It looks like your browser does not have JavaScript enabled. Please turn on JavaScript and try again.

Bạn đang xem: Trái quyền là gì

*

*

Tóm tắt: Vật quyền được xác định là nhóm quyền về tài sản mà chủ thể vật quyền (có thể là chủ sở hữu hoặc người không phải là chủ sở hữu) có đầy đủ quyền chi phối trực tiếp đối với vật mà không cần thông qua hành vi của người khác. Quá trình xây dựng BLDS năm 2015, việc có sử dụng thuật ngữ này hay không đã được bàn thảo nhiều lần, từ dự thảo do Chính phủ trình đến dự thảo lấy ý kiến Nhân dân… Chúng tôi cho rằng, vấn đề của BLDS năm 2015 không chỉ là việc có sử dụng thuật ngữ “vật quyền” hay không, mà là tinh thần của “vật quyền”, với ý nghĩa là một quyền năng rất mạnh của chủ thể đối với tài sản như đã nêu trên, có được thể hiện trong BLDS năm 2015 hay không và ở mức độ nào?
Abstract: Rights in rem are defined as groups of property rights that holders of rights in rem (possibly the owner or person who is not the owner) have full power to govern directly to objects without governing through others’s behavior. During the process of drafting The Civil Code of 2015, the use of the term “rights in rem” or not has been discussed many times, from the draft submitted by the Government to the draft from People “s opinions … We believe that the problem of The Civil Code of 2015 is not only the use of the term “Rights in rem” or not, that is the spirit of the term, which means a very strong power of the subject property as described above, has been shown in The Civil Code of 2015 or not and to what extent?

