Xác định tiền sự thế nào cho đúng !?

HUỲNH MINH KHÁNH ( TAND huyện Cái Bè, Tiền Giang) – Xác định tiền sự cho đúng để bảo đảm phán quyết của Tòa án được đúng đắn, khách quan và công bằng. Vấn đề này trong thực tế cũng nảy sinh những nhận thức khác nhau.

 

1.Một tình huống cụ thể

Khi ban hành cáo trạng để truy tố bị cáo thì Viện kiểm sát huyện C đã xác định bị cáo Thiện có một tiền sự (theo quan điểm của TAND tỉnh ĐT). Tuy nhiên, Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án này đã xác định bị cáo Thiện không có tiền sự (theo quan điểm của TAND huyện TM).

Vậy vấn đề đặt ra là xác định tiền sự của bị cáo Thiện như thế nào cho phù hợp?

*

Tòa án Vĩnh Thạnh, Bình Định xét xử vụ trộm cắp tài sản – Ảnh Ngô Quỳnh Thanh

2. Thế nào là có tiền sự

Khoản 1, Điều 7 của Luật Xử lý vi phạm hành chính đã quy định các trường hợp được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính để làm xác định tiền sự như sau:

Một là, Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo.

Hai là, Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính nếu trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác (khác quyết định xử phạt cảnh cáo)

Ba là, Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính nếu hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.

Bạn đang xem: Tiền sự là gì

Xem thêm: Tải Trò Chơi Subway Surfers Miễn Phí, Subway Surfers Cho Android

Xem thêm: Coordinator Là Gì – Công Việc Của Coordinator Trong Nhks

Trong trường hợp này, bị cáo Thiện không có chấp hành đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính nên chỉ có thể áp dụng trường hợp thứ ba để xem xét bị cáo Thiện có tiền sự hay không.

Các yếu tố để xác định bị cáo Thiện không có tiền sự trong trường hợp này bao gồm: hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và không tái phạm:

Sở dĩ, quan điểm của Viện Kiểm sát huyện C và TAND tỉnh ĐT xác định bị cáo Thiện có tiền sự là vì họ đã đánh đồng quan điểm không chấp hành quyết định xử phạt với việc cố tình trốn tránh, trì hoãn việc thi hành quyết định xử phạt để tính thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính lại. Điều này là không chính xác bởi vi sau khi ra quyết định xử phạt nếu người vi phạm không chấp hành thì Cơ quan có thẩm quyền có quyền cưỡng chế thi hành đối với bị cáo nhưng trong trường hợp này, Cơ quan có thẩm quyền đã không tiến hành cưỡng chế là chưa làm hết trách nhiệm của mình nên không thể khẳng định bị cáo cố tình trốn tránh, trì hoãn việc thi hành quyết định xử phạt.

Từ những phân tích trên có cơ sở vững chắc để xác định rằng bị cáo Thiện không có tiền sự theo như quan điểm của TAND huyện TM, tỉnh ĐT và TAND huyện C, tỉnh T. Rất mong nhận được ý kiến trao đổi của bạn đọc.

Chuyên mục: Hỏi Đáp