I. TỘI LÀ GÌ?

Tội là hành vi khước từ lề luật của Thiên Chúa và tình yêu của Ngài, khi chủ tâm vi phạm luật Chúa.

Bạn đang xem: Tội là gì

Tội là một hành vi cá nhân xúc phạm đến Thiên Chúa, gây tổn thương cho bản thân, mất sự bình an của tâm hồn và làm đổ vỡ tình liên đới với tha nhân.

II. CÁC CẤP ĐỘ CỦA TỘI

Nếu xét về phía Thiên Chúa là Đấng Tốt lành bị xúc phạm, thì tội nào cũng nghiêm trọng. Nhưng nếu xét về phía các việc xấu chúng ta đã làm và so sánh chúng với nhau, thì chúng ta có thể phân biệt tội trọng và tội nhẹ.

Tội trọng: là vi phạm luật Chúa trong một vấn đề quan trọng, với ý thức đầy đủ và ý muốn hoàn toàn tự do.

Tội trọng làm ta xa lìa Chúa và đánh mất ân sủng.

Tội nhẹ: là vi phạm luật Chúa trong một việc nhỏ hay trong một vấn đề quan trọng nhưng không hiểu biết đầy đủ và không được tự do đầy đủ khi ước muốn.

Tội nhẹ không làm ta xa lìa Chúa và đánh mất tình nghĩa với Ngài, nhưng làm tổn thương tương quan với Ngài, khiến ta giảm bớt lòng yêu mến Chúa, dễ hướng chiều về điều xấu khiến ta có nguy cơ phạm tội trọng nhiều hơn, nhất là khi chủ tâm phạm tội nhẹ.

Ngoài trách nhiệm cá nhân khi ta phạm tội, chúng ta có trách nhiệm mang các tội do người khác phạm khi chúng ta cộng tác vào đó, bằng cách:

– Tham gia trực tiếp và có chủ ý. – Ra lệnh, xúi giục hay tán thành. – Che đậy, không tìm cách ngăn cản khi có bổn phận phải ngăn cản. – Bao che những người phạm tội.

III. BẢY MỐI TỘI ĐẦU (CÁC TỘI GỐC)

Các tội ta phạm thường do 7 tội gốc sau:

1. Kiêu ngạo: quá tự đề cao mình mà không quy hướng về Thiên Chúa là căn nguyên của mọi sự thiện hảo.

2. Hà tiện (nghĩa đúng là tội tham lam): tìm kiếm của cải vật chất một cách thái quá, đến độ coi của cải vật chất là “chúa”, là mục đích chính yếu của đời mình.

3. Dâm dục: ham muốn thái quá những thú vui nhục dục, vượt ra ngoài phạm vi cho phép là đời sống hôn nhân.

4. Hờn giận: không hài lòng với những gì không đáp ứng được tính ích kỷ của mình.

Xem thêm: Tải Game Con Mèo Gái – ‎my Talking Angela Trên App Store

5. Mê ăn uống (vô điều độ): hưởng thụ một cách quá độ những tiện nghi cuộc sống.

6. Ghen ghét: buồn phiền khi thấy người khác được phúc lành, và như vậy là làm giảm bớt giá trị và quyền lợi của mình

7. Lười biếng: gồm có lười biếng tự nhiên: không muốn làm việc gì, chỉ muốn nhàn rỗi; lười biếng thiêng liêng: chểnh mảng, hờ hững những việc thiêng liêng, thờ phượng Chúa.

IV. CÁC NGUỒN SINH RA TỘI

Đời sống người Kitô hữu thường bị đe doạ bởi các cám dỗ. Ta có thể bị cám dỗ bằng nhiều cách:

1. Ma quỷ: ma quỷ không trực tiếp lôi kéo ý chí tự do của chúng ta phạm tội, nhưng nó thúc giục chúng ta chống lại Thiên Chúa và làm điều nghịch lại thánh ý Thiên Chúa.

2. Thế gian: gương xấu và sự lôi kéo của những người tội lỗi.

3. Xác thịt: sự khao khát của các giác quan đòi được thoả mãn và những ước muốn bất chính trong tâm hồn.

V. TẠI SAO LẠI CÓ CÁM DỖ?

Thiên Chúa không cám dỗ chúng ta, nhưng Người để cho ta bị cám dỗ nhằm:

– Rèn luyện ta trưởng thành, kiên trì trong chọn lựa tốt lành của mình.

– Để ta biết mình yếu đuối, cần khiêm tốn nương tựa vào Chúa vì Chúa luôn giúp sức cho ta, trong cơn cám dỗ Chúa luôn ở bên ta ; và cũng để ta cảm thông và tha thứ những lỗi phạm của anh em mình.

VI. NHỮNG PHƯƠNG THẾ CHỐNG LẠI CÁM DỖ

Hai phương thế chính yếu chống lại cám dỗ là cầu nguyện và sám hối

1. Cầu nguyện và lãnh nhận các bí tích

Là phương thế hữu hiệu để ta có được Chúa, chống lại những cơn cám dỗ. Nếu không cầu nguyện, ta sẽ dễ dàng sa vào chước cám dỗ.

2. Sám hối

Sám hối là hành vi khiêm tốn nhận thức sự yếu đuối của mình, hối hận vì điều gian ác mình đã làm. Nhờ đó, ta quyết tâm xa lánh tội lỗi, không tái phạm nữa.

Thiên Chúa ghét tội, nhưng Ngài yêu thương tội nhân. Ngài không muốn tội nhân phải hư mất, nhưng muốn họ ăn năn sám hối để được sống. Ngài mời gọi tội nhân đổi đời. Ngài kiên tâm chờ đợi họ trở về.

Vì vậy, khi đến xin ơn tha thứ của Thiên Chúa trong bí tích Hoà giải, chúng ta phải nhìn vào lòng nhân từ thương xót của Chúa hơn là vào tội lỗi của mình. “Tội các ngươi, dầu có đỏ như son, cũng ra trắng như tuyết ; có thẫm tựa vải điều, cũng hoá trắng như bông” (Is 1,18).

Xem thêm: Ltv Là Gì – Tỷ Lệ Vay Bằng Thế Chấp Ltv

Ngoài ra, còn có những phương thế nhân bản như:

– Tránh sự nhàn rỗi, “nhân cư vi bất thiện”

– Thiết lập những mối tương quan lành mạnh với người khác. Sống cô độc sẽ dễ dàng trở thành nguồn sinh ra cơn cám dỗ

– Hết sức xa tránh những dịp tội dưới mọi hình thức. – Sống chân thực với ơn gọi bậc sống của mình.

Câu hỏi thảo luận

1. “Tội phạm đến Chúa Thánh Thần” là tội gì? 2. Khi đến với bí tích hoà giải, Hội Thánh dạy chúng ta “phải nhìn vào lòng thương xót của Chúa hơn là vào tội của mình”, thế nhưng nếu không nhìn vào tội của mình thì làm sao ăn năn sám hối? Lời dạy này có gì mâu thuẫn nhau không?

Chuyên mục: Hỏi Đáp