*


Dự thảo Bộ luật Dân sự (BLDS) sửa đổi do Chính phủ trình Quốc hội tháng 10/2014 có một điểm sửa đổi lớn xin ý kiến Quốc hội, đó là: Phần thứ hai của BLDS năm 2005 – “Tài sản và quyền sở hữu” được đổi tên gọi mới là “Vật quyền”; Phần thứ ba của BLDS 2005 – “Nghĩa vụ và hợp đồng” được đổi tên gọi mới là “Trái quyền”. Thông qua quá trình Quốc hội thảo luận, lấy ý kiến Nhân dân từ tháng 01 – 4/2015, Phần thứ hai của Dự thảo BLDS sửa đổi đã có một bước chỉnh lý, trở thành “Quyền sở hữu và các vật quyền khác”; Phần thứ ba đã được thay đổi, từ “Trái quyền” của bản Dự thảo Chính phủ trình trở về tên gọi của BLDS năm 2005 là “Nghĩa vụ và hợp đồng”. Sự thay đổi này tiếp tục được duy trì cho đến bản Dự thảo BLDS sửa đổi tiếp thu ý kiến Nhân dân và trình Quốc hội tại kỳ họp tháng 5/2015. Sau kỳ họp này, trên cơ sở tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, tiếp tục lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, các chuyên gia, nhà khoa học, Dự thảo BLDS sửa đổi chính thức trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp tháng 10/2015 đã không còn cụm từ “vật quyền”, mà tên gọi của Phần thứ hai đã từ “Quyền sở hữu và các vật quyền khác” trở thành “Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản”.
Sự thay đổi này là kết quả của cả một quá trình nghiên cứu, thảo luận, lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp, sự nghiên cứu, phân tích, đánh giá, góp ý của các đại biểu Quốc hội, nhiều chuyên gia, nhà khoa học. Chúng tôi cho rằng, vấn đề của BLDS năm 2015 không phải là có sử dụng thuật ngữ vật quyền hay không, mà là tinh thần của vật quyền, với ý nghĩa là một quyền năng rất mạnh của chủ thể đối với tài sản, đó là quyền có thể được thực hiện trực tiếp và ngay tức khắc trên một vậtmà không phụ thuộc vào ý chí của người khác, có được thể hiện trong BLDS năm 2015 hay không và ở mức độ nào?
1. Những lý do của việc không sử dụng thuật ngữ “vật quyền” trong Bộ luật Dân sự năm 2015
Trong quá trình xây dựng BLDS, nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội, ý kiến của Nhân dân, các chuyên gia, nhà khoa học cho rằng, các quy định về vật quyền, quyền địa dịch, quyền hưởng dụng, quyền bề mặt… của Dự thảo BLDS sửa đổi rất khó hiểu mà nội hàm không khác nhiều so với các quy định hiện hành. Do đó, không nên sử dụng các thuật ngữ mới nếu những thuật ngữ trong BLDS hiện hành đã trở nên thông dụng, không có gì vướng mắc.
Xét về tính lịch sử,khái niệm “vật quyền” trước đây đã được sử dụng trong tương quan với “trái quyền”. Tuy nhiên, khi tổng kết thực tiễn thi hành pháp luật để xây dựng BLDS năm 1995 thì cả hai khái niệm này đã không còn được sử dụng vì không phù hợp với các khái niệm pháp lý khác, không diễn tả được đầy đủ nội hàm và không bảo đảm thống nhất với các quy định khác trong hệ thống pháp luật dân sự nước ta.
Xét về tính đồng bộ,“vật quyền” được xác định là nhóm quyền về tài sản mà chủ thể vật quyền (có thể là chủ sở hữu hoặc người không phải là chủ sở hữu) có đầy đủ quyền chi phối trực tiếp đối với vật mà không cần thông qua hành vi của người khác. Khái niệm “vật quyền” thường dùng để phân biệt với các quyền tài sản thuộc nhóm “trái quyền”, trong đó, chủ thể trái quyền có quyền yêu cầu người khác thực hiện nghĩa vụ về tài sản. Như vậy, nếu BLDS ghi nhận chế định vật quyền (Phần thứ hai) thì nhóm quyền này phải được đặt trong mối quan hệ với chế định trái quyền chứ không phải nghĩa vụ và hợp đồng (Phần thứ ba) như trong các bản Dự thảo BLDS trước khi trình Quốc hội thông qua.
Xét về mối quan hệ giữa chế định quyền tài sản (vật quyền, trái quyền) với bản thân khái niệm tài sản,nếu việc xây dựng chế định vật quyền dựa trên lý thuyết quyền trực tiếp đối với vật sẽ không phù hợp trong điều kiện tài sản hiện nay không chỉ gồm vật mà còn gồm tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản. Đồng thời, nếu xác định quyền sở hữu là vật quyền trung tâm, thì giới hạn của quyền sở hữu càng không thể chỉ ở sở hữu đối với vật. Do đó, việc sử dụng khái niệm vật quyền là không phù hợp với khái niệm tài sản mà BLDS Việt Nam đang điều chỉnh.
Điều này có thể thấy rõ là kể từ BLDS năm 1995, BLDS năm 2005 đến các Dự thảo BLDS sửa đổi trình thông qua năm 2015 đều duy trì khái niệm tài sản cơ bản gồm 4 loại: vật, tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản. Dù BLDS năm 2005 và 2015 dùng từ “vật” mà không phải là “vật có thực” như trong BLDS năm 1995, thì thực chất, khái niệm “vật” trong BLDS Việt Nam được tiếp cận hoàn toàn dưới góc độ là một thực thể vật lý, là “vật được định hình ở dạng thể rắn, lỏng, thể khí và các dạng khác mà con người có thể nắm giữ, chi phối”. Với cách tiếp cận này, vật và quyền không được phân biệt là hai phương pháp tiếp cận khái niệm tài sản, mà lại được coi là hai loại tài sản. Trong khi đó, chúng ta cần lưu ý rằng, nếu định nghĩa tài sản theo phương pháp liệt kê như BLDS hiện nay điều chỉnh, thì ranh giới giữa các loại tài sản trong xã hội hiện đại sẽ là rất khó xác định hay phân định một cách thực sự triệt để. Chẳng hạn, tiền, nếu là tiền giấy, tiền đồng có thể cầm nắm, chi phối, thì chính là vật. Nhưng cũng là tiền mà ở trạng thái trên tài khoản hoặc sổ tiết kiệm, thì lại là quyền tài sản. Hoặc chẳng hạn như giấy tờ có giá, một số loại cổ phiếu hiện nay như cổ phiếu không ghi danh có thể trực tiếp chuyển nhượng mà không cần qua thủ tục đăng ký thay đổi tại doanh nghiệp phát hành cổ phiếu hoặc tổ chức có thẩm quyền khác thì tính chất, việc chi phối loại tài sản này, cũng như hình thức giao dịch sẽ khác hẳn loại cổ phiếu có ghi danh – giấy chứng nhận cổ phiếu khi đó chỉ là giấy tờ ghi nhận quyền tài sản… Chính do sự phân định chưa thực sự rõ ràng này nên trong quá trình xây dựng Dự thảo BLDS sửa đổi, đã có nhiều ý kiến tranh luận trong việc, có nên quy định đối tượng của cầm cố bao gồm cả các quyền tài sản hay không; nếu quy định cầm cố cả quyền tài sản thì ranh giới giữa cầm cố và thế chấp tài sản có gì khác biệt? Bởi vì, đặc điểm của cầm cố là giao tài sản, mà nếu đối tượng của cầm cố là quyền tài sản, đặc biệt là quyền tài sản mà sự chuyển dịch quyền sở hữu đòi hỏi thủ tục đăng ký thì sẽ không thể có việc giao tài sản về mặt pháp lý tại thời điểm xác lập giao dịch cầm cố.
Như vậy, việc xây dựng chế định vật quyền, nếu có, cần phải được thiết lập trên cơ sở nhận thức lại toàn diện khái niệm, nội hàm và xây dựng lại định nghĩa tài sản.Hiện nay có rất nhiều trường phái, quan điểm xác định về nội hàm của tài sản. Theo quan niệm của luật học la-tinh, tài sản, được hiểu là một vật có giá trị tiền tệ, có thể được nhận dạng theo một trong hai cách:
– Hoặc ở góc độ vật lý, tài sản thực sự là một vật. Đó có thể là một vật hữu hình, nghĩa là nhận biết được đối với con người nhờ các giác quan tiếp xúc, như cái nhà, chiếc xe, thửa đất,… Nhưng đó cũng có thể là một vật vô hình mà sự hiện hữu chỉ được hình dung nhờ các công cụ khái niệm, chẳng hạn các quyền chủ nợ, quyền tác giả, các quyền sở hữu công nghiệp,…
– Hoặc ở góc độ pháp lý, tài sản được hình dung như một quyền. Tuỳ theo quyền có thể được thực hiện trực tiếp hoặc thông qua vai trò của một chủ thể khác, người ta phân biệt giữa vật quyền và trái quyền. Do tính chất quan trọng của vật quyền, đặc biệt là do ảnh hưởng sâu rộng của nó đối với đời sống xã hội và giao lưu dân sự nói riêng, người làm luật có xu hướng đòi hỏi vật quyền phải được luật ghi nhận mới được coi là tồn tại hợp pháp và được bảo vệ. Cũng bằng phương pháp loại suy, người ta nói rằng những tài sản không phải là vật quyền, thì được gọi là trái quyền. Theo thời gian, có một loại quyền thứ ba, gắn với giá trị kinh tế của các công trình lao động trí óc như tác phẩm văn chương, khoa học, nghệ thuật, gọi là quyền sở hữu trí tuệ, đứng bên cạnh vật quyền và trái quyền như một loại tài sản đặc thù.Đây cũng có thể coi là một khái niệm tương đối thuyết phục để chúng ta tiếp cận vật quyền, trái quyền với tư cách là các loại tài sản trong đời sống giao lưu dân sự.
Mặc dù BLDS năm 2015 không sử dụng thuật ngữ vật quyền, nhưng không thể phủ nhận rằng, để khuyến khích, mở rộng các giao dịch dân sự và theo đó là thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, thì BLDS một mặt cần phải minh định rõ ràng hơn các loại quyền tài sản; một mặt cần ghi nhận, xác lập và bảo vệ các quyền đối với tài sản đang hiện hữu trong đời sống xã hội. Chính vì vậy, BLDS được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 10 (tháng 11/2015) đã ghi nhận một số điểm cơ bản của lý thuyết vật quyền theo hướng: vể mặt từ ngữ, sử dụng cụm từ “quyền khác đối với tài sản”; về mặt nội hàm, ghi nhận các quyền mới là quyền hưởng dụng, quyền bề mặt, mở rộng và quy định cụ thể hơn nữa quyền đối với bất động sản liền kề (địa dịch); đồng thời bổ sung Chương XIV Phần thứ hai để điều chỉnh cụ thể về các nhóm quyền này trong mối quan hệ với quyền sở hữu, phân biệt với Phần thứ ba của BLDS về nghĩa vụ và hợp đồng.
Tuy rằng so với bản dự thảo BLDS do Ban soạn thảo gửi lấy ý kiến tháng 6/2014 (trước khi Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 – tháng 10/2014), chế định vật quyền (quyền khác đối với tài sản) đã được thu hẹp lại, chỉ bao gồm những vật quyền chính yếu (quyền sở hữu và các quyền khác liên quan đến quyền sở hữu – hưởng dụng, địa dịch, bề mặt), mà không gồm các vật quyền bảo đảm như cầm cố, thế chấp, cầm giữ, bảo lưu quyền sở hữu do còn có nhiều ý kiến khác nhau, đặc biệt là chưa thực sự phù hợp với thực tiễn giao dịch dân sự ở nước ta hiện nay, nhưng cũng đã thể hiện một bước đổi mới căn bản của BLDS trong việc làm rõ hơn, minh định sắc nét hơn các loại quyền tài sản để từ đó thúc đẩy sự phát triển của giao dịch dân sự.
Theo quy định tại Điều 159 BLDS: Quyền khác đối với tài sản là quyền của chủ thể trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác. Quyền khác đối với tài sản bao gồm: Quyền đối với bất động sản liền kề; Quyền hưởng dụng; Quyền bề mặt.
Khác với các quyền tài sản được ghi nhận tại Phần thứ ba (Nghĩa vụ và hợp đồng) của BLDS, quyền khác đối với tài sản mà Điều 159 BLDS điều chỉnh vẫn có hiệu lực trong trường hợp quyền sở hữu được chuyển giao, trừ trường hợp BLDS, luật khác có liên quan quy định khác. Điều này phản ánh một trong những tư tưởng cốt lõi của vật quyền, đó là quyền này cho phép chủ sở hữu quyền được phép thực hiện quyền của mình, bất kể vật đó đang thuộc quyền sở hữu của ai.
Có thể nói, các quyền đối với tài sản khác được ghi nhận tại Phần thứ hai của BLDS, mặc dù không sử dụng thuật ngữ vật quyền, nhưng tư tưởng, bản chất chính là thể hiện quyền năng rất mạnh của chủ thể sở hữu quyền đối với tài sản. Cụ thể:
Điều 247 BLDS ghi nhận: Quyền đối với bất động sản liền kề có hiệu lực đối với mọi cá nhân, pháp nhân và được chuyển giao khi bất động sản được chuyển giao, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
Điều 259 BLDS quy định: Quyền hưởng dụng được xác lập từ thời điểm nhận chuyển giao tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác. Quyền hưởng dụng đã được xác lập có hiệu lực đối với mọi cá nhân, pháp nhân, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác. Đồng thời, khoản 1 Điều 263 cũng ràng buộc: chủ sở hữu tài sản được quyền định đoạt tài sản nhưng không được làm thay đổi quyền hưởng dụng đã được xác lập.
Điều 269 về quyền bề mặt quy định: Quyền bề mặt có hiệu lực từ thời điểm chủ thể có quyền sử dụng đất chuyển giao mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất cho chủ thể có quyền bề mặt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác. Quyền bề mặt có hiệu lực đối với mọi cá nhân, pháp nhân, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác. Điều 271 cũng làm rõ nội hàm của quyền bề mặt như sau: Chủ thể quyền bề mặt có quyền khai thác, sử dụng mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất thuộc quyền sử dụng đất của người khác để xây dựng công trình, trồng cây, canh tác nhưng không được trái với quy định của Bộ luật này, pháp luật về đất đai, xây dựng, quy hoạch, tài nguyên, khoáng sản và quy định khác của pháp luật có liên quan. Chủ thể quyền bề mặt có quyền sở hữu đối với tài sản được tạo lập theo quy định này.

Xem thêm: Báo Giá Tiếng Anh Là Gì

Như vậy, dù lý thuyết vật quyền mới được thể hiện trong BLDS năm 2015 ở một mức độ nhất định, thì với tư cách là đạo luật cơ bản của hệ thống pháp luật tư, những quy phạm này của BLDS cũng sẽ có tác động hết sức sâu rộng, lan tỏa đến các đạo luật khác có liên quan như Luật Đất đai, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị… và thực tiễn sẽ có những trả lời thỏa đáng cho việc tiếp tục phát triển lý thuyết này hay không ở những lần sửa đổi BLDS sau.
3. Một số suy nghĩ về các quyền mới trong Phần thứ hai “Quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản” của Bộ luật Dân sự năm 2015
Việc hoàn thiện các quy định về quyền khác đối với tài sản trong Phần thứ hai của BLDS được tiến hành hết sức khẩn trương sau khi lấy ý kiến Nhân dân trên nền những tư tưởng về lý thuyết vật quyền mà Chính phủ trình và tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, ý kiến của các cơ quan, tổ chức, các chuyên gia, nhà khoa học. Bộ luật đã được thông qua theo đúng chương trình, kế hoạch, nhưng vẫn còn những vấn đề phải tiếp tục nghiên cứu, để việc áp dụng vào thực tiễn sau khi BLDS năm 2015 có hiệu lực cũng như trong mối quan hệ với các đạo luật có liên quan thực sự khả thi.
– Thứ nhất, quyền khác đối với tài sản theo quy định tại Phần thứ hai của BLDS là một quyền năng rất mạnh, gần như chủ sở hữu. Khác với các quyền tài sản thuộc Phần thứ ba về nghĩa vụ và hợp đồng, quyền đối với tài sản không thể bị đơn phương chấm dứt, không thể bị hủy bỏ, thậm chí có thể chuyển dịch theo sự chuyển dịch quyền sở hữu tài sản. Quyền đối với tài sản chỉ bị chấm dứt trong những trường hợp rất hạn chế, hoặc theo quy định của luật, hoặc phải có sự đồng thuận ý chí của cả hai bên giao dịch, hoặc khi bên hưởng quyền từ bỏ việc hưởng quyền của mình. Thậm chí đối với quyền hưởng dụng, chủ sở hữu tài sản chỉ được yêu cầu Tòa án truất quyền của người hưởng dụng khi người này vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ. Như vậy, khi xác lập một giao dịch đối với các quyền thuộc Phần thứ hai của BLDS, cá nhân, pháp nhân là chủ sở hữu tài sản bị hạn chế rất nhiều quyền của mình, do đó, cần phải hết sức thận trọng, cân nhắc.
– Thứ hai, đối với ba quyền năng mạnh gần như quyền sở hữu được BLDS ghi nhận, BLDS lại không quy định các chủ thể tham gia giao dịch về quyền phải đăng ký giao dịch. Ngoại trừ quyền đối với bất động sản liền kề, quyền bề mặt liên quan đến đất, theo quy định tại Điều 95 Luật Đất đai thì mọi biến động về đất đều phải đăng ký, thì đối với quyền còn lại là quyền hưởng dụng, một quyền năng có nội hàm chưa thực sự rõ ràng, quyền năng của người thụ hưởng rất rộng thì lại không ràng buộc cơ chế đăng ký để bảo đảm hiệu lực đối kháng. Việc áp dụng quy định này sẽ có thể phát sinh một số vướng mắc, tranh chấp. Chẳng hạn, chúng ta xem xét trong ví dụ sau đây, nếu giao dịch về quyền tài sản không được đăng ký thì sẽ đem đến những hệ lụy gì:
Ông A giao kết với ông B một hợp đồng về quyền hưởng dụng trang trại trong 30 năm. Do luật không yêu cầu nên hợp đồng này không được đăng ký. Sau đó, ông A muốn chuyển nhượng trang trại đó nhưng ông B không đồng ý, do đó, việc chấm dứt quyền hưởng dụng này không thể thực hiện bởi vì Điều 265 BLDS hạn chế những trường hợp chấm dứt quyền hưởng dụng theo ý chí của chủ sở hữu tài sản. Do vậy, ông A đã lách luật bằng cách chuyển nhượng quyền sở hữu trang trại đó cho ông C mà không hề thông báo về việc trang trại đó hiện đang thuộc quyền hưởng dụng của ông B. Sau khi ông C hoàn tất các thủ tục nhận chuyển nhượng thì mới phát hiện mình không có bất cứ quyền năng gì đối với trang trại đó cho đến hết 30 năm thời hạn của quyền hưởng dụng đã xác lập giữa ông A và ông B. Nếu như hợp đồng ban đầu giữa ông A và ông B là một hợp đồng thuê thông thường thì có thể hoàn toàn chấm dứt hợp đồng do một