Cuộc sống này hiện hữu vô số kiểu người khác nhau, và forex cũng tương tự như vậy. Bài viết không chỉ đơn thuần giúp đọc giả hiểu được khái niệm trader, mà còn cung cấp thông tin về những loại trader phổ biến và khác nhau trên thị trường forex. Họ có những đặc tính gì? Phong cách giao dịch có thú vị hay không? Hãy đọc tiếp để hiểu rõ hơn!

Trader là gì

1. Trader là gì?

Người mới tham gia thị trường tài chính có thể thắc mắc Trader là gì? Investor là gì? Đừng lo vì bạn sẽ mau chóng nhận ra trader một khái niệm đã không còn xa lạ với tất cả mọi người, đặc biệt là những người tham gia thị trường chứng khoán hoặc ngoại hối. Khái niệm này được dùng để chỉ những thương nhân tài chính – những người hoặc tổ chức thực hiện các giao dịch mua và bán các tài sản, công cụ tài chính nhằm tìm kiếm lợi nhuận từ các chênh lệch giá công cụ đang giao dịch.

Bạn đang xem: Trader là gì

Trong thị trường chứng khoán và forex, trader là thuật ngữ dùng để chỉ các cá nhân thực hiện các lệnh giao dịch, mua bán sản phẩm tài chính như ngoại tệ, hối phiếu, cổ phiếu, chứng khoán, cặp tiền tệ trên thị trường forex, chỉ số, vàng bạc, cryptocurrency (tiền điện tử), v.v…

2. Trader và Investor có khác nhau không?

Một khái niệm thường được đặt bên cạnh Trader đó là Investor. Vậy hai thuật ngữ này khác nhau như thế nào?

Trader – người giao dịch được nói đến với hoạt động đầu cơ trong ngắn hạn và tìm kiếm lợi nhuận nhanh chóng thông qua các chênh lệch giá với tần suất giao dịch lớn. Trader có thể giao dịch nhiều lần trong ngày, thậm chí giao dịch trên những khung thời gian siêu ngắn như M1, M5… và thường sử dụng nhiều công cụ phân tích kỹ thuật phức tạp để hỗ trợ dự đoán xu hướng của thị trường.

Trader có thể thực hiện nghiệp vụ dưới danh nghĩa là nhân viên một tổ chức hoặc trên danh nghĩa cá nhân của mình. Có thể nói họ là các mắt xích trung tâm của toàn bộ hệ thống kinh doanh tài chính. Trader, ngược lại các nhà đầu tư (investor), thay vì giữ một lệnh thật lâu thì họ tập trung tìm kiếm lợi nhuận một cách liên tục, dựa trên sự chênh lệch giá cả và lợi dụng các xu hướng biến động của thị trường.

Trong khi đó, Investor – nhà đầu tư là những người giao dịch trong thời gian dài hạn với mục tiêu mở rộng danh mục đầu tư trên thị trường. Khác với trader thường tập trung vào những xu hướng ngắn hạn, investor quan tâm tới những nguyên tắc cơ bản của thị trường và cố gắng nắm giữ nhiều nhất tài sản có thể. Họ vẫn thực hiện các giao dịch bán tài sản – tuy nhiên điều đó diễn ra không liên tục như với trader và còn tùy thuộc vào thị trường.

3. 5 loại trader phổ biến nhất trên thị trường forex hiện nay là gì?

Tính cách con người thì muôn hình muôn dạng. Trader cũng vậy. Tuỳ thuộc vào tính cách và phong cách giao dịch khác nhau mà các trader được phân loại thành nhiều kiểu.

Một số tiêu chí được dùng để phân loại trader bao gồm: phân loại theo chủ thể quản lý, trường phái phân tích, khung thời gian giao dịch, thời điểm vào lệnh, tần suất giao dịch.

Trước hết, bạn có thể phân loại trader theo chủ thể quản lý. Theo cách phân loại này thì có 2 loại trader.

Loại 1: Trader có thể là người giao dịch cho chính bản thân họ, tự chịu trách nhiệm về mọi rủi ro và lợi nhuận của giao dịch.Loại 2: Trader là người được thuê bởi các tổ chức, cá nhân khác – trường hợp này, trader sẽ giao dịch trên vốn của người khác và chịu sự kiểm soát bởi bên thuê. Lợi nhuận của trader loại này là tiền thuê mà tổ chức, cá nhân đó trả cho trader.

Một phương pháp khác để phân loại trader đó là phân loại theo trường phái phân tích. Theo phương pháp này thì trader gồm 4 loại:

Loại 1: Trader theo trường phái phân tích cơ bảnLoại 2: Trader theo trường phái phân tích kỹ thuậtLoại 3: Trader kết hợp cả hai trường phái cơ bản và kỹ thuậtLoại 4: Trader không theo trường phái nào.

Tuy nhiên, cách phân loại trader phổ biến nhất đó là phân loại trader theo thời gian nắm giữ vị thế – tức là theo khung thời gian giao dịch của trader đó. 5 loại trader phổ biến nhất được phân loại theo phương pháp này bao gồm: scalper trader, day trader, swing trader, position trader và insider trader.

Dưới đây, hãy cùng Vnrebates tìm hiểu sâu thêm về 5 loại trader phổ biến nhất trên thị trường forex này.

a. Scalper Trader thích lướt sóng

*

Scalper trader là gì? Là những nhà giao dịch ưa thích lướt sóng

Các trader được gọi là Scalper khi họ áp dụng các chiến thuật scalping trên thị trường forex. Scalper hay Scalping còn được biết đến với cái tên tiếng Việt là “lướt sóng” bởi đây là kiểu giao dịch với khung thời gian siêu ngắn và tần suất giao dịch lớn với nhiều lệnh giao dịch trong ngày.

Cụ thể, chiến thuật này xoay quanh phong cách giao dịch lướt sóng liên tục. Khoảng thời gian ra vào lệnh của các scalper diễn ra nhanh chóng, có thể là 1 phút, 5 phút, 15 phút, 30 phút… Mục tiêu cuối cùng của các scalper là thu lại lợi nhuận nhỏ nhưng với số lượng lớn, đặc biệt tại các thời điểm sôi nổi nhất của thị trường.

Loại trader này hoạt động với tần suất giao dịch cự kỳ cao bởi vì lợi nhuận của họ tập trung vào số lượng giao dịch. Ví dụ, 1 giao dịch họ chỉ hướng tới lợi nhuận từ 5 – 10 pips, nhưng cả ngày thì scalper lại có thể thắng cả trăm hoặc cả ngàn giao dịch như vậy. Nhân lên thì con số thu về không còn “tẹo” tí nào.

Muốn trở thành scalper thì trader buộc phải chuẩn bị cho mình một tinh thần thép và các nguyên tắc rất sắc đá để có thể giao dịch liên tục và hiệu quả hàng liền giờ đồng hồ. Trợ thủ đắc lực của scalper là các chương trình giao dịch sử dụng bot hoặc alogrim tự động ra vào lệnh. Không phải ai cũng phù hợp với phong cách scalping forex. Điều đó phụ thuộc vào tính cách, quỹ thời gian, tuổi tác, lượng vốn đầu tư…. Vì vậy các trader sau đây có lẽ sẽ phù hợp hơn với phong cách scalping này:

Những trader có tính cách quyết đoán. Vì giao dịch với thời gian cực ngắn, nếu thời gian suy nghĩ quá nhiều, phải đắn đo do dự thì cơ hội sẽ trôi qua ngay nên đòi hỏi phải quyết đoán.Những trader có đầu óc linh hoạt, có khả năng phản ứng nhanh. Từ đặc điểm này nên phát sinh ra một hệ quả là phong cách scalping phù hợp hơn với người trẻ tuổi, vì tuổi trẻ thường linh hoạt hơn, già sẽ chậm chạp hơn là lẽ đương nhiên. Scalping forex cũng giống như đi xe máy với tốc độ hơn 100km/h, đi nhanh nhưng rủi ro cũng cao. Người trẻ tuổi có đầu óc linh hoạt, có khả năng phản ứng nhanh sẽ kiểm soát tốt hơn.Những người có quỹ thời gian nhàn rỗi tự do trong ngày nhiều. Những trader này có thể ngồi canh màn hình để tìm cơ hội từ những giao động giá nhỏ nhất.Những người có ít vốn đầu tư. Nếu có nhiều vốn thì trader có nhiều lựa chọn chiến lược giao dịch hơn. Nhưng nếu có ít vốn thì scalping lại là một cứu cánh, giúp trader có thể tận dụng đòn bẩy mà các nhà môi giới sẵn sàng cho trader vay tiền lên đến hàng trăm, thậm chí hàng ngàn lần để giao dịch.Những trader đã có nhiều kinh nghiệm trade forex, có kỹ năng giao dịch nhuần nhuyễn.

Bên cạnh đó, để hạn chế rủi ro, các trader nên luyện tập scalping trên tài khoản demo thật kỹ càng trước khi chính thức lướt sóng trên thị trường với tài khoản thực. Bên cạnh đó, bạn nên tìm hiểu các công cụ phân tích kỹ thuật hiệu quả để phán đoán xu hướng giá chính xác hơn.

Xem thêm: Tải Game Tiến Lên Miền Nam Zing Play Miễn Phí, Cổng Game Zingplay

Một tip nhỏ cho bạn nếu lỡ yêu thích scalping – đó là hãy chọn broker có mức spread thấp và nền tảng tốt để bạn có thể vào lệnh nhiều lần. Hãy nhớ, với lợi nhuận chỉ từ 5-10 pips cho mỗi giao dịch thì mức spread cao có thể ngốn hết tất cả nỗ lực và đưa bạn từ “lãi” thành “lỗ” nhanh chóng.

b. Day trader – Dân chơi *không* đi đêm

*

Day trader chỉ giữ lệnh của mình trong duy nhất 1 ngày

Đúng như tên gọi, đây là một loại trader chỉ giữ lệnh của mình trong duy nhất 1 ngày. Nghĩa là không cần quan tâm lời lỗ, nguyên tắc của họ là khi vào lệnh một giao dịch nào đó thì nhất định sẽ thoát đúng giao dịch này ngay trong hôm đấy. Day trader không bao giờ để lệnh của họ qua đêm.

Tần suất giao dịch của loại trader này không cực đoan như scalper, nhưng đòi hỏi họ phải tham gia giao dịch từ lúc thị trường mới chớm mở. Điều này giúp day trader đảm bảo không có bất cứ cơ hội nào thoát khỏi tầm tay của mình. Phần lớn các day trader giao dịch dựa vào cảm tính thị trường.

Một nhược điểm lớn của các day trader (điểm này tương tự scalper) là họ phải chịu khá nhiều rủi ro với phong cách giao dịch như vậy. Đó là chưa kể đến các áp lực về thời gian, tinh thần và tiền tài và kiến thức cung cầu mà phong cách này đòi hỏi.

Có hai bộ phận chính của các day trader chuyên nghiệp: nhà giao dịch cá nhân và / hoặc những người làm việc cho một tổ chức lớn hơn:

Hầu hết các day trader giao dịch tạo thu nhập thường làm cho một tổ chức lớn. Họ có lợi thế vì có quyền truy cập vào một đường dây trực tiếp, bàn giao dịch, số vốn lớn và đòn bẩy, phần mềm phân tích đắt tiền, v.v.

Những người giao dịch này thường tìm kiếm lợi nhuận dễ dàng có thể kiếm được từ các cơ hội và sự kiện tin tức và các tài nguyên này cho phép họ tận dụng các giao dịch trong ngày với ít rủi ro hơn trước khi các nhà giao dịch cá nhân có thể phản ứng lại thị trường.

Các nhà giao dịch cá nhân thường quản lý tiền của người khác hoặc đơn giản là giao dịch với chính tiền của họ. Rất ít người trong số họ có quyền truy cập vào một bàn giao dịch, nhưng họ thường có mối quan hệ chặt chẽ với một nhà môi giới (do số tiền lớn họ chi cho hoa hồng) và truy cập vào các tài nguyên khác. Tuy nhiên, phạm vi hạn chế của các tài nguyên này ngăn cản họ cạnh tranh trực tiếp với các day trader tổ chức. Thay vào đó, họ buộc phải chấp nhận rủi ro nhiều hơn.Các nhà giao dịch cá nhân thường day trading bằng cách sử dụng phân tích kỹ thuật và giao dịch swing, kết hợp với một số đòn bẩy để tạo ra lợi nhuận tương xứng cho các biến động giá nhỏ như vậy trong các cổ phiếu/ cặp tiền có tính thanh khoản cao.

Trên lý thuyết, scalper cũng có thể được liệt kê là một day trader nhưng ngược lại, day trader thì chưa chắc là một scalper.

c. Swing trader – Người thích phiêu lưu

*

Swing trader phổ biến nhất trên thị trường forex

Đây là loại trader phổ biến nhất trên thị trường forex bởi vì phong cách của kiểu trader này rất thịnh hành. Cụ thể, swing trader sẽ vào lệnh và giữ lệnh đó trong một thời gian khá lâu. Nhanh là vài tuần, chậm có thể lên đến hàng tháng. Rõ ràng, mục tiêu của swing trader là một khoản lợi nhuận to và kếch xù nên họ mới giữ lệnh lâu như vậy.

Tuy nhiên, để thành công với phong cách này cũng không hề dễ dàng. Đầu tiên, trader phải nắm rất rõ các phương pháp phân tích kỹ thuật, rồi kết hợp thêm với phán đoán cảm tính thị trường. Bí quyết thành công của loại trader này là do họ có thể phán đoán được các điểm lợi nhuận lâu dài trong vô số đồ thị.

Những đặc điểm nổi bật của dân Swing trader

Các Swing trader sẽ thường xuyên theo dõi tin tức thị trường để xác định xu hướng trung hạn.Các Swing trader cũng ưa thích giao dịch trong giai đoạn thị trường không có xu hướng rõ ràng, khi mà giá đang “đu đưa, lúc lắc”. Họ thường mua ở vùng hỗ trợ và bán ở vùng kháng cự.Các Swing trader thường kết thúc một giao dịch với khoản lỗ hoặc lãi lớn hơn so với các scalper hay day trader, nhưng nhỏ hơn so với các position trader.Giao dịch theo phong cách Swing trading nói chung đỡ rủi ro hơn so với các phong cách khác. Khách quan mà nói đây là phong cách của các trader lão luyện. Họ đủ điềm tĩnh để không bị cuốn vào các giao dịch hàng ngày. Đây cũng là phong cách giao dịch nhàn hơn khi so với scalping và day trading.Swing trader có thể vừa làm những công việc khác, vừa giao dịch forex, chứ không ngồi nhìn màn hình cả ngày.

Rủi ro lớn nhất mà swing trader phải cân nhắc là các điểm lệch giá vào cuối tuần. Có khi một lệnh tưởng chừng đang rất hời nhưng chỉ cần một đợt hồi giá là tất cả sẽ thay đổi.

d. Position trader – Lão tướng kiên nhẫn

*

Position trader có thời gian giữ lệnh “siêu” dài

Loại trader này có thể được xếp vào hàng bô lão trong các thể loại trader. Vì sao? Vì họ là những người có tính kiên nhẫn hơn người. Một khi position trader đã vào lệnh thì thời gian giữ lệnh của họ sẽ được tính bằng năm. Không phải ngày hay tháng nữa, mà là năm các bạn ạ! Nếu nhìn ở một phương diện nào đó, phong cách giao dịch này không khác một nhà đầu tư là mấy.

Đặc điểm nổi bật của loại trader này là sự tin thông và trường tồn của họ trong thị trường forex. Có câu ngạn ngữ trong giới trader thế này: Người trader giỏi nhất không phải là người kiếm nhiều tiền nhất, mà là người có thể kiếm tiền bền bỉ nhất. Rõ ràng, chỉ có những tay lão luyện và tinh thông hết mọi ngóc ngách của forex mới có thể tự tin để lệnh của mình sống thăng trầm qua bao nhiêu năm như vậy.

Xem thêm: ‎phỏm Tá Lả Offline On The App Store, ‎phỏm Tá Lả Miền Bắc Trên App Store

Đặc điểm của position trading:

Đây là thành phần nguy hiểm nhất trong tất cả các loại trader được kể đến. Thời đại kỹ thuật số 4.0, người nắm được thông tin là người nắm tất cả. Những insider trader là các tay giao dịch biết được thông tin tuyệt mật trước khi nó được công bố. Các thông tin này có thể liệt kê từ vi mô như Ngọc Trinh tăng 2kg cho đến tầm cỡ vĩ mô như ngân hàng sẽ cắt lãi suất, Kim Jon Ủn quyết định ly hôn, v.v…

Đáng tiếc thay, phong cách giao dịch này hoàn toàn bị cấm trên hầu hết các thị trường tài chính truyền thống vì bản chất thao túng và vụ lợi quá nhiều. Tuy nhiên, không có gì là tuyệt đối. Hiện tại ngoài forex thì những thị trường mới nở như cryptocurrency chưa hề có điều luật nào nhắc đến điểm này.

Lời kết

Trong bài viết này, Vnrebates đã cùng bạn tìm hiểu Trader là gì và 5 loại trader nào phổ biến nhất trên thị trường forex. Rất mong với những thông tin được chia sẻ trên đây, bạn sẽ nắm rõ hơn về khái niệm trader cũng như những phong cách giao dịch khác nhau, từ đó lựa chọn được loại hình giao dịch phù hợp nhất với bản thân. Còn chần chừ gì nữa, hãy chọn cho mình một phong cách giao dịch và bắt đầu trading ngay nào!

Chuyên mục: Hỏi Đáp