Tài chính vi mô đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia thông qua sự hỗ trợ công cuộc xóa đói giảm nghèo. Ở Việt Nam, công tác xóa đói giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu của quốc gia đã được quan tâm triển khai thực hiện trong những năm qua. Tuy nhiên, kết quả đạt được tùy thuộc vào chính sách và tổ chức thực hiện trong mỗi giai đoạn, cho mỗi vùng, địa phương khác nhau. Tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, việc phát triển tài chính vi mô, bước đầu có những chuyển biến tích cực, tuy nhiên so với yêu cầu thực tiễn cần tới các giải pháp hữu hiệu hơn nữa để nâng cao hiệu quả hoạt động của tài chính vi mô, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội…

Quy định mới về quản lý ngoại hối đối với nguồn vốn ngoại tệ của dự án tài chính vi mô
Để tài chính vi mô trở thành “đòn bẩy” trong công tác giảm nghèo
Một số vấn đề về phát triển mô hình tài chính vi mô ở Việt Nam
Đối tượng hoạt động tài chính vi mô vẫn chưa được thống kê đầy đủ

Sơ lược về tài chính vi mô

Cho đến nay có nhiều khái niệm khác nhau về tài chính vi mô (TCVM), được tiếp cận theo từng quan điểm, thời điểm ở từng chương trình mục tiêu khác nhau. Theo Legerwood (1999), “TCVM được coi là một phương pháp phát triển kinh tế nhằm mang lại lợi ích cho cư dân thu nhập thấp”. Theo Muhamad Yunus (2005), “TCVM được phát triển dựa trên tiền đề rằng người nghèo có những kỹ năng mà chưa được sử dụng hoặc chưa được sử dụng đúng mức, vì họ chưa được trao quyền để phát huy chúng. Giải phóng năng lượng và sự sáng tạo trong mỗi con người là lời giải cho bài toán đói nghèo”.

Bạn đang xem: Tổ chức tài chính vi mô là gì

Tại Việt Nam, thuật ngữ TCVM được đề cập phổ biến dưới một số tên gọi khác nhau. Nghị định số 28/2005/NĐ-CP của Chính phủ đã dùng một cụm từ khác, đó là “Tài chính quy mô nhỏ” và được hiểu như sau: “Tài chính quy mô nhỏ là tổ chức tài chính hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, với chức năng chủ yếu là sử dụng vốn tự có, vốn vay và nhận tiết kiệm để cung cấp một số dịch vụ tài chính, ngân hàng nhỏ, đơn giản cho các hộ gia đình, cá nhân thu nhập thấp”. Theo Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) số 47/2010/QH12: “Tổ chức TCVM là loại hình TCTD chủ yếu thực hiện một số hoạt động ngân hàng, nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp (DN) siêu nhỏ”. Các tổ chức TCVM là các trung gian tài chính chuyên cung cấp các dịch vụ tài chính cho đối tượng khách hàng là người nghèo, những người sản xuất nhỏ, các nhóm cá nhân kinh doanh, các DN nhỏ hoặc siêu nhỏ.

Các tổ chức TCVM gồm các tổ chức chính thức, bán chính thức và phi chính thức. Tổ chức TCVM cung cấp các dịch vụ tín dụng vi mô, dịch vụ tiết kiệm vi mô, dịch vụ bảo hiểm vi mô, dịch vụ thanh toán và dịch vụ phi tài chính. Bên cạnh đó, còn cung cấp các dịch vụ trung gian xã hội, đó là quá trình xây dựng con người và xã hội cho đối tượng thụ hưởng là người nghèo nhằm phát triển sản xuất và ổn định đời sống kinh tế.

*

Dịch vụ tín dụng vi mô là dịch vụ cung ứng vốn, đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ cho các hoạt động kinh doanh nhỏ, cải thiện đời sống cho các hộ nghèo ở các vùng nông thôn, vùng núi và các vùng đặc biệt khó khăn. Khoản vốn cung ứng thường nhỏ, lẻ và lãi suất thấp với các điều kiện vay vốn, phương thức trả nợ tương đối đơn giản. Dịch vụ tín dụng vi mô mang lại hiệu quả tài chính và cả hiệu quả xã hội cho người thụ hưởng.

Xem thêm: pirate là gì

Dịch vụ tiết kiệm vi mô là nghiệp vụ huy động các nguồn vốn nhỏ, lẻ cho các tổ chức TCVM thông qua các khoản tiết kiệm bắt buộc khi khách hàng vi mô vay vốn, hoặc các khoản tiết kiệm của các DN gởi vào các tổ chức TCVM. Nguyên tắc quản lý khoản tiết kiệm này đối với các tổ chức TCVM là khoản bù dư, tạm giữ cho khách hàng nhằm tạo nguồn tiết kiệm cho khách hàng khi vừa tham gia hoạt động vay vốn tại các tổ chức TCVM và hoàn trả cho khách hàng khi hoàn tất các khoản vay. Đối với các DN là khách hàng của tổ chức TCVM là những DN siêu nhỏ, hoạt động tại địa phương, sử dụng nguồn nguyên liệu và nhân công tại chỗ. Việc sử dụng dịch vụ tiết kiệm không kỳ hạn đáp ứng nhu cầu sử dụng các dịch vụ thanh toán.

Dịch vụ bảo hiểm vi mô: Người dân có thu nhập thấp, thường sinh sống trong các vùng khó khăn, ô nhiễm… dễ bị tổn thương bởi các yếu tố dịch bệnh, thiên tai, vấn đề an ninh. Vì vậy, cần có dịch vụ bảo hiểm vi mô giúp các gia đình, các DN siêu nhỏ có điều kiện ổn định tài chính, ổn định đời sống, quản lý rủi ro tốt hơn. Xét về bản chất, bảo hiểm là sự phân chia tổn thất của một, hoặc một số người cho tất cả những người tham gia bảo hiểm. Nguyên tắc hoạt động lấy số đông bù số ít, có nghĩa là số đông người tham gia bảo hiểm và số ít người gặp rủi ro, tổn thất. Với nhu cầu trên, các tổ chức TCVM cung cấp dịch vụ bảo hiểm là một sản phẩm bán chéo, vừa thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, vừa đảm bảo an toàn cho hoạt động cung ứng vốn vay của các tổ chức TCVM.

Ngoài ra, các tổ chức TCVM còn cung cấp dịch vụ thanh toán như thu hộ, chi hộ, chuyển tiền điện tử, ví điện tử… Các dịch vụ phi tài chính như dịch vụ tư vấn kỹ thuật, thị trường và các yếu tố đầu ra cho sản phẩm…

Thực trạng hoạt động tài chính vi mô tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

*

Vùng KTTĐ miền Trung phát triển kinh tế – xã hội thời gian qua đã đạt được những thành tựu đáng kể như phát triển công nghiệp chế biến thủy hải sản, phát triển công nghiệp dệt may, phát triển công nghệ lọc dầu… Tuy nhiên, vùng KTTĐ miền Trung có thu nhập bình quân trong năm 2018 đạt 2,92 triệu đồng/người/tháng, chỉ cao hơn vùng Trung Du, vùng núi phía Bắc và vùng Tây Nguyên. Tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2008-2018 của vùng có giảm nhiều, năm 2008 trung bình hộ nghèo toàn vùng gần 16,5% nhưng đến năm 2018 chỉ còn gần 7%, nhưng vẫn còn 3 tỉnh (Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình định) có tỷ lệ hộ nghèo trên 7%, công tác thực hiện chương trình giảm nghèo của vùng thời gian qua gặp rất nhiều khó khăn.

Xem thêm: Ba Kích Là Gì – Ba Kích Bổ Nhưng Không Phải Ai Cũng Dùng Được

Như vậy, muốn thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo tại vùng KTTĐ miền Trung, thì hoạt động TCVM cần được đưa lên hàng đầu. Bên cạnh các chương trình TCVM của các tổ chức TCVM chính thức (như các tổ chức tín dụng cung cấp các dịch vụ TCVM, các tổ chức TCVM được cấp phép…), thì các tổ chức TCVM bán chính thức (như các chương trình, dự án của các tổ chức phi chính phủ, các dự án tài trợ cho người nghèo của các chương trình mục tiêu quốc gia…) cần được thúc đẩy mở rộng. Khảo sát cho thấy, tại vùng KTTĐ miền Trung hoạt động cung cấp các dịch vụ TCVM được thực hiện qua các TCTD, các tổ chức TCVM bán chính thức là chủ yếu.

Chuyên mục: Hỏi Đáp