Trái phiếu là gì?

– Trái phiếu tiếng anh là Là bond một loại chứng khoán quy định nghĩa vụ của công ty phát hành (người vay tiền) phải trả cho người nắm giữ trái phiếu (người cho vay) một khoản tiền xác định;

– Có xác định khoảng thời gian cụ thể.

Bạn đang xem: Trái phiếu là gì

– Công ty phát hành phải hoàn trả khoản cho vay ban đầu khi nó đáo hạn.

Đầu tư trái phiếu là gì?

Đầu tư trái phiếu là thực hiện một giao dịch cho vay với người đầu tư trái phiếu là người cho vay và người phát hành trái phiếu (Chính phủ, doanh nghiệp, ngân hàng hay tổ chức tài chính) là người đi vay. Nhà phát hành có nghĩa vụ phải thanh toán cho trái chủ theo các cam kết nợ được xác định trong hợp đồng vay.

Trái phiếu là một công cụ tuyệt vời để tạo ra thu nhập và đầu tư trái phiếu được coi là sự đầu tư an toàn, đặc biệt là khi so sánh với đầu tư cổ phiếu.

Thị trường trái phiếu là gì?

Thị trường trái phiếu hay thị trường nợ, thị trường tín dụng trong tiếng Anh được gọi là Bond markets.

Thị trường trái phiếu là thị trường mà hàng hoá được mua bán tại đó là các trái phiếu.

Trái phiếu là công cụ nợ, mà thực chất của việc phát hành các công cụ này là nhà phát hành đứng ra đi vay theo phương thức có hoàn trả cả gốc lẫn lãi.

Người cho vay sẽ không chịu bất cứ trách nhiệm nào về kết quả hoạt động sử dụng vốn của người vay và trong mọi trường hợp, nhà phát hành phải có trách nhiệm hoàn trả cho phía chủ theo các cam kết đã được xác định trong hợp đồng vay. Trái phiếu thường có thời hạn xác định, có thể là trung hạn hay dài hạn.

Điểm giống, khác nhau giữa cổ phiếu và trái phiếu?

Điểm giống nhau

Đều được gọi là chứng khoán.Đều có 2 loại: Ghi tên và không ghi tên.Trong nội dung của cổ phiếu và trái phiếu đều có ghi:Tên, trụ sở chính của công ty phát hành.Số và ngày cấp giấy chứng nhận ĐKKD.Ngày phát hành.Tên của người sở hữu (cổ đông)

Điểm khác nhau

Cổ phiếu Trái phiếuTính chất Cổ phiếu là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ ghi nhận quyền sở hữu đối với một phần vốn điều lệ Trái phiếu là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ ghi nhận quyền sở hữu đối với một phần vốn vay.Về tư cách người sở hữu:– Người sở hữu cố phiếu là cổ đông, thành viên của công ty, và được sở hữu 1 phần lợi nhuận của công ty dưới hình thức lãi cổ phiếu.

– Cổ phiếu còn được gọi là chứng khoán vốn.

– Người sở hữu trái phiếu là chủ nợ của công ty vì trái phiếu là 1 loại giấy ghi nhận nợ.

– Trái phiếu còn được gọi là chứng khoán nợ.

Về vấn đề hưởng lợi nhuận:– Cổ phiếu có độ rủi ro cao.

– Cổ tức thay đổi tùy thuộc vào khả năng SXKD của công ty. Khi công ty làm ăn có lãi mới được chia lợi tức, khi công ty làm ăn thua lỗ thì không được chi trả cổ tức.

– Độ rủi ro thấp hơn.

– Lợi tức thường không thay đổi, không phụ thuộc vào việc SXKD của công ty có lãi hay không có lãi.

Về vấn đề trách nhiệm:– Người sở hữu cổ phiếu chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp vào công ty.

– Khi công ty bị giải thể hay phá sản thì cổ đông chỉ được trả lại phần vốn góp sau khi đã thanh toán hết mọi nghĩa vụ, mọi khoản nợ của công ty.

– Người sở hữu trái phiếu không phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty.

– Khi công ty bị giải thể hay phá sản thì chủ sở hữu trái phiếu được ưu tiên thanh toán gốc và lãi trái phiếu trước chủ sở hữu cổ phần.

Việc tham gia vào các hoạt động của công ty: Người có cổ phiếu có quyền tham gia vào Đại hội đồng cổ đông của công ty, vào các cơ quan quản lý điều hành của công ty. Người có trái phiếu không có quyền tham gia vào các cơ quan quản lý của công ty, không được quyền bỏ phiếu quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt đông của công ty.Thời gian đáo hạn Cổ phiếu không có thời gian đáo hạn Thường có một thời gian nhất định được ghi trong trái phiếu.Hậu quả pháp lí của việc phát hành đối với công ty

Kết quả của việc phát hành cổ phiếu sẽ làm tăng vốn điều lệ của công ty cổ phần và làm thay đổi quyền quản trị của các cổ đông. Kết quả của việc phát hành trái phiếu sẽ làm tăng vốn vay của công ty cổ phần và không ảnh hưởng gì đến quyền quản trị của các cổ đông viện.

Thị giá trái phiếu là gì?

Thị giá cổ phiếu trong tiếng Anh được gọi là stock market prices.

Giá hay thị giá cổ phiếu là giá giao dịch, mua bán cổ phiếu trên thị trường vào một thời điểm xác định.

OC trái phiếu là gì?

Bản cáo bạch ( OC ) là bản công bố thông tin bắt buộc khi Doanh nghiệp muốn phát hành trái phiếu. bản cáo bạch thường bao gồm các nọi dung quan trọng như: các nhân tố rủi ro, vai trò các tổ chức liên quan đến giao dịch, tình hình hoạt động kinh doanh và tài chính của tổ chức phát hành, mục đích chào bán trái phiếu hay kế hoạch sử dụng vốn, kế hoạch trả nợ, các điều kiện điều khoản. Đây là tài liệu bạn nên đọc để hiểu về tổ chức phát hành trái phiếu trước khi đàu tư.

Bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp là gì?

Bảo lãnh phát hành trái phiếu là phương thức phát hành trái phiếu mà doanh nghiệp phát hành bán trái phiếu thông qua tổ chức bảo lãnh phát hành.

Lãi suất coupon của trái phiếu là gì?

Trước khi đi vào tìm hiểu lãi suất Coupon chúng ta cùng đi làm rõ định nghĩa Coupon là gì?

Coupon là phần cuống của trái phiếu mà người nắm trái phiếu đưa ra để nhận lãi suất trả cho trái phiếu có lãi suất cố định. Hoặc Coupon là vé/chứng từ/phiếu giảm giá/mã giảm giá được nhà sản xuất/nhà bán lẻ tung ra trong các chương trình khuyến mãi để thu hút người tiêu dùng.

Coupon Rate hay lãi suất Coupon là phần lãi nhận được khi đầu tư vào chứng khoán có thu nhập cố định; lãi thường được trả hàng tháng hoặc mỗi năm bởi tổ chức phát hành dựa trên mệnh giá trái phiếu. Lãi suất thay đổi khi trái phiếu thay đổi, thường được biết đến là lãi suất hoàn vốn hay lãi suất đáo hạn..

Lợi suất trái phiếu là gì?

Lợi suất trái phiếu là tổng lợi nhuận nhà đầu tư nhận được khi đầu tư vào trái phiếu. Có nhiều loại lợi suất trái phiếu, trong đó lợi suất danh nghĩa là phần lãi chia cho mệnh giá trái phiếu; lợi suất thực là thu nhập hàng năm của trái phiếu chia cho giá thị trường hiện tại của nó. Ngoài ra, lợi suất yêu cầu là mức lợi suất mà tổ chức phát hành trái phiếu phải cung cấp để thu hút các nhà đầu tư.

