Chức năng của hệ tiêu hóa không chỉ là tiêu hóa thức ăn và hấp thu chất dinh dưỡng mà còn có nhiều vai trò khác đối với sức khỏe con người. Hãy cùng COLON khám phá các chức năng của hệ tiêu hóa trong bài viết dưới đây. 

Hệ tiêu hóa là gì? 

Hệ tiêu hóa là một chuỗi các cơ quan tiêu hóa bắt đầu từ miệng và kết thúc ở hậu môn. Chúng hoạt động và phối hợp nhịp nhàng với nhau làm nhiệm vụ vận chuyển, tiêu hóa thức ăn, hấp thu chất dinh dưỡng nuôi cơ thể và đào thải cặn bã ra ngoài. Hoạt động tiêu hóa diễn ra hàng ngày và bao gồm nhiều bước khác nhau. Mỗi bước đều có sự tham gia kết hợp của các cơ quan tiêu hóa và có những đặc điểm riêng biệt.

Bạn đang xem: Tiêu hóa là gì

Cấu tạo của hệ tiêu hóa

Hệ tiêu hóa được chia thành 2 phần là: ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa. Mỗi phần gồm các cơ khác nhau:

Ống tiêu hóa:

MiệngHầuThực quảnDạ dàyRuột nonRuột già (đại tràng)Trực tràngHậu môn

Tuyến tiêu hóa:

Tuyến nước bọt ở miệngTuyến tiêu hóa ở ruột, tụy, gan, mật…

*

Cấu tạo hệ tiêu hóa ở người

Từng phần của hệ tiêu hóa đảm nhiệm các chức năng riêng biệt. Bởi vậy, nếu bất kỳ cơ quan nào của hệ tiêu hóa gặp trục trặc cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng cho cơ thể. Cơ quan nào gặp vấn đề, tổn thương sễ gây ra các bệnh lý tương ướng.

Các bệnh lý tiêu hóa thường gặp như: viêm loét dạ dày, viêm đại tràng, ung thư đại tràng, trào ngược thực quản… Nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường nào ở đường tiêu hóa, bạn cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được kiểm tra, chẩn đoán và xử lý kịp thời.

Chức năng của hệ tiêu hóa đối với cơ thể

Hệ tiêu hóa giữ vai trò tiêu hóa và hấp thụ chát dinh dưỡng

Mỗi cơ quan trong hệ tiêu hóa tham gia đều giữ vai trò chuyên biệt trong quá trình vận chuyển, tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng. Cụ thể như sau:

Miệng: Tại miệng, thức ăn được nghiền nhỏ. Emzyme Amylase, Ptyalin trong nước bọt làm nhiệm vụ tiêu hóa 1 phần tinh bột. Sau đó, thức ăn được trộn lẫn với nước bọt, giúp thức ăn mềm và trơn hơn rồi được lưỡi đưa xuống họng và thực quảnDạ dày: Thực quản vận chuyển thức ăn xuống dạ dày. Dạ dày co bóp giúp trộn thức ăn với các men tiêu hóa (do dạ dày tiết ra). Tại đây, một phần tinh bột và protein đã được tiêu hóa. Mỡ hầu như chưa được tiêu hóa.Ruột non: Sau khi thực hiện xong nhiệm vụ của mình, dạ dày tiếp tục vận chuyển thức ăn xuống ruột non. Tại ruột non, dưới tác động của dịch tụy, dịch ruột và muối mật, các chất dinh dưỡng còn lại trong thức ăn như Lipid (chất béo), Protein, vitamin và khoáng và Glucid (tinh bột) được tiêu hóa triệt để và được hấp thu qua ruột non vào máu để đi nuôi cơ thể.Ruột già: Sau khi chất dinh dưỡng được hấp thu tại ruột non, các chất cặn bã tiếp tục được đẩy xuống ruột già (đại tràng). Đại tràng làm nhiệm vụ hấp thu nước và muối khoáng từ các chất cặn bã này, tạo thành phânHậu môn: Đại tràng co bóp rồi đẩy phân ra ngoài thông qua hậu môn.

Xem thêm: Server Là Gì – Khái Niệm Máy Chủ Server Là Gì

Tăng cường hệ miễn dịch – chức năng của hệ tiêu hóa ít người biết

Các nhà khoa học đã chỉ ra, 95% vi khuẩn, virus và các tác nhân gây bệnh xâm nhập qua đường tiêu hóa. 5% xâm nhập qua đường hô hấp và hậu môn. Chính bởi vậy, đường ruột của con người được cấu tạo đặc biệt, phù hợp với chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng và tạo ra miễn dịch tự nhiên. Cụ thể, đường ruột bao gồm các lông nhung và vi lông nhung, kết hợp với hệ vi sinh đường ruột tạo nên “hệ thống phòng ngự” ngăn ngừa tác nhân gây hại xâm nhập vào máu.

*

Chức năng của hệ tiêu hóa giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể

Đặc biệt, tại đường ruột còn có rất nhiều các tế bào miễn dịch như Natura Killerm, các đại thực bào và các kháng thể IgA… giúp nâng cao đề kháng cho cơ thể, phòng ngừa bệnh tật. Bởi vậy, hệ miễn dịch đường ruột đóng vai trò quan trọng, có tác dụng chống lại các tác nhân gây hại cho cơ thể.

Hệ tiêu hóa tác động đến hoạt động của não bộ 

Hệ tiêu hóa được xem như “bộ não thứ 2” của cơ thể. Bởi nó có tác động trực tiếp đến hoạt động của não, tâm trí và sức khỏe thể chất. Một chuyên gia nghiên cứu dạ dày – ruột tại đại học California (Mỹ) cho biết, hệ tiêu hóa có mối liên hệ mật thiết với não bộ, gọi là hệ trục não – ruột.

Hệ vi sinh đường ruột ở trạng thái cân bằng khi duy trì ở mức 85% lợi khuẩn:15% hại khuẩn. Tuy nhiên, khi hệ vi sinh mất cân bằng, các vấn đề về thể chất và tinh thần cũng bắt đầu xuất hiện như: chứng tự kỷ ở trẻ em, trầm cảm ở người lớn hay một số bệnh lý viêm loét tại đường ruột. Đây cũng chính là lý do vì sao mỗi khi phấn khích và lo lắng , bạn thường cảm thấy nôn nao hoặc bồn chồn. Hoặc mỗi khi bị stress thường xuên cũng gây nên rối loạn tiêu hóa.

Xem thêm: Bot Là Gì – Lgbt Hà Nội

Bạn đang bị viêm đại tràng, có biểu hiện đau bụng, đi ngoài, phân sống… hãy mô tả tình trạng của bạn ngay bây giờ để chuyên gia có thể hỗ trơ kịp thời.

Chuyên mục: Hỏi Đáp