trong các bên (ông A) vi phạm nghĩa vụ. Nhưng do hợp đồng đã ký kết giữa ông A và ông B là hợp đồng hưởng dụng, nên không thể áp dụng các quy định về hủy bỏ, đơn phương chấm dứt hợp đồng tại phần thứ ba của BLDS. Trường hợp này, do thiếu thông tin nên ông C đã mua phải một tài sản bị hạn chế quyền hưởng dụng. Tất nhiên, vụ việc tranh chấp giữa các bên sẽ có Tòa án giải quyết, nhưng nếu luật ràng buộc cơ chế đăng ký để minh bạch thông tin về các quyền quy định tại Phần thứ hai của BLDS, là các quyền năng rất mạnh – gần như chủ sở hữu, thì có thể sẽ hạn chế các vụ tranh chấp trên thực tế.
– Thứ ba, một trong những quyền thuộc Phần thứ hai của BLDS sẽ có ảnh hưởng lớn đến các luật liên quan như Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản… Đó là quyền bề mặt.
Theo quy định tại Điều 267 BLDS, quyền bề mặt là quyền của một chủ thể đối với mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất mà quyền sử dụng đất đó thuộc về chủ thể khác.
Điều 271 BLDS quy định: Chủ thể quyền bề mặt có quyền khai thác, sử dụng mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất thuộc quyền sử dụng đất của người khác để xây dựng công trình, trồng cây, canh tác nhưng không được trái với quy định của BLDS, pháp luật về đất đai, xây dựng, quy hoạch, tài nguyên, khoáng sản và quy định khác của pháp luật có liên quan. Chủ thể quyền bề mặt có quyền sở hữu đối với tài sản được tạo lập theo quy định này.
Xét từ góc độ của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, chủ thể của quyền bề mặt theo quy định của BLDS chính là chủ sở hữu tài sản trên đất. Như vậy, cần phải xem xét một cách tổng thể xem sự thay đổi về mặt khái niệm, cách tiếp cận này có ảnh hưởng gì đến quyền của chủ sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản trên đất như cách tiếp cận lâu nay của BLDS năm 2005, Luật Đất đai năm 2013, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 hay không? Các cá nhân, pháp nhân có liên quan sau khi BLDS mới có hiệu lực, chịu ảnh hưởng của các quy định mới này như thế nào và liệu có xung đột pháp luật gì nảy sinh hay không?
Đây là những vấn đề phát sinh từ một số nội dung mới của BLDS đang cần có sự nghiên cứu sâu sắc, toàn diện, để việc áp dụng được thuận lợi và khả thi./.
Điều 172 BLDS 1995 quy định: Tài sản bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản.
PGS,TS. Nguyễn Ngọc Điện, Những vấn đề bị bỏ quên liên quan đến chế độ sở hữu trong BLDS năm 2015, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, 6/2011.
PGS,TS. Nguyễn Ngọc Điện, Lợi ích của việc xây dựng chế định vật quyền đối với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật tài sản, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số chuyên đề về sửa đổi BLDS phần liên quan đến quyền sở hữu tài sản và hợp đồng.
Điều 247 BLDS năm 2015 quy định: Quyền đối với bất động sản liền kề có hiệu lực đối với mọi cá nhân, pháp nhân và được chuyển giao khi bất động sản chuyển giao, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

Xem thêm: Opal Boulevard Giá Bán – Bán Căn Hộ Chung Cư Opal Boulevard (02/2021)

Với cách quy định của BLDS, quyền hưởng dụng (Phần thứ hai) có phần chồng lấn sang các nội dung của phần Nghĩa vụ và hợp đồng (Phần thứ ba); đồng thời cũng chồng lấn sang khái niệm quyền sử dụng trong quyền sở hữu. Bởi vì, theo quy định tại Điều 257, quyền hưởng dụng (tức quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức) có nội hàm giống như quyền sử dụng trong các quyền năng của quyền sở hữu; Điều 258 quy định quyền hưởng dụng có thể xác lập thông qua thỏa thuận. Kết hợp nội dung các điều này có thể gây ra cách hiểu: quyền hưởng dụng với tư cách là một vật quyền không có gì khác so với quyền của chủ sở hữu chuyển quyền sử dụng tài sản của mình cho chủ thể khác thông qua hợp đồng (là các quy phạm thuộc phần Nghĩa vụ và hợp đồng).

Chuyên mục: Hỏi Đáp