Lớp 1
Lớp 2
Vở bài tập
Lớp 3
Vở bài tập
Đề kiểm tra
Lớp 4
Sách giáo khoa
Sách/Vở bài tập
Đề kiểm tra
Lớp 5
Sách giáo khoa
Sách/Vở bài tập
Đề kiểm tra
Lớp 6
Sách giáo khoa
Sách/Vở bài tập
Đề kiểm tra
Chuyên đề & Trắc nghiệm
Lớp 7
Sách giáo khoa
Sách/Vở bài tập
Đề kiểm tra
Chuyên đề & Trắc nghiệm
Lớp 8
Sách giáo khoa
Sách/Vở bài tập
Đề kiểm tra
Chuyên đề & Trắc nghiệm
Lớp 9
Sách giáo khoa
Sách/Vở bài tập
Đề kiểm tra
Chuyên đề & Trắc nghiệm
Lớp 10
Sách giáo khoa
Sách/Vở bài tập
Đề kiểm tra
Chuyên đề & Trắc nghiệm
Lớp 11
Sách giáo khoa
Sách/Vở bài tập
Đề kiểm tra
Chuyên đề & Trắc nghiệm
Lớp 12
Sách giáo khoa
Sách/Vở bài tập
Đề kiểm tra
Chuyên đề & Trắc nghiệm
IT
Ngữ pháp Tiếng Anh
Lập trình Java
Phát triển web
Lập trình C, C++, Python
Cơ sở dữ liệu
Ôn thi vào 10 môn Ngữ vănPhần I: Văn họcCâu hỏi và các dạng đềPhần II: Tiếng ViệtKiến thức trọng tâm phần Tiếng ViệtTừ vựngNgữ phápPhần III: Tập làm vănVăn tự sựVăn nghị luậnVăn thuyết minhĐoạn văn và luyện tập viết đoạn vănPhần IV: Đề ôn thi vào lớp 10
I. Kiến thức cơ bản
1. Khái niệm: Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong đời sống nhằm cung cấp tri thức về: đặc điểm, tính chất, nguyên nhân…của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
Bạn đang xem: Thuyết minh là gì
2. Yêu cầu:
– Tri thức trong văn bản thuyết minh phải khách quan, xác thực, hữu ích cho mọi người.
– Văn thuyết minh cần trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ, hấp dẫn.
3. Sự khác nhau giữa văn miêu tả và văn thuyết minh:
+ Có hư cấu tưởng tượng, không nhất thiết phải trung thành với sự vật, đối tượng…. | + Trung thành với đặc điểm của sự vật, đối tượng. |
+ Dùng nhiều so sánh, liên tưởng. | + ít dùng so sánh, liên tưởng. |
+ Mang nhiều cảm xúc chủ quan của người viết. | + Đảm bảo tính khách quan, khoa học. |
+ ít dùng số liệu cụ thể. | + Dùng số liệu cụ thể. |
VD: “Những đám mây trắng như bông đang tô vẽ cho nền trời bằng những hình thù lạ mắt. Nắng trong vắt như pha lê. Nắng xiên qua cây gỗ tếch ở vườn hoa phố Nguyễn Cao, rọi xuống và chạy lung tung quanh cái bàn ăn trưa của bốn cụ già…” | VD: “Hoa chuông cao từ 15- 20 cm. Hoa nhỏ có hình chuông, hương thơm, thân uốn cong, màu trắng hay hồng lợt. Hoa có thể sống trong bình từ 5- 7 ngày…” |
* Trong văn bản thuyết minh có thể kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả, biện pháp nghệ thuật làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật, hấp dẫn.4. Phương pháp thuyết minh:
a. Phương pháp nêu định nghĩa:
VD: Giun đất là động vật có đốt, gồm khoảng 2500 loài, chuyên sống ở vùng đất ẩm.
b. Phương pháp liệt kê:
VD: Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người: thân cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm…
c.Phương pháp nêu ví dụ:
VD: Người ta cấm hút thuốc ở tất cả những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm (ở Bỉ, từ năm 1987, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la, tái phạm phạt 500 đô la)
d.Phương pháp dùng số liệu:
VD: Một tượng phật ở Nhạc Sơn, Tứ Xuyên, Trung Quốc, cao 71m, vai rộng 24m, trên mu bàn chân tượng có thể đỗ 20 chiếