Tiền sản giật (TSG) là một hội chứng bệnh lý phức tạp thường xảy ra ở nửa sau của thai kỳ bắt đầu từ tuần thứ 21 của quá trình thai nghén , làm tăng nguy cơ thai chết lưu, sinh non tháng cũng như suy dinh dưỡng ở trẻ sau này. Tỷ lệ mắc bệnh thay đổi tùy theo từng khu vực khác nhau trên thế giới. Theo số liệu của tổ chức y tế thế giới (WHO) thì TSG xảy ra trên 2–8% số các bà mẹ mang thai.

Bạn đang xem: Tiền sản giật là gì

*

Bệnh tim mạch mạn tính là một yếu tố nguy cơ của tiền sản giật

1. Các dấu hiệu của tiền sản giật

Bệnh biểu hiện gồm 3 triệu chứng chính: tăng huyết áp, tăng protein niệu và phù.

Cao huyết áp: từ 140/90 milimét thuỷ ngân (mm Hg) hoặc cao hơn – thu được trong hai lần, cách nhau ít nhất sáu giờ nhưng không quá 7 ngày.Dư thừa protein trong (protein) nước tiểu.Giảm tạm thời thị lực, mờ mắt hoặc nhạy cảm ánh sáng.Đau bụng trên, thường là dưới xương sườn bên phải.Buồn nôn hoặc ói mửa.Chóng mặt, nhức đầu nặngGiảm lượng nước tiểu.Tăng cân đột ngột, thường là nhiều hơn 2 pound (0,9 kg) trong một tuần.Sưng (phù), đặc biệt là ở mặt và tay. Nhưng đây không được xem là một dấu hiệu đáng tin cậy của tiền sản giật bởi vì nó cũng xảy ra ở nhiều thai phụ bình thường.

*

Ba dấu hiệu điển hình của Tiền sản giật 

2. Biến chứng tiền sản giật

Đối với mẹ:Đối với thai nhi:
Sản giật là một biến chứng thường gặp của TSG nặng, chiếm tỷ lệ 1-5%.

Biến chứng chảy máu thường gặp là xuất huyết võng mạc, rau bong non, chảy máu trong gan. Rau bong non có thể bị chảy máu và choáng nặng.

Biến chứng suy giảm chức năng gan và rối loạn đông máu. Đông máu rải rác trong lòng mạch là một biến chứng nặng nề của TSG và là một trong những nguyên nhân gây tử vong mẹ vì điều trị nó rất khó khăn và hiệu quả kém.

Biến chứng suy thận cấp là nguyên nhân gây tử vong mẹ đến 23%.

Biến chứng phù phổi cấp và suy tim cấp: thường xảy ra trong lúc chuyển dạ hoặc một vài giờ sau đẻ.

Tử vong mẹ: Các nguyên nhân gây tử vong cho thai phụ là biến chứng của sản giật, chảy máu do vỡ bao gan trong hội chứng HELLP, phù phổi, tan huyết và đông máu rải rác trong lòng mạch, suy thận cấp, biến chứng các can thiệp sản khoa..

Xem thêm: Platform Là Gì – Nghĩa Của Từ Platform

Thai chết lưu

– Thai non tháng và suy dinh dưỡng.

Tỷ lệ mổ lấy thai cao đã làm tăng tỷ lệ trẻ sinh non tháng ở các thai phụ TSG.

Tử vong sơ sinh ngay sau đẻ: do ngạt, chấn thương; chảy máu phổi; chảy máu não thất; bệnh màng trong…

*

3. Điều trị tiền sản giật như thế nào?

Cho đến nay chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu, điều trị nguyên nhân là phải ngừng thai nghén, các điều trị khác chỉ là điều trị triệu chứng để phòng các biến chứng vì vậy phải lấy thai ra sớm. Quan trọng nhất là dự phòng tiền sản giật. Sử dụng Aspegic, canxi, vitamin tổng hợp, Omega 3 (DHA, EPA), chocolate đen…

Chăm sóc trước sinh, đặc biệt là theo dõi sát các sản phụ nguy cơ cao ở nửa sau thai kỳ sẽ phát hiện được sớm các dấu hiệu của TSG. Ngày nay chúng ta chưa thể điều trị dự phòng TSG một cách hiệu quả thực sự nhưng có thể chẩn đoán sớm TSG bằng cách theo dõi và khám thai định kỳ thật đều đặn.

