Từ thời xa xưa, ngôn ngữ Việt Nam đã rất đa dạng, phong phú. Nhất là những từ ngữ cổ bởi chúng có thể diễn tả sâu sắc nội tâm của con người, diễn tả chi tiết về sự vật, hiện tượng…. Cho đến ngày nay, chúng vẫn tồn tại nhưng lại thường bị mất nghĩa hoặc bị hiểu sai.

Bạn đang xem: Ti là gì

Dưới đây là một số từ cổ tưởng chừng vô nghĩa nhưng lại có ý nghĩa rất bất ngờ và thú vị.

Làm lụng

Ảnh qua facebook.

‘Làm lụng’ là từ ghép đẳng lập (ghép tổ hợp), trong đó cả hai tiếng ‘làm’ và ‘lụng’ đều có nghĩa:

– Làm là dây ra việc, gây ra việc, ra tay, ra công, hành sự một việc gì đó;

– Lụng, vốn phải là ‘lộng’, cũng có nghĩa là ‘làm’.

 Ví dụ như ‘lộng phạn’ là ‘làm cơm’, ‘lộng hoại’ là ‘làm hỏng’. Sở dĩ ‘lộng’ biến thành ‘lụng’ là do hiện tượng biến âm trong tiếng Việt đã biến -ông thành -ung (như ‘tông tích’ biến thành ‘tung tích’).

Gay go

Ảnh qua facebook.

Từ tiếng Nôm, trong đó:

– Gay là làm cho chèo kéo, khúc mắc, như ‘nói gay’ là nói móc, nói người này mà chèo kéo, động tới người khác;

– Go là khốn khổ, quanh co,

‘Gay go’ là từ ghép diễn tả một việc gì đó khó khăn, chưa thông thuận, không trôi chảy.

Trằn trọc

Ảnh qua facebook.

 ‘Trằn trọc’ là từ ghép, trong đó:

– Trằn là trì xuống, dằn xuống, đau bụng ‘trằn trằn’ là bụng đau mà cứ trì xuống;

– Trọc, vốn là biến âm của ‘trục’ (躅), nghĩa là do dự, nao núng. Chữ ‘trục’ này còn có một âm là ‘trạc’. Hiện tượng một từ âm ‘uc’ biến thành âm ‘oc’ còn có thể thấy qua ‘cực nhục’ (辱) thành ‘cực nhọc’, ‘túc’ (粟) thành ‘thóc’.

‘Trằn trọc’ là từ ghép có nghĩa là lẩn quẩn không yên, không dứt ra được. Từ này thường dùng nhất là lúc ngủ mà không ngủ được, cứ day dứt chẳng yên trong bụng.

Rừng rú

Ảnh qua facebook.

‘Rừng rú’ là từ ghép, ‘rú’ là danh từ, chữ Nôm viết là ?, đồng âm với động từ ‘rú’ (gào rú) nhưng khác nghĩa. ‘Rú’ cũng có nghĩa ‘rừng’, tức chỗ cây cối mọc mênh mông rậm rạp. Chữ ‘rừng’ chữ Nôm viết là 棱. 

Đầm đìa

‘Đầm đìa’ là từ ghép, vốn là ghép hai danh từ lại với nhau mà dùng như một tính từ. Cụ thể:

– Đầm là vùng nước trũng, thường có cây cỏ mọc um tùm, nơi chim và cá tụ lại đẻ trứng;

– Đìa là ao vũng, chỗ nước ao sâu để nhử hoặc nuôi cá.

Ảnh qua facebook.

Thông thường, ‘đầm’ là vũng nước trũng tự nhiên còn ‘đìa’ là vũng nước trũng nhân tạo. 

‘Đầm đìa’ là danh từ chỉ hai loại hình thuỷ vực. Nhưng người Việt hiện nay lại mượn ‘đầm đìa’ để dùng trong các trường hợp ướt sũng, sũng nước như ‘nước mắt đầm đìa’, ‘mồ hôi đầm đìa’.

Xem thêm: Hồng Phát Là Gì – Hồng Phát Nghĩa Là Gì

Lố lăng

Ảnh qua facebook.

‘Lố lăng’ là một từ ghép nửa Nôm nửa Hán. Trong đó:

– Lố là từ Nôm (露), nghĩa là quá mức, thái quá;

– Lăng là từ gốc Hán (凌), nghĩa là lấn lướt, xâm phạm, là chữ ‘lăng’ trong ‘xâm lăng’. 

‘Lố lăng’ là từ dùng để chỉ những gì vượt quá lẽ thường, vượt quá chuẩn mực chung của xã hội, như ‘hành vi lố lăng’, ‘ăn nói lố lăng’, ‘ăn mặc lố lăng’.

Giỗ quải

Ảnh qua facebook.

‘Giỗ quải’ là từ Nôm, trong đó:

– Giỗ là kị cơm, cúng cơm cho vong hồn, làm lễ giáp năm, lễ cúng cơm cho người chết mà có nhắc công lao khi còn sống;

– Quải là cúng cơm cho tổ tiên, dọn bữa ăn mà có nhắc mời ông bà cha mẹ đã khuất.

‘Giỗ” có thể nói chung cho việc cúng cơm người đã khuất thân hoặc không thân, ‘quải’ chỉ việc cúng cơm cho người trong họ tộc gia đình đã mất.

Thằng Tí

*

Người xưa hay gọi những bé trai là ‘Tí’. Nhiều người cho rằng ‘Tí’ là ‘chuột’, liên tưởng đến hình ảnh những bé trai nhỏ nhỏ, loắt choắt, linh lợi như chuột.

Nhưng thưc tế, ‘Tí’ là một từ gốc Hán rất phổ biến, tiếng Hán viết là 子, âm Hán Việt hiện đại là ‘Tử’, nghĩa là đứa con trai.

‘Tí’ (cũng viết là Tý) là âm Hán Việt xưa của ‘Tử’, nên ‘Tí’ thường được dùng để gọi các bé trai. 

Còn xa xưa hơn nữa thì Tí – Tử – 子 được dùng chung cho cả con trai lẫn con gái. 

Tuy nhiên, cũng có trường hợp ‘Tí’ là ‘Chuột’ thật, nhất là khi đứa bé được sinh vào năm Tí, như cái Tí trong ‘Tắt đèn’ (Ngô Tất Tố) dù là con gái nhưng vẫn theo truyền thống cha Dậu chú Hợi mà gọi tên là Tí.

Hô hoán

Ảnh qua facebook.

Từ ghép gốc Hán, tiếng Hán viết là 呼唤, phiên âm là /hūhuàn/, trong đó:

– Hô là thở ra, gọi, kêu to, gọi to;

– Hoán là kêu, gọi.

‘Hô hoán’ nghĩa là kêu gọi, hiệu triệu, cũng có nghĩa là kêu gào, kêu to, gào to, hiện nay lớp nghĩa này được sử dụng phổ biến hơn lớp nghĩa kêu gọi, hiệu triệu.

Thô thiển

Ảnh qua facebook.

Từ ghép gốc Hán, viết là 粗浅, phiên âm là /cūqiǎn/, trong đó:

– Thô là to, là không nhẵn nhụi không tinh tế; 

– Thiển là cạn, nông cạn, như ‘thiển cận’ nghĩa là (tầm nhìn) hạn hẹp, non kém, cái gì không giỏi, hiểu biết còn ít thì gọi là thiển, như ‘học thiển’ là học nghệ chưa tinh.

Xem thêm: Công Dụng Và Cách Dùng Của Thuốc Zyzocete Là Thuốc Gì

‘Thô thiển’ là từ ghép thường dùng để chỉ người không tinh tế, vụng về và còn kém cỏi, nông cạn. Ngày nay, nghĩa ‘thiển’ thường bị mờ đi và người ta dùng ‘thô thiển’ để chỉ những người vụng về, không nhã nhặn, đôi khi tục tĩu.

Chuyên mục: Hỏi Đáp