Tomorrow Marketers – Brand Marketing là làm gì? hay Trade Marketing là làm gì? Đây là những một câu hỏi muôn thuở của các bạn sinh viên yêu thích Marketing thuộc phía Client. Trong các bài viết trước, TM đã giới thiệu với bạn công việc cụ thể của Brand Team, hôm nay chủ đề Trade Marketing sẽ lên sóng để đáp ứng thắc mắc của các Marketers trẻ. Đây là một mảng vô cùng quan trọng trong Client, đem lại 70% doanh số cho công ty, chúng ta hãy cùng xem Trade Marketing là làm gì nhé!
1. Vai trò của Trade marketing trong Client
Trade Marketing là chuỗi các hoạt động nhằm tổ chức, xây dựng chiến lược ngành hàng, chiến lược thương hiệu trong kênh phân phối (tại điểm bán) thông qua sự thấu hiểu người mua hàng (shopper) và khách hàng của công ty (customer) nhằm đạt được lợi nhuận/doanh số cho công ty. Trade Marketing tập trung vào các hoạt động chiến thắng tại điểm bán “Win in Store”.
Bạn đang xem: Trade marketing là gì
2. Bốn nhiệm vụ chính của người làm Trade Marketing
Customer Development
Đây là nhiệm vụ phát triển và xây dựng hệ thống phân phối thông qua các hoạt động:
Chiết khấu thương mại (Trade discount): Là doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho các nhà phân phối để họ mua hàng và phân phối lại sản phẩm của công ty.
Xem thêm: Tải Game Subway Surfers Hack, Subway Surfers
Tùy vào số lượng mua hàng và loại hình phân phối mà công ty quyết định mức chiết khấu thương mại.Chương trình khách hàng trung thành (Loyalty programme): Là những hoạt động tạo động lực cho các nhà phân phối nhập hàng của công ty nhiều hơn. Ví dụ như những chương trình khuyến mãi dành cho các hóa đơn nhập hàng số lượng lớn, khuyến mãi quà tặng, khuyến mãi trả thưởng cuối năm.Sự kiện, hội nghị khách hàng (customer events): Là những sự kiện tri ân, khen thưởng, tạo điều kiện cho đội ngũ bán hàng xây dựng mối quan hệ tốt với các đối tác phân phối bán hàng của công ty.
Xem thêm: Switch Là Gì – Nghĩa Của Từ Switch
Category Development
Đây là nhiệm vụ phát triển ngành hàng, với các chiến lược:
Chiến lược bao phủ và thâm nhập (Penetration)Chiến lược Danh mục sản phẩm (Portfolio)Chiến lược kích cỡ bao bì (pack – sizes)Chiến lược giá (Pricing)
Những chiến lược này sẽ tạo cơ hội cho thương hiệu tăng bao phủ, thêm thâm nhập tại cửa hiệu, qua đó sẽ có nhiều người mua, nhiều người dùng thử (Trade – in). Sau đó kích thích họ tiêu dùng nhiều sản phẩm với các chủng loại khác nhau hơn trong danh mục (Trade – across). Và cuối cùng đề xuất họ sử dụng những sản phẩm có giá trị cao hơn, đánh vào các nhu cầu cao hơn (Trade – up)
Shopper Engagement
Là hoạt động kích hoạt bên trong cửa hiệu nhằm thúc đẩy thay đổi quyết định mua hàng của shopper, thông qua:
Khuyến mãi (Shopper Promotion)- Ví dụ – Dùng thử hàng mẫu miễn phí, Tặng quà, Giảm giá, Tặng phiếu mua hàng, Các chương trình trúng thưởng, …Trưng bày hàng hóa (Merchandising): là việc sắp xếp và trưng bày danh mục sản phẩm với các nhãn hàng một cách hợp lý và logic nhất. Ví dụ: Tạo ưu tiên cho sản phẩm mới theo kiểu hàng kèm hàng, giúp công ty tận dụng các sản phẩm thành công trên thị trường để đưa ra sản phẩm mới.Kích hoạt tại điểm bán (POP Activation) – Là những hoạt động hoạt náo nhằm lôi kéo sự chú ý của người mua hàng. Những hoạt động này có thể diễn ra trong siêu thị, trường học, trung tâm thương mại, … nơi có sự hiện diện của người tiêu dùng và các sản phẩm.
Chuyên mục: Hỏi Đáp