Khi có các biểu hiện bất thường, ngay lập tức đến bệnh viện kiểm tra, thăm khám để có hướng điều trị kịp thời nhằm ngăn chặn được các biến chứng nguy hiểm.

4. Những lưu ý giúp giảm nguy cơ bị tiền sản giật:

Chế độ ăn: chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất Đạm, Omega 3, Canxi, Vitamin, các yếu tố vi lượng và tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên giúp cải thiện sức khỏe, phòng chống béo phì do đó hạn chế Tiền sản giật.

Bổ sung Omega 3 (DHA, EPA): Lượng DHA, EPA đầy đủ giúp phòng ngừa Tiền sản giật. DHA đầy đủ làm giảm sFlt-1 (tiêu VEGF- yếu tố tăng trưởng biểu mô mạch máu) do đó hạn chế triệu chứng của tiền sản giật. Các loại thực phẩm giàu Omega 3 là cá hồi, súp lơ, hạt vừng, quả óc chó, bắp cải …

Bổ sung Vitamin D: Cung cấp đủ Vitamin D từ đồ ăn và sản phẩm bổ sung giúp giảm 27% nguy cơ bị tiền sản giật. Các thực phẩm giàu Vitamin D như dầu gan cá, các loại ngũ cốc nguyên hạt, nấm hương….

Bổ sung Canxi: Bổ sung đủ Canxi giúp làm giảm tới 49% nguy cơ bị tiền sản giật ở những phụ nữ có nguy cơ thấp và tới 82% ở phụ nữ có nguy cơ cao. Các thức ăn giàu Canxi như sữa, cải bông xanh, rau diếp, đậu bắp, măng tây…

5. Tiền sản giật – Khi nào cần đến bác sĩ

Một số trường hợp tiền sản giật có thể trở nên nguy hiểm và diễn ra trong thời gian rất nhanh, mặc dù ảnh hưởng của nó đôi khi không rõ ràng. Nhưng nếu đang gặp các dấu hiệu sau tốt nhất bạn nên đi khám kiểm tra:

Đột ngột phù tay, mặt hoặc chân làm bạn tăng cân vì cơ thể giữ nước.Đau bụng vùng dạ dày và có vẻ như là khó tiêu. Đau có thể lan ra 2 bên xương sườn.Đau đầu dữ dội không bớt sau khi nghỉ ngơi và dùng thuốc giảm đau.Mờ mắt. Nhìn thấy chớp sáng là dấu hiệu cảnh báo.Buồn nôn và nôn.Cảm giác hồi hộp, đánh trống ngực.Cảm giác bất an cho bản thân hoặc cho bé.Thay đổi thể tích nước tiểu so với bình thường.

Xem thêm: Lương Gross Là Gì – Phân Biệt Lương Gross Và Lương Net

Tiền sản giật là bệnh lý nguy hiểm cho thai kỳ mà cho tới nay chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. Để có thai kỳ khỏe mạnh mẹ bầu cần chủ động trong việc thực hiện chế độ làm việc nghỉ ngơi phù hợp, ăn uống bổ sung dưỡng chất đầy đủ và lành mạnh để dự phòng tiền sản giật. Đồng thời thực hiện khám thai đều đặn giúp tầm soát, phát hiện kịp thời nguy cơ để được hỗ trợ phù hợp, tránh các hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

– PGS. TS. BS. Đặng Thị Minh Nguyệt– Phó Khoa Sản Bệnh Lý – Bệnh viện Phụ sản Trung Ương– Giảng viên Đại học Y Hà Nội(Theo SKĐS)

Chuyên mục: Hỏi Đáp