Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Hùng – Khoa Khám bệnh & Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Với kinh nghiệm trên 36 năm trong nghề, bác sĩ có kinh nghiệm trong điều trị các bệnh lý về nội tiết – đái đường và thận.
Bạn đang xem: Tiểu đêm nhiều lần là bệnh gì
Tiểu đêm ở người trẻ tuổi, đặc biệt là phụ nữ là những biểu hiện rối loạn đường tiểu rất thường gặp do ảnh hưởng của nội tiết tố hoặc các bệnh lý gây nên. Việc biết rõ được nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của tiểu đêm sẽ giúp người bệnh kiểm soát và điều trị dứt điểm trước khi dẫn tới các biến chứng nguy hiểm.
Tiểu đêm là tình trạng đi tiểu nhiều hơn 1 lần xảy ra vào giấc ngủ ban đêm, có thể lên tới 5-7 lần. Bên cạnh việc tần suất tiểu lớn, bệnh nhân còn có thể kèm các triệu chứng bất thường tùy thuộc vào nguyên nhân bệnh lý như:
Tiểu buốt, tiểu rát, nóng niệu đạoThường xuyên buồn tiểu và căng tức bàng quang nhưng khi tiểu ra lượng nước rất ít, tiểu không hết hoặc ở những biểu hiện nặng có thể tiểu ra mủ và cả máu
Tiểu đêm rất hay gặp ở người cao tuổi có thể do bệnh lý hoặc các lý do khác. Một mặt, ở người cao tuổi khi chức năng sinh lý đã suy giảm và các cơ quan đã lão hóa thì sẽ mắc các bệnh trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn tới tiểu đêm. Mặt khác, người cao tuổi thường có giấc ngủ ngắn, ít ngủ lại càng dễ gây buồn tiểu và ngược lại đi tiểu nhiều lần càng khiến họ mất ngủ tạo thành 1 vòng lặp khiến sức khỏe suy giảm.
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn tới tiểu nhiều về đêm ở nữ gồm các nguyên nhân chính sau:
Do bàng quang tăng hoạt (OAB): Là tình trạng tiểu đêm xảy ra do suy yếu cơ sàn chậu sau thai sản và việc thay đổi nội tiết tố ở giai đoạn mãn kinh hoặc người phụ nữ quá căng thẳng, stress, thiếu ngủ. Bàng quang bị kích thích hoặc hoạt động quá mức dễ gây nên tiểu nhiều vào cả ban ngày và ban đêmViêm bàng quang kẽ: Đây là tình trạng bệnh lý mà bệnh nhân cảm thấy đau tức bàng quang và phải đi tiểu ngay nhưng khi tiểu xong thì triệu chứng lập tức thuyên giảmNhiễm trùng âm đạo: Ngoài triệu chứng tiểu nhiều bệnh nhân còn có thể tiểu buốt kèm ngứa âm đạo, âm đạo có mùi hôi và khí hưSa tử cung: Bệnh lý gặp ở phụ nữ sinh nhiều lần liên tiếp gần nhau khiến tử cung sa gây chèn ép bàng quang dễ dẫn tới tiểu đêmSỏi thận hoặc dị vật đường tiểu cũng là nguyên nhân dẫn tới kích ứng bàng quan khiến bệnh nhân tiểu nhiều lần trong đêm, có khi còn kèm tiểu máuSử dụng thuốc lợi tiểu để điều trị huyết áp cũng dễ khiến bệnh nhân tiểu đêm nhiềuPhụ nữ mang thai cũng là đối tượng dễ mắc tiểu đêm do bào thai ngày càng lớn chèn ép vào bàng quang gây kích ứng.
Xem thêm: Nfs Là Gì – Nghĩa Của Từ Nfs
3. Tiểu đêm ảnh hưởng như thế nào tới nữ giới?
Tiểu đêm khiến sức khỏe sa sút, giấc ngủ bị đảo lộn và tinh thần cũng như thể chất suy giảm trầm trọng
Tiểu đêm ở nữ giới ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động thường ngày và xáo trộn cuộc sống sinh hoạt của người bệnh, tạo cảm giác tự ti, mặc cảm đồng thời khiến sức khỏe sa sút, giấc ngủ bị đảo lộn và tinh thần cũng như thể chất suy giảm trầm trọng, cơ thể xanh xao, mệt mỏi.
Bệnh cạnh đó, tiểu đêm cũng là nguyên nhân dẫn tới việc tăng nguy cơ mắc các bệnh huyết áp, tim mạch và tăng tỉ lệ đột quỵ ở người cao tuổi do phải thức dậy nhiều lần ban đêm. Giấc ngủ của người cao tuổi thường khá ngắn, việc ngủ không ngon giấc vì tiểu đêm vô tình sẽ tạo thành một vòng xoắn bệnh lý khiến sức khỏe của bệnh nhân sa sút thấy rõ.
Để khắc phục được tình trạng tiểu đêm nhiều ở nữ giới thì việc tìm ra nguyên nhân chính dẫn tới biểu hiện này là rất quan trọng và đóng vai trò quyết định trong điều trị. Chính vì vậy khi có các biểu hiện của tiểu đêm thì người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được hỗ trợ tìm ra nguyên nhân và chữa trị đúng cách.
Xem thêm: Kiến Thức Cần Biết Về Qr Code (quick Response Code) Là Gì?
Các biện pháp giúp hạn chế tình trạng tiểu đêm không dùng thuốc mà người bệnh có thể tham khảo gồm có:
Hạn chế sử dụng các thực phẩm hoặc đồ uống gây kích ứng bàng quang như trà, cà phê, đồ uống có ga, rượu bia, thực phẩm ngọt hoặc cay nóng đặc biệt là trước khi đi ngủXây dựng một cuộc sống lành mạnh và ít lo nghĩ, căng thẳng cũng như stressĐối với phụ nữ sau thai sản thì có thể áp dụng bài tập Kegels giúp tăng cường các cơ vùng chậu: người bệnh thực hiện thắt chặt các cơ để ngừng đi tiểu, giữ động tác trong 5-10 giây rồi thả lỏng trong 10 giây và lặp lại khoảng 10 lần. Bệnh nhân nên duy trì bài tập này thường xuyên (khoảng 3 lần/ngày) để kiểm soát hoạt động của bàng quang
Tiểu đêm có thể là triệu chứng của một bệnh lý hoặc đơn thuần là phản ứng của cơ thể trước những thay đổi bên trong và bên ngoài. Do đó, người bệnh cần đến các cơ sở y tế ngay từ những triệu chứng đầu tiên để tìm ra nguyên nhân và chấm dứt sớm biểu hiện này, duy trì sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt của mình.
Chủ đề: Tiểu đêm Sa tử cung Nhiễm trùng âm đạo Nhiễm trùng đường tiết niệu Tiểu đêm ở nữ giớ Tiết niệu
Chuyên mục: Hỏi Đáp