Lãi suất chiết khấu trái phiếu là gì?

Theo đó, khái niệm lãi suất chiết khấu là một trong những nội dung trọng tâm và được định nghĩa tại Khoản 11 Điều 3 Thông tư 150/2011/TT-BTC. Cụ thể như sau:

“Lãi suất chiết khấu” là tỷ lệ phần trăm (%) lãi hàng năm, được dùng làm căn cứ để xác định giá trái phiếu bị hoán đổi, giá trái phiếu được hoán đổi và tỷ lệ hoán đổi giữa trái phiếu bị hoán đổi và trái phiếu được hoán đổi.

Liên quan đến nội dung này, để bạn nắm rõ vấn đề, Ban biên tập gửi tới bạn một số khái niệm như sau:

– “Hoán đổi trái phiếu” là việc cùng mua, cùng bán hai (02) mã trái phiếu khác nhau của cùng một chủ thể phát hành tại cùng một thời điểm với mục tiêu cơ cấu lại danh mục trái phiếu.

– “Trái phiếu phát hành lần đầu” là loại trái phiếu mới được phát hành để hoán đổi cho các loại trái phiếu đang lưu hành.

– “Trái phiếu phát hành bổ sung” là loại trái phiếu được phát hành bổ sung, có cùng lãi suất danh nghĩa và cùng ngày đáo hạn với loại trái phiếu đang lưu hành.

– “Trái phiếu kho bạc” (sau đây gọi tắt là trái phiếu) là trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn phát hành từ một (01) năm trở lên.

– “Trái phiếu bị hoán đổi” là loại trái phiếu đang lưu hành được lựa chọn để hoán đổi với loại trái phiếu phát hành lần đầu hoặc trái phiếu phát hành bổ sung.

– “Lãi suất danh nghĩa” của trái phiếu là tỷ lệ phần trăm (%) lãi hàng năm tính trên mệnh giá trái phiếu mà chủ thể phát hành phải thanh toán cho chủ sở hữu trái phiếu vào các kỳ trả lãi theo các điều kiện, điều khoản của trái phiếu được quy định tại thời điểm phát hành.

Đáo hạn trái phiếu là gì?

Ngày đáo hạn của trái phiếu là ngày mà khoản vay gốc (principal) hay giá danh nghĩa (par) , giá trị của trái phiếu sẽ được thanh toán cho các nhà đầu tư, và nghĩa vụ trả trái phiếu của công ty sẽ kết thúc.

Lãi suất hoàn vốn của trái phiếu là gì?

Muốn hiểu rõ ý nghĩa của lãi suất hoàn vốn, bước đầu bạn cần phải nắm vững những điều cơ bản của khái niệm. Lãi suất hoàn vốn là lãi suất được đặt ra với mục đích làm giảm cân bằng giá trị hiện tại của số tiền thanh toán mà bạn nhận được hôm nay. Lãi suất này tính theo công cụ nợ với giá trị hôm nay của chính công cụ đó.

Có thể so sánh ý nghĩa của lãi suất hoàn vốn giống như bài toán chính xác về phép đo lãi suất. Dựa vào đó, bạn dễ dàng thấy được lãi suất nếu càng tăng thì giá trị hiện tại của món tiền trong tương lai sẽ càng giảm đi và ngược lại. Lãi suất hoàn vốn khác với tỷ suất lợi tức. Tỷ suất lợi tức sẽ phản ánh một cách chính xác mức sinh lời của việc đầu tư bắt đầu từ khi nhà đầu tư bán công cụ nợ trước khi nó đáo hạn thành công.

Quỹ đầu tư trái phiếu là gì?

Quỹ trái phiếu là Quỹ mở được đầu tư chủ yếu (từ 80% giá trị tài sản ròng trở lên) vào các loại trái phiếu như trái phiếu Chính phủ, trái phiếu Chính quyền địa phương hay trái phiếu Doanh nghiệp, và các loại giấy tờ có giá khác.

Trái phiếu là một loại chứng khoán nợ do một tổ chức phát hành cho nhà đầu tư (hay còn gọi là trái chủ). Tổ chức phát hành trái phiếu có thể là Chính phủ, Chính quyền địa phương hay Doanh nghiệp. Số tiền huy động từ việc phát hành trái phiếu được Tổ chức phát hành sử dụng cho nhiều mục đích, như tài trợ các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng (trái phiếu Chính phủ), tài trợ cho các dự án xây dựng nhà máy hay bổ sung vốn lưu động nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh (trái phiếu Doanh nghiệp).

Duration trái phiếu là gì?

Duration là khoảng thời gian trung bình để người sở hữu trái phiếu nhận được toàn bộ dòng tiền của trái phiếu. Công thức tổng quát:

Trong đó:

– PV(CFi): Giá trị hiện tại của dòng tiền i

– Ti: Thời điểm nhận được dòng tiền i

Thời gian đáo hạn bình quân (Duration) là thước đo mức độ nhạy của giá trái phiếu với sự thay đổi của lợi suất trái phiếu và là công cụ được sử dụng rộng rãi khi đo lường rủi ro trái phiếu.

Định giá trái phiếu la gì?

*

định giá trái phiếu là công việc của nhà định giá nhằm tìm ra được giá trị lý thuyết của trái phiếu một cách chính xác. Giá trị của trái phiếu được xác định bằng cách xác định hiện giá của toàn bộ thu nhập nhận được trong thời hạn hiệu lực của trái phiếu. Để từ bước định giá tới bước quyết định giao dịch, bạn có thể thực hiện theo quy trình như sau:

Ước lượng dòng tiền sinh ra từ tài sản (thu nhập kỳ vọng)Ước lượng tỷ suất lợi nhuận NĐT yêu cầu(= lãi suất phi rủi ro + phần gia tăng do rủi ro).Lựa chọn mô hình định giá (DCF) thích hợp để áp dụng. Tính hiện giá dòng tiền tệ thu nhập theo tỷ suất lợi nhuận vừa ước lượng.So sánh giá trị lý thuyết vừa định ra với giá trị thị trườngQuyết định đầu tư (mua hay bán).Đấu thầu trái phiếu là gì?“Đấu thầu trái phiếu” là việc lựa chọn các tổ chức, cá nhân tham gia dự thầu và lựa chọn các tổ chức, cá nhân mua trái phiếu theo các tiêu chí đã công bố.

Lãi suất hiện hành của trái phiếu là gì?

Khi trái phiếu được phát hành, nó được đi kèm với một mức lãi suất cố định gọi là lãi suất coupon được cố định cho đến khi trái phiếu đáo hạn. Đây là trong trường hợp của trái phiếu chi trả lãi suất cố định. Lãi suất này được tính dựa trên lãi suất thị trường hiện tại và sự nhận định về rủi ro của thị trường đối với trái phiếu từ tổ chức phát hành đó. Khi bạn bán lại trái phiếu đó trên thị trường thứ cấp trước khi nó đáo hạn, giá trị của trái phiếu, không phải là lãi suất của trái phiếu, sẽ bị ảnh hưởng bởi lãi suất thị trường tại thời điểm đó cũng như thời gian còn lại cho đến khi trái phiếu đó đáo hạn.

LÃI SUẤT CỦA TRÁI PHIẾU CÓ MỐI QUAN HỆ CHẶT CHẼ VỚI LÃI SUẤT HIỆN HÀNH CỦA THỊ TRƯỜNG VÀ RỦI RO CỦA TỔ CHỨC PHÁT HÀNH

Lãi suất đáo hạn của trái phiếu là gì?

lợi suất đáo hạn trong tiếng Anh là Yield to Maturity, viết tắt là YTM.

Lợi suất đáo hạn, lợi tức đáo hạn hay lãi suất đáo hạn là lãi suất hòa vốn trung bình của một trái phiếu nếu mua trái phiếu ở một thời điểm và giữ lại trái phiếu đó cho đến ngày đến hạn thanh toán.

Công thức xác định

Có thể xác định lợi suất đáo hạn qua công thức sau:

Ý nghĩa:– Lợi suất đáo hạn nêu trên cũng chính là một lãi suất hoàn vốn nên xác định lợi suất đáo hạn cũng sử dụng phương pháp thử hoặc phương pháp nội suy.

– Lợi suất đáo hạn là đại lượng được sử dụng rất thường xuyên để đo lường mức sinh lời của trái phiếu.

– Trên thị trường trái phiếu ở nhiều nước lợi suất đáo hạn của trái phiếu chủ yếu được niêm yết hàng ngày được công bố trên báo chí.

– Việc tính toán lợi suất đáo hạn – YTM không chỉ tính tới tiền lãi hiện tại mà còn tính tới bất kì khoản lỗ/lãi nào mà nhà đầu tư sẽ gặp phải bằng việc giữ trái phiếu cho đến ngày đáo hạn.

Thêm vào đó, YTM còn xem xét tới thời gian của dòng tiền. Mối quan hệ giữa trái phiếu, lãi suất coupon, lợi suất hiện hành và lợi suất đáo hạn như sau:

Trái phiếu được bán tại Mối quan hệMệnh giá Lãi suất coupon = lợi suất hiện hành = lợi suất đáo hạnDưới mệnh giá Lãi suất coupon Trên mệnh giá Lãi suất coupon > lợi suất hiện hành > lợi suất đáo hạn

Hạn chế:– Hạn chế của việc đo lường lợi suất đáo hạn là ở chỗ nó phải đáp ứng hai giả thiết:

Thứ nhất: tiền lãi trái phiếu sẽ được tái đầu tư ở lợi suất đáo hạn.

– Với giả thiết thứ nhất, nhà đầu tư sẽ phải đối mặt với lãi suất tương lai thấp hơn lợi suất đáo hạn tại thời điểm mua trái phiếu. Rủi ro này được biết tới là loại rủi ro tái đầu tư.

Thứ hai: trái phiếu được giữ cho tới ngày đáo hạn.

Nếu trái phiếu không giữ đến ngày đáo hạn nhà đầu tư sẽ đối mặt với rủi ro có thể phải bán trái phiếu thấp hơn giá mua trái phiếu dẫn tới lợi tức nhận được sẽ thấp hơn lợi tức đáo hạn. Đó là rủi ro lãi suất.

Thời gian đáo hạn của trái phiếu là gì?

thời gian đáo hạn là ngày mà tổ chức phát hành phải mua lại trái phiếu. Ngoài ra thì trong khoảng thời gian từ khi phát hành cho đến ngày đáo hạn, người phát hành phải có nghĩa vụ thanh toán tiền lãi theo cam kết cho người nắm giữ trái phiếu.

Kỳ hạn trái phiếu được xem là một trong những thông tin quan trọng mà nhà đầu tư nhất định phải nắm rõ bởi 3 lý do sau:

Kỳ hạn trái phiếu thể hiện chi tiết thời gian mà người nắm giữ trái phiếu có thể mong đợi để nhận được các khoản thanh toán, hay còn gọi là tiền lãi định kỳ. Hơn nữa, kỳ hạn trái phiếu còn giúp nhà đầu tư tính được số năm khi khoản vay gốc được hoàn trả toàn bộLợi tức của một trái phiếu phụ thuộc nhiều vào kỳ hạnTrong suốt thời gian tồn tại trên thị trường, giá trị của trái phiếu sẽ biến đổi qua quãng đời của nó khi lãi suất trên thị trường thay đổi – tính biến của giá trái phiếu phụ thuộc vào thời gian đáo hạn của nó. Nếu các yếu tố khác không đổi, thời gian đáo hạn càng dài, tính biến động giá của trái phiếu càng lớn trước một sự thay đổi của lãi suất thị trường.Kỳ hạn trái phiếu được chia thành 3 nhóm chính như sau:

Ngắn hạn: Trái phiếu có kỳ hạn từ 1 đến 5 nămTrung hạn: Trái phiếu có kỳ hạn từ 5 đến 12 nămDài hạn: Trái phiếu có kỳ hạn từ 12 đến 30 nămLà một nhà đầu tư thông minh thì bạn nên nắm rõ những điều quan trọng về kỳ hạn trái phiếu thì mới có thể tối đa hóa lợi nhuận mong muốn.

Trái phiếu kèm theo chứng quyền là gì?

Trước tiên, chứng quyền (warrant) là một trong số các công cụ phái sinh. Trong đó bao gồm chứng quyền cổ phiếu (stock warrant) và chứng khoán có đảm bảo (cover warrant -CW).

Điểm khác biệt chính giữa chứng quyền cổ phiếu và CW là chủ thể phát hành. Nếu CW được thị trường tự phát hành (thông thường là các CTCK, ngân hàng đầu tư) thì chứng quyền cổ phiếu lại do các doanh nghiệp phát hành. Do đó, chứng quyền cổ phiếu được xem như một công cụ tăng vốn trong tương lai của doanh nghiệp.

Chứng quyền cổ phiếu thường đi kèm với trái phiếu hoặc cổ phần ưu đãi. Thông thường những loại chứng quyền này có thể được tách riêng ra và được bán riêng không liên quan đến trái phiếu.

*

Theo ông Dan Svensson, Giám đốc Quản lý danh mục Quỹ đầu tư Trái phiếu Việt Nam thuộc Dragon Capital, trái phiếu kèm chứng quyền cũng có điểm tương tự như trái phiếu chuyển đổi khi cả 2 đều cho phép phát hành cổ phiếu mới khi quyền mua được thực hiện và tạo hiệu ứng pha loãng cổ phiếu đối với cổ phiếu của các cổ đông hiện hữu.

Tuy nhiên, với trái phiếu chuyển đổi, tổng giá trị đầu tư tương đối lớn do bao gồm cả phần trái phiếu và quyền mua kèm theo nên nhà đầu tư cá nhân thường không dễ tiếp cận. Trong khi với chứng quyền sau khi đã được tách khỏi trái phiếu chào bán ban đầu, người mua cần khoản tiền mặt nhỏ hơn rất nhiều do chỉ phải trả cho phần quyền chọn.

Trong trường hợp doanh nghiệp phát hành bị phá sản, lượng tiền gặp rủi ro giữa đầu tư vào chứng quyền và trái phiếu chuyển đổi sẽ rất khác nhau. Với chứng quyền, khoản tiền gặp rủi ro chỉ là phần phí đã trả. Trong khi trái phiếu chuyển đổi sẽ chịu rủi ro cả phần nợ gốc lẫn phần phí của quyền mua cổ phiếu.

Chứng quyền từ trái phiếu doanh nghiệp mang đến cho nhà đầu tư khả năng tìm kiếm lợi nhuận từ việc cổ phiếu tăng giá. Lợi nhuận tiềm năng rất cao nhưng lỗ tiềm năng cũng khá lớn nếu giá cổ phiếu rơi xuống dưới mức giá chuyển đổi; tuy nhiên trái chủ có thể phòng ngừa rủi ro bằng cách không thực hiện quyền mua nếu xuất hiện lỗ tiềm năng.

Mệnh giá trái phiếu là gì?

Mệnh giá trái phiếu là một trong những điều cơ bản nhất bạn cần phải nắm khi tham gia thị trường này. Mệnh giá trái phiếu hay giá trị danh nghĩa của trái phiếu là giá trị được ghi trực tiếp trên trái phiếu. Giá trị này được xem là số vốn gốc.

Mệnh giá trái phiếu được xem là căn cứ để xác định số lợi tức tiền vay mà người phát hành phải trả cho người sở hữu. Bên cạnh đó thì mệnh giá cũng thể hiện số tiền người phát hành phải hoàn trả khi trái phiếu đến hạn.

Như đã đề cập ở trên, hiện nay có khá nhiều loại trái phiếu tùy thuộc vào nhà phát hành là ai và đối với mỗi loại trái phiếu khác nhau thì sẽ có mệnh giá quy định khác nhau.

Thị giá của trái phiếu là gì?

Thị giá cổ phiếu trong tiếng Anh được gọi là stock market prices.

Giá hay thị giá cổ phiếu là giá giao dịch, mua bán cổ phiếu trên thị trường vào một thời điểm xác định.

Repo trái phiếu là gì?

Repo chứng khoán là giao dịch mua hoặc bán lại chứng khoán có kỳ hạn được sử dụng trên thị trường tài chính. Đây là loại hình giao dịch mà nhà đầu tư có thể mua và bán chứng khoán (trái phiếu, cổ phiếu…) của chính mình trong một khoảng thời gian thỏa thuận nhất định với công ty chứng khoán. Hiểu một cách đơn giản, giao dịch repo là việc nhà đầu tư đi vay tiền và dùng chứng khoán để thế chấp.

Việc này được thực hiện như sau:

Nếu nhà đầu tư có cổ phiếu chưa được niêm yết trên sàn và đang cần tiền thì có thể mang đến công ty chứng khoán để repo. Cổ phiếu mang đi repo phải có tên trong danh sách cổ phiếu mà công ty chứng khoán chấp nhận repo.

Nếu cổ phiếu của nhà đầu tư được chấp nhận thì công ty sẽ làm một hợp đồng có thời hạn 3 tháng, 6 tháng, hoặc một năm, đồng thời nhà đầu tư phải làm giấy chuyển nhượng cổ phiếu này sang tên công ty chứng khoán theo đúng thời hạn ghi trên hợp đồng.

Điều này có nghĩa là nhà đầu tư sẽ bán số cổ phiếu cho công ty chứng khoán trong thời hạn đó. Khi hết hạn, nhà đầu tư mang tiền đến thanh lý hợp đồng, công ty chứng khoán sẽ làm giấy chuyển nhượng sang tên lại cho nhà đầu tư. Nhà đầu tư phải trả lại số tiền bằng giá công ty mua ban đầu cộng với lãi suất cho vay tùy theo thời hạn repo.

Lãi trái phiếu là gì?

Lãi suất trái phiếu hay còn được biết đến là lãi suất danh nghĩa, thường được ghi trên trái phiếu hoặc người phát hành sẽ công bố trước khi mua.

Lãi suất này sẽ được xác định theo một tỉ lệ phần trăm nhất định so với mệnh giá trái phiếu. Hơn nữa, lãi suất trái phiếu còn được xem là căn cứ để xác định lợi tức trái phiếu – là tất các các phương pháp tính lợi nhuận.

Có 5 loại lợi tức trái phiếu phổ biến mà bạn cần quan tâm khi tham gia thị trường này, với mỗi lợi tức khác nhau sẽ có cách tính toán khác nhau:

Lợi tức đáo hạnLợi tức hiện tạiLợi tức danh nghĩaLợi tức thu hồiLợi tức thực nhậnQuỹ trái phiếu là gì?Quỹ trái phiếu là Quỹ mở được đầu tư chủ yếu (từ 80% giá trị tài sản ròng trở lên) vào các loại trái phiếu như trái phiếu Chính phủ, trái phiếu Chính quyền địa phương hay trái phiếu Doanh nghiệp, và các loại giấy tờ có giá khác.

Trái phiếu là một loại chứng khoán nợ do một tổ chức phát hành cho nhà đầu tư (hay còn gọi là trái chủ). Tổ chức phát hành trái phiếu có thể là Chính phủ, Chính quyền địa phương hay Doanh nghiệp. Số tiền huy động từ việc phát hành trái phiếu được Tổ chức phát hành sử dụng cho nhiều mục đích, như tài trợ các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng (trái phiếu Chính phủ), tài trợ cho các dự án xây dựng nhà máy hay bổ sung vốn lưu động nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh (trái phiếu Doanh nghiệp).

Chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu là gì?

Trái phiếu có tính chuyển đổi (sau đây gọi tắt là trái phiếu chuyển đổi) là trái phiếu có thể chuyển thành cổ phiếu thường vào một thời điểm được xác định trước trong tương lai. Loại trái phiếu này có đặc điểm là được trả một mức lãi suất cố định nên có vẻ giống như trái phiếu nhưng mặt khác lại có thể chuyển đổi thành loại cổ phiếu thường của công ty và đây cũng chính là điểm hấp dẫn của trái phiếu có tính chuyển đổi.

Mua lại trái phiếu trước hạn là gì?

Doanh nghiệp phát hành được mua lại trái phiếu trước hạn hoặc hoán đổi trái phiếu để giảm nợ hoặc cơ cấu lại nợ.Trường hợp dự kiến trái phiếu phát hành có thể được mua lại trước hạn hoặc hoán đổi trái phiếu, doanh nghiệp phát hành phải nêu cụ thể tại bản công bố thông tin trước đợt phát hành về việc mua lại trước hạn hoặc hoán đổi trái phiếu.Chậm nhất 15 ngày làm việc trước khi tổ chức mua lại trái phiếu trước hạn, hoán đổi trái phiếu, doanh nghiệp phát hành phải công bố, công khai thông tin về việc mua lại trước hạn, hoán đổi trái phiếu bao gồm: phương thức tổ chức mua lại, hoán đổi; điều kiện, điều khoản của việc mua lại, hoán đổi; khối lượng trái phiếu mua lại, hoán đổi cho chủ sở hữu trái phiếu theo phương án mua lại trái phiếu trước hạn hoặc hoán đổi trái phiếu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.Tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phê duyệt, chấp thuận phương án phát hành trái phiếu là cấp có thẩm quyền phê duyệt, chấp thuận phương án mua lại trái phiếu trước hạn hoặc hoán đổi trái phiếu.Lãi suất danh nghĩa của trái phiếu là gì?Lãi suất danh nghĩa của trái phiếu được định nghĩa tại Khoản 6 Điều 2 Thông tư 111/2015/TT-BTC hướng dẫn phát hành trái phiếu Chính phủ tại thị trường trong nước như sau:

“Lãi suất danh nghĩa của trái phiếu” là tỷ lệ phần trăm (%) lãi hàng năm tính trên mệnh giá trái phiếu mà chủ thể phát hành phải thanh toán cho chủ sở hữu trái phiếu vào các kỳ trả lãi theo các điều kiện, điều khoản của trái phiếu.

Xem thêm: Kva Là Gì – Quy đổi đơn Vị Kva

Trên đây là định nghĩa về Lãi suất danh nghĩa của trái phiếu. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 111/2015/TT-BTC

Kỳ hạn trái phiếu là gì?

Theo định nghĩa từ Investopedia thì kỳ hạn trái phiếu là thời gian được tính từ lúc trái phiếu được phát hành cho đến khi đáo hạn. Theo đó ngày đáo hạn là ngày mà tổ chức phát hành phải mua lại trái phiếu. Ngoài ra thì trong khoảng thời gian từ khi phát hành cho đến ngày đáo hạn, người phát hành phải có nghĩa vụ thanh toán tiền lãi theo cam kết cho người nắm giữ trái phiếu.

Kỳ hạn trái phiếu được xem là một trong những thông tin quan trọng mà nhà đầu tư nhất định phải nắm rõ bởi 3 lý do sau:

Kỳ hạn trái phiếu thể hiện chi tiết thời gian mà người nắm giữ trái phiếu có thể mong đợi để nhận được các khoản thanh toán, hay còn gọi là tiền lãi định kỳ. Hơn nữa, kỳ hạn trái phiếu còn giúp nhà đầu tư tính được số năm khi khoản vay gốc được hoàn trả toàn bộLợi tức của một trái phiếu phụ thuộc nhiều vào kỳ hạnTrong suốt thời gian tồn tại trên thị trường, giá trị của trái phiếu sẽ biến đổi qua quãng đời của nó khi lãi suất trên thị trường thay đổi – tính biến của giá trái phiếu phụ thuộc vào thời gian đáo hạn của nó. Nếu các yếu tố khác không đổi, thời gian đáo hạn càng dài, tính biến động giá của trái phiếu càng lớn trước một sự thay đổi của lãi suất thị trường.Kỳ hạn trái phiếu được chia thành 3 nhóm chính như sau:

Ngắn hạn: Trái phiếu có kỳ hạn từ 1 đến 5 nămTrung hạn: Trái phiếu có kỳ hạn từ 5 đến 12 nămDài hạn: Trái phiếu có kỳ hạn từ 12 đến 30 nămLà một nhà đầu tư thông minh thì bạn nên nắm rõ những điều quan trọng về kỳ hạn trái phiếu thì mới có thể tối đa hóa lợi nhuận mong muốn.

Lợi suất danh nghĩa của trái phiếu là gì?

“Lãi suất danh nghĩa của trái phiếu” là tỷ lệ phần trăm (%) lãi hàng năm tính trên mệnh giá trái phiếu mà chủ thể phát hành phải thanh toán cho chủ sở hữu trái phiếu vào các kỳ trả lãi theo các điều kiện, điều khoản của trái phiếu

Phát hành trái phiếu doanh nghiệp là gì?

Đây là một dạng trái phiếu có hình thức phát hành khá giống với các loại trái phiếu chính phủ quen thuộc mà bạn đã từng nghe qua. Với chức năng công nhận nghĩa vụ nợ của một người phát hành phải trả cho người sở hữu trái phiếu một khoản tiền cụ thể. Đây được coi là một hình thức huy động vốn thường được áp dụng bởi các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp. Có sự ràng buộc về mặt pháp lý rất cao.

Các loại trái phiếu hiện nay

Trái phiếu chính phủ là gì?

Trái phiếu chính phủ là loại trái phiếu được phát hành bởi chính phủ của 1 quốc gia. Đây là giấy tờ chứng nhận nghĩa vụ nợ của Chính phủ quốc gia đó đối với người sở hữu trái phiếu, trong 1 thời hạn quy định và 1 lãi suất xác định trước.

Chú ý:

Trái phiếu chính quyền địa phương và trái phiếu chính phủ bảo lãnh cũng được đánh giá rủi ro tương tự như trái phiếu chính phủ.

Trái phiếu doanh nghiệp là gì?

Trái phiếu doanh nghiệp là trái phiếu do doanh nghiệp phát hành. Trái phiếu doanh nghiệp được phát hành dưới hình thức chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ ghi nhận nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi của doanh nghiệp phát hành đối với chủ sở hữu.

Trái phiếu coupon là gì?

Trái phiếu coupon trong tiếng Anh là Coupon bond. Một trái phiếu coupon thanh toán cho người sở hữu trái khoán đó một món tiền lãi cố định tiền thanh toán coupon hàng năm cho đến ngày đáo hạn là lúc mà khoản tiền sau cùng đã định được trả lại (mệnh giá). Gọi là tiền coupon vì người giữ trái phiếu thường nhận được tiền thanh toán coupon bằng các cắt một coupon khỏi trái phiếu và gửi nó tới người thanh toán trái phiếu, người này sẽ gửi tiền trả cho người giữ trái phiếu đó. Coupon là một phiếu nhỏ trên đó ghi số lãi được nhận định kỳ của người nắm giữ trái phiếu. Thường coupon được thanh toán hàng năm, nhưng cũng có thể theo kỳ hạn ngắn hơn, ví dụ 6 tháng.

Một trái phiếu coupon có thể phân biệt theo 3 đặc điểm. Thứ nhất là công ty hoặc cơ quan chính phủ phát hành trái phiếu. Thứ hai là ngày mãn hạn của trái phiếu. Thứ 3 là lãi suất coupon (coupon rate) tức là tiền thanh toán coupon hàng năm được biểu thị theo phần trăm mệnh giá của trái khoán.

Trái phiếu coupon là tương phản rõ nét nhất với trái phiếu không coupon lãi (zero-coupon).

Trái phiếu chiết khấu là gì?

Trái phiếu chiết khấu trong tiếng Anh là Discount Bond. Trái phiếu chiết khấu là trái phiếu được phát hành với giá thấp hơn mệnh giá của trái phiếu đó. Trong trường hợp này, trái phiếu chiết khấu còn gọi là trái phiếu trả trước.

Trái phiếu chiết khấu cũng có thể đề cập đến loại trái phiếu hiện đang giao dịch với giá thấp hơn mệnh giá của nó trên thị trường thứ cấp.

Trái phiếu được coi là trái phiếu chiết khấu sâu nếu được bán với giá thấp hơn đáng kể so với mệnh giá, thường ở mức 20% trở lên.

Trái phiếu chiết khấu có thể được mua và bán bởi cả nhà đầu tư tổ chức và nhà đầu tư cá nhân. Tuy nhiên, các nhà đầu tư tổ chức phải tuân thủ các qui định cụ thể cho việc bán và mua trái phiếu chiết khấu. Một ví dụ phổ biến của trái phiếu chiết khấu là trái phiếu tiết kiệm của Mỹ.

Trái phiếu kho bạc là gì?

Trái phiếu kho bạc là một trong những loại trái phiếu chính phủ và là công cụ vay nợ ngắn hạn do kho bạc nhà nước phát hành. Loại trái phiếu này được phát hành với mục đích huy động tiền nhàn rỗi trên thị trường bù đắp thâm hụt tạm thời ngân sách nhà nước với một lợi tức theo quy định với kỳ hạn thanh toán thường là trên 1 năm. Hay nói cách khác, trái phiếu kho bạc là chứng từ cam kết của chính phủ với người cho vay, do vậy loại trái phiếu này có tính lỏng cao và rủi ro thấp nhất trong các công cụ tài chính hiện có.

Các nhà đầu tư chính phủ sử dụng trái phiếu kho bạc để điều tiết cơ sở thanh toán của hệ thống ngân hàng, mục đích chính là kiểm soát tiền tệ. Trái phiếu kho bạc ngân hàng nhà được được chứng từ cam kết của nhà nước đối với người cho vay về việc thanh toán một số tiền xác định, vào một ngày đã xác định trong tương lai với một mức lãi cố định trong những thời hạn xác định trước.

Trái phiếu ngân hàng là gì?

Trái phiếu là một loại chứng khoán xác định nghĩa vụ của người phát hành (người vay tiền) phải trả cho người nắm giữ trái phiếu (người cho vay tiền) một khoản tiền xác định trong khoảng thời gian cụ thể và phải hoàn trả khoản vay ban đầu khi đáo hạn.

Bản chất của việc phát hành trái phiếu là đi vay vốn và là một khoản vay có kỳ hạn, trong đó, người mua trái phiếu cho bên phát hành trái phiếu vay.

Trái phiếu được các nhà đầu tư không thích mạo hiểm ưa chuộng hơn so với các loại chứng khoán khác do tính ổn định và ít rủi ro:

Lãi suất trái phiếu không phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đem lại khoản thu cố định thường kỳ cho nhà đầu tư.Trái phiếu là chứng khoán nợ, vì vậy, khi công ty bị giải thể hoặc phá sản thì trước hết công ty phải có nghĩa vụ thanh toán cho người nắm giữ trái phiếu trước, sau đó mới chia cho các cổ đông.Trái phiếu ngân hàng là gì? Trái phiếu ngân hàng là trái phiếu do ngân hàng phát hành giúp ngân hàng có thể huy động vốn trong thời gian ngắn (so với việc huy động từ người dân qua hình thức gửi tiết kiệm) với mức lãi suất được xác định trước. Trái phiếu ngân hàng đem lại cơ hội đầu tư an toàn như gửi tiết kiệm nhưng lãi suất cao hơn.

Trái phiếu không chuyển đổi là gì?

Trái phiếu không chuyển đổi là Loại trái phiếu không có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu.

Trái phiếu quốc tế là gì?

Trái phiếu quốc tế – danh từ, trong tiếng Anh có thể được gọi là Global bond, hoặc International bond.

Trái phiếu quốc tế là chứng chỉ vay nợ do nhà phát hành (bao gồm chính phủ, chính quyền địa phương các tổ chức kinh tế của một nước hay các tổ chức tài chính quốc tế) phát hành trên thị trường vốn quốc tế nhằm huy động vốn của các nhà đầu tư trên thế giới.

Để phát hành trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế, nhà phát hành có thể sử dụng nhiều loại trái phiếu quốc tế khác nhau. Dựa trên cơ sở một số tiêu thức nhất định.

Trái phiếu công ty là gì?

Trái phiếu công ty là trái phiếu do một tập đoàn phát hành nhằm tăng nguồn tài chính vì nhiều lý do như hoạt động liên tục, M & A hoặc để mở rộng kinh doanh. Thuật ngữ này thường được áp dụng cho các công cụ nợ dài hạn, với thời gian đáo hạn ít nhất là một năm.

Trái phiếu vamc là gì?

Trái phiếu đặc biệt của VAMC được phát hành bằng VNĐ, thời hạn tối đa 5 năm và lãi suất 0%; Có thể sử dụng để vay tái cấp vốn NHNN.

Theo Nghị định về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản (VAMC) vừa được Chính phủ ký ban hành, VAMC sẽ mua nợ xấu của tổ chức tín dụng theo 2 phương án trong đó có phương án mua theo giá trị ghi sổ bằng trái phiếu đặc biệt do công ty phát hành.

Sử dụng để vay tái cấp vốn NHNN

Trái phiếu đặc biệt có một số đặc điểm sau: Được phát hành dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử; Mệnh giá bằng giá mua của khoản nợ xấu; Được phát hành bằng VNĐ, thời hạn tối đa 5 năm và lãi suất 0%; Có thể sử dụng để vay tái cấp vốn NHNN.

VAMC phát hành trái phiếu đặc biệt theo phương án phát hành đã được NHNN chấp thuận.

*

trái phiếu

NHNN quy định cụ thể việc cho vay tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt, mức cho vay tái cấp vốn so với mệnh giá trái phiếu đặc biệt.

NHNN trình Thủ tướng Chính phủ quyết định mức lãi suất cho vay tái cấp vốn.

NHNN cũng sẽ quy định cụ thể việc phát hành trái phiếu này của VAMC. Trích lập dự phòng rủi ro 20% mỗi năm

Tổ chức tín dụng sở hữu trái phiếu đặc biệt phải trích lập dự phòng rủi ro hàng năm đối với trái phiếu đặc biệt vào chi phí hoạt động theo tỷ lệ không thấp hơn 20% mệnh giá trái phiếu trong thời hạn của trái phiếu đặc biệt để tạo nguồn xử lý nợ xấu khi được mua lại từ VAMC. Tổ chức tín dụng phải sử dụng trái phiếu đặc biệt để mua lại theo giá trị ghi sổ các khoản nợ xấu được VAMC mua bằng trái phiếu đặc biệt nhưng chưa được xử lý hoặc thu hồi toàn bộ vào thời điểm trái phiếu đến hạn. VAMC thanh toán tiền được hưởng trên số thu hồi nợ

Việc thanh toán trái phiếu đặc biệt và mua lại các khoản nợ xấu được VAMC mua bằng trái phiếu đặc biệt sẽ được xử lý trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày số tiền dự phòng rủi ro đã trích lập cho trái phiếu đặc biệt không thấp hơn với giá trị ghi sổ số dư nợ gốc của khoản nợ xấu liên quan hoặc 5 ngày sau khi trái phiếu đến hạn.

Theo đó, tổ chức tín dụng bán nợ phải hoàn trả dư nợ vay tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt liên quan cho NHNN.

Trườnghợp khoản nợ chưa thu hồi được đầy đủ, tổ chức tín dụng mua lại các khoản nợ xấu từ VAMC theo giá trị ghi sổ số dư nợ gốc, trả lại trái phiếu đặc biệt liên quan đến khoản nợ đó cho VAMC và được VAMC thanh toán số tiền được hưởng trên số tiền thu hồi nợ.

Trường hợp khoản thu hồi nợ được đầy đủ thì tổ chức tín dụng bán nợ trả lại trái phiếu đặc biệt cho VAMC và được VAMC thanh toán số tiền thu hồi nợ được hưởng.

Sau khi đã nhận lại các khoản nợ xấu từ VAMC, tổ chức tín dụng sử dụng số tiền dự phòng rủi ro đã trích lập cho trái phiếu đặc biệt tương ứng để xử lý rủi ro đối với khoản nợ này, đồng thời tiếp tục hạch toán tài khoản ngoại bảng để theo dõi.

Trái phiếu chuyển đổi là gì?

Trái phiếu chuyển đổi là một loại trái phiếu có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu công ty theo một tỉ lệ công bố trước và vào một khoảng thời gian xác định trước. Thông thường bao giờ người phát hành trái phiếu chuyển đổi cũng dành cho người mua quyền quyết định có chuyển đổi sang cổ phiếu hay không. Người nắm giữ trái phiếu chuyển đổi có quyền không chuyển sang cổ phiếu nếu tại thời điểm chuyển đổi, công ty làm ăn không tốt.

Trái phiếu chuyển đổi có thể được coi là sự kết hợp giữa một trái phiếu thường và một quyền chọn mua cổ phiếu. Thông thường, trái phiếu loại này có tỉ suất trái tức tương đối thấp so với các loại trái phiếu khác, song bù lại, nó hứa hẹn đem lại cho nhà đầu tư lợi nhuận lớn hơn từ khả năng mua được cổ phiếu với mức giá ưu đãi trong tương lai. Quyền chọn mua cổ phiếu chính là giá trị gia tăng của loại trái phiếu này, khiến nó trở thành một mặt hàng rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Nhiều khi, công ty chưa phát hành cổ phiếu, nhưng trái phiếu chuyển đổi của nó đã trở thành một mặt hàng được giới đầu tư săn lùng gắt gao, đặc biệt là trong trường hợp các “bluechip” tương lai. Từ góc độ của công ty phát hành, lợi ích chủ yếu của việc huy động vốn từ trái phiếu chuyển đổi là việc giảm được lãi suất đi vay.

Ngoài trái phiếu chuyển đổi còn có một loại chứng khoán gần tương tự với nó, đó là trái phiếu hoán đổi (exchangeable bond). Hai loại này khá giống nhau, chỉ khác ở chỗ loại cổ phiếu mà trái phiếu hoán đổi nhận được là cổ phiếu của công ty khác.

Phát hành trái phiếu chuyển đổi là một cách giúp công ty tránh việc nhà đầu tư nhìn nhận các hành động của mình theo chiều hướng tiêu cực. Ví dụ, một công ty đã niêm yết, chọn cách tăng vốn thông qua việc phát hành thêm cổ phiếu. Thị trường thường nhìn nhận việc này như một tín hiệu cho thấy giá cổ phiếu của công ty đang được định giá quá cao. Để tránh ấn tượng xấu này, công ty sẽ phát hành trái phiếu chuyển đổi mà những người nắm giữ có thể chuyển sang cổ phiếu nếu công ty làm ăn tốt.

Trái phiếu xanh là gì?

Định nghĩa trái phiếu xanh được quy định Khoản 1 Điều 21 Nghị định 95/2018/NĐ-CP quy định về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán, theo đó:

Trái phiếu xanh là một loại trái phiếu Chính phủ được phát hành để đầu tư cho các dự án liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định tại Luật bảo vệ môi trường (dự án xanh) và nằm trong danh mục dự án được phân bổ vốn đầu tư công theo quy định của Luật đầu tư công, Luật ngân sách nhà nước.

Trên đây là tư vấn về định nghĩa trái phiếu xanh. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Nghị định 95/2018/NĐ-CP. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.

Trái phiếu niêm yết là gì?

Là các trái phiếu được đăng ký, lưu ký tập trung tại trung tâm lưu ký chứng khoán và được giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán tập trung. Các giao dịch trái phiếu sẽ tuân theo quy định của sở GDCK niêm yết.

Trái phiếu châu âu là gì?

Trái phiếu Châu Âu là trái phiếu được phát hành bởi các chính phủ, tổ chức tài chính, công ty bằng đồng tiền khác với đồng tiền tại nước phát hành.

Trái phiếu Châu Âu ghi bằng USD là hình thức phát hành phổ biến. Trong năm 1996, trái phiếu châu Âu ghi bằng USD chiếm 43,78% trên tổng số phát hành. Hầu hết các Eurobond được phát hành bởi những tổ chức có hệ số tín nhiệm cao, ví dụ hệ số AAA và AA chiếm tới gần 80% tổng số các đợt phát hành. Những nhà phát hành Eurobond tích cực nhất là các chính phủ, các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới, Ngân hàng đầu tư Châu Âu và các công ty đa quốc gia.

Một số nhà phát hành Eurobond ghi bằng đồng tiền không được sử dụng vào mục đích cuối cùng, mà họ chuyển đổi sang đồng tiền cần thiết khác thông qua nghiệp vụ Swap. Mức lãi suất của Eurobond phụ thuộc vào: điều kiện thị trường và hệ số tín nhiệm của nhà phát hành.

Trái phiếu châu Âu được phát hành dưới nhiều dạng khác nhau, bao gồm:

Dạng phổ thông nhất là trái phiếu có lãi suất cố định và gốc được thanh toán một lần tại thời điểm đến hạn (gọi là trái phiếu Straights)Trái phiếu có lãi suất thả nổi, tuy mới được áp dụng gần đây nhưng ngày càng được ưa chuộng; đây là trái phiếu châu Âu có mức lãi suất được điều chỉnh định kỳ 3 hay 6 tháng một lần trên cơ sở thay đổi mức lãi suất cơ bản, ví dự lãi suất LIBOR. Các ngân hàng ưu tiên đầu tư phần vốn nhàn rỗi vào các Eurrobond có lãi suất thả nổi.Trái phiếu chuyển đổi: cho phép người nắm giữ trái phiếu quyền chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu thường của công ty phát hành, theo mức giá đã được ấn định từ trước, tại một thời điểm nhất định trong tương lai.Một đặc điểm nữa mà Eurobond hấp dẫn người đầu tư là họ không phải trả thuế thu nhập từ lãi suất.

Trái phiếu chưa niêm yết là gì?

Thị trường chứng khoán không niêm yết (unlisted securities market) là địa điểm dành cho việc mua bán các trái phiếu công ty và cổ phiếu không được mua bán trên thị trường chứng khoán chính thức. Thị trường chứng khoán không niêm yết cho phép các công ty nhỏ gọi được vốn mới mà không cần có đủ các thủ tục hành chính và chi phí để được đăng ký toàn diện trên thị trường chứng khoán chính thức.

Các rủi ro thông thường khi liên quan đến đầu tư chứng khoán sẽ lớn hơn rất nhiều khi đầu tư vào chứng khoán chưa niêm yết. Do quy mô và các yêu cầu khác đối với các công ty phát hành bị giảm bớt hoặc loại bỏ, một số công ty có cổ phiếu chưa niêm yết có thể bị thiếu vốn, có kế hoạch kinh doanh rủi ro cao và chỉ có thể chỉ là ý tưởng mà gần như không có kế hoạch thành công.

Các giao dịch không niêm yết khác mang rủi ro về phía đối tác, mối lo về tính thanh khoản và rủi ro kết nối. Ngoài ra, do không có cơ chế trao đổi hoặc thanh toán chính thức, nên mọi giao dịch đền dựa trên danh tiếng của các đại lý và / hoặc đối tác để thực hiện tất cả các nghĩa vụ của giao dịch, bao gồm cả giao dịch chứng khoán và thanh toán bất kỳ khoản tiền nào được yêu cầu.

Trái phiếu thế chấp là gì?

Khái niệm:Trái phiếu ủy thác thế chấp (hay trái phiếu bảo kê thế chấp), tiếng Anh gọi là collateral trust bond hay collateral trust certificate hoặc collateral trust note.

Trái phiếu ủy thác thế chấp là trái phiếu được đảm bảo bằng các tài sản tài chính khác như cổ phiếu hay trái phiếu thay vì thế chấp bằng tài sản hữu hình. Những tài sản thế chấp này được giữ tại một bên được ủy thác. Loại trái phiếu này được coi là an toàn hơn trái phiếu không được đảm bảo do những tài sản thế chấp có thể được bán để trả cho trái chủ nếu cần.

Hiểu rõ hơn về trái phiếu ủy thác thế chấpTrái phiếu doanh nghiệp là loại trái phiếu được phát hành bởi một doanh nghiệp nhằm huy động vốn để chi trả cho các nghĩa vụ nợ ngắn hạn hay đầu tư cho những dự án mới. Đổi lại doanh nghiệp sẽ chi trả cho nhà đầu tư lãi suất theo kì hạn cho đến khi trái phiếu đáo hạn. Khi đó, doanh nghiệp sẽ hoàn trả lại khoản vốn đầu tư ban đầu.

Vì doanh nghiệp mong muốn phát hành những khoản vay với lãi suất càng thấp càng tốt, cho nên họ sẽ tìm cách để giảm thiểu chi phí vay. Một trong những cách đó là bảo đảm cho trái phiếu bằng một chứng khoán thế chấp và trái phiếu này được gọi là trái phiếu ủy thác thế chấp.

Trái phiếu chính quyền địa phương là gì?

Trái phiếu địa phương hay Trái phiếu chính quyền địa phương, Trái phiếu đô thị, và thường được gọi là Trái phiếu Muni trong tiếng Anh được gọi là: Municipal bonds.

Trái phiếu địa phương là khoản vay của chính quyền địa phương (thành phố, tỉnh hoặc vùng dân cư) đối với các tổ chức và cá nhân. Việc phát hành trái phiếu địa phương đòi hỏi phải có giấy phép của cơ quan quản lí Nhà nước về chứng khoán.

Số tiền thu được do phát hành trái phiếu địa phương được sử dụng vào các mục đich như xây dựng trường học, bệnh viện, đường xá giao thông của địa phương.

Trái phiếu đặc biệt là gì?

Trái phiếu đặc biệt là giấy tờ có giá có thời hạn do Công ty Quản lý tài sản phát hành để mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Ngày phát hành trái phiếu, trái phiếu đặc biệt là ngày trái phiếu, trái phiếu đặc biệt có hiệu lực và là thời điểm làm căn cứ để xác định ngày thanh toán trái phiếu.

Trái phiếu thứ cấp là gì?

Thị trường thứ cấp (secondary market) là khái niệm phân biệt với thị trường sơ cấp (primary market), thường để ám chỉ một loại thị trường tài chính, chẳng hạn như thị trường cổ phiếu hoặc trái phiếu.

Trên thị trường thứ cấp, người ta giao dịch và trao đổi các tài sản tài chính đã được phát hành lần đầu qua thị trường sơ cấp. Nói cách khác, thị trường thứ cấp là nơi giao dịch các tài sản tài chính đang tồn tại.

Thị trường thứ cấp có chức năng đặc biệt quan trọng như sau:

Tạo ra tính thanh khoản cho loại hàng hóa đặc biệt là tài sản tài chính.Tạo ra các phương thức giao dịch trơn tru dẫn tới chi phí giao dịch ngày càng thấp.Thông thường, thị trường chứng khoán (TTCK) quen thuộc trong quan niệm hàng ngày của chúng ta chính là thị trường thứ cấp, vì chúng ta ít khi quan tâm tới thị trường sơ cấp. Ở thị trường sơ cấp là các trung gian và cơ quan chuyên môn tài chính dàn xếp việc phát hành và mua-bán lần đầu các tài sản tài chính mới.

Hai chức năng quan trọng nói trên thường xuyên bị nhầm lẫn với quan niệm cho rằng TTCK là nơi thu hút vốn đầu tư, vốn là chức năng của thị trường sơ cấp.

Trái phiếu nước ngoài là gì?

Thị trường trái phiếu nước ngoài trong tiếng Anh được gọi là Foreign bond market.

Thị trường trái phiếu nước ngoài là thị trường mua bán trái phiếu do người không cư trú (chính phủ, các công ty nước ngoài) phát hành tại một nước ghi bằng đồng tiền nước đó để thu hút vốn từ các nhà đầu tư nội địa.

Trái phiếu thu nhập là gì?

– Thu nhập của trái phiếu là tiền lãi, là khoản thu cố định thường kỳ, và không phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của công ty phát hành;

Trái phiếu có thể chuyển đổi là gì?

Trái phiếu chuyển đổi là trái phiếu có thể chuyển thành cổ phiếu thường vào một thời điểm được xác định trước trong tương lai. Loại trái phiếu này có đặc điểm là lãi suất cố định và tương đối thấp so với các loại trái phiếu khác, song trái phiếu chuyển đổi hứa hẹn đem lại cho nhà đầu tư lợi nhuận lớn hơn khi chuyển đổi thành loại cổ phiếu thường của công ty và đây cũng chính là điểm hấp dẫn của trái phiếu chuyển đổi.

Về bản chất kinh tế, trái phiếu chuyển đổi được coi là một sản phẩm lồng ghép giữa trái phiếu DN và quyền mua cổ phiếu do chính DN phát hành. Quyền mua cổ phiếu cho phép người nắm giữ có quyền, mà không có nghĩa vụ mua cổ phiếu tại một thời điểm trong tương lai với một mức giá xác định trước.

Sự khác biệt của trái phiếu chuyển đổi so với trái phiếu thường đó là quyền chuyển đổi sang cổ phiếu theo một tỷ lệ cố định trong tương lai của trái chủ. Do đó, trái phiếu chuyển đổi thường có giá trị hơn trái phiếu thông thường.

Trái phiếu của doanh nghiệp là gì?

Đây là một dạng trái phiếu có hình thức phát hành khá giống với các loại trái phiếu chính phủ quen thuộc mà bạn đã từng nghe qua. Với chức năng công nhận nghĩa vụ nợ của một người phát hành phải trả cho người sở hữu trái phiếu một khoản tiền cụ thể. Đây được coi là một hình thức huy động vốn thường được áp dụng bởi các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp. Có sự ràng buộc về mặt pháp lý rất cao.

Trái phiếu ngắn hạn là gì?

Kỳ hạn trái phiếu được xem là một trong những thông tin quan trọng mà nhà đầu tư nhất định phải nắm rõ bởi 3 lý do sau:

Kỳ hạn trái phiếu thể hiện chi tiết thời gian mà người nắm giữ trái phiếu có thể mong đợi để nhận được các khoản thanh toán, hay còn gọi là tiền lãi định kỳ. Hơn nữa, kỳ hạn trái phiếu còn giúp nhà đầu tư tính được số năm khi khoản vay gốc được hoàn trả toàn bộLợi tức của một trái phiếu phụ thuộc nhiều vào kỳ hạnTrong suốt thời gian tồn tại trên thị trường, giá trị của trái phiếu sẽ biến đổi qua quãng đời của nó khi lãi suất trên thị trường thay đổi – tính biến của giá trái phiếu phụ thuộc vào thời gian đáo hạn của nó. Nếu các yếu tố khác không đổi, thời gian đáo hạn càng dài, tính biến động giá của trái phiếu càng lớn trước một sự thay đổi của lãi suất thị trường.Kỳ hạn trái phiếu được chia thành 3 nhóm chính như sau:

Ngắn hạn: Trái phiếu có kỳ hạn từ 1 đến 5 nămTrung hạn: Trái phiếu có kỳ hạn từ 5 đến 12 nămDài hạn: Trái phiếu có kỳ hạn từ 12 đến 30 nămLà một nhà đầu tư thông minh thì bạn nên nắm rõ những điều quan trọng về kỳ hạn trái phiếu thì mới có thể tối đa hóa lợi nhuận mong muốn.

Trái phiếu niên kim cố định là gì?

*

Trái phiếu đồng niên hay niên kim (annuity) là trái phiếu có đặc điểm là mỗi năm người nắm giữ nó được thanh toán một số tiền như nhau. Nếu trái phiếu loại này có thời hạn cố định, người ta gọi nó là trái phiếu đồng niên cố định. Nếu trái phiếu hàng năm không có thời hạn, người ta gọi đó là trái phiếu vĩnh viễn. Người mua trái phiếu vĩnh viễn chỉ được người phát hành trả lợi tức hàng năm, chứ không mua lại.

Trong đó r là lợi tức hàng năm (tức lãi suất ghi trên trái phiếu), i là lãi suất thị trường hiện hành (được dùng để tính giá trị hiện tại của trái phiếu) và P là giá trái phiếu.

Dòng niên kim cố định (Fix Annuity): Đối với loại niên kim này, các công ty phát hành phải thực hiện các khoản thanh toán cố định cho người nắm giữ trong suốt thời hạn của hợp đồng. Việc này thường kết thúc khi người thụ hưởng dòng niên kim qua đời. Công ty bảo hiểm sẽ đảm bảo chi trả cả gốc lẫn lãi. Đây là một công cụ tài chính tương đối đảm bảo cho những người tìm kiếm nguồn thu nhập cố định.

Dòng niên kim thả nổi (Variable Annuity): Vào cuối giai đoạn tích lũy, các công ty phát hành sẽ chỉ đảm bảo một khoản thanh toán tối thiểu, và phần còn lại có thể thay đổi phụ thuộc vào lợi nhuận của danh mục đầu tư được tài trợ bởi những khoản tiền đóng hàng năm của bạn. Dòng niên kim cho phép bạn đầu tư vào một danh mục đầu tư đa dạng được quản lý bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ thị trường tiền tệ (money market funds), hoặc bất kỳ sự kết hợp nào mà bạn muốn. Lợi nhuận của danh mục đầu tư này sẽ quyết định khoản thanh toán hàng năm mà bạn nhận được.

Trái phiếu euro là gì?

Trái phiếu euro là trái phiếu châu Âu trong tiếng Anh là Eurobond.

Trái phiếu châu Âu là trái phiếu được phát hành bởi các chính phủ, tổ chức tài chính hoặc doanh nghiệp bằng đồng tiền khác với đồng tiền tại nước phát hành.

Trái phiếu châu Âu thường được nhóm lại theo đồng tiền được ghi trên mệnh giá của nó, chẳng hạn như trái phiếu Eurodollar hoặc Euro-yen.

Xem thêm: Brand Là Gì – Yếu Tố Xây Dựng Branding Thành Công

Vì trái phiếu châu Âu được phát hành bằng ngoại tệ, nên chúng còn được gọi là external bond (tạm dịch: trái phiếu ngoại biên).

Chuyên mục: Hỏi Đáp