiệu analog 4-20mA 0-10V

Hy vọng những kiến thức này sẽ phần nào giúp được bạn đọc !

Thân Chào !

Liên hệ tư vấn kỹ thuật

0972 560 506 Mr. Thành

Email: thanh.nguyen

Chuyên mục: Hỏi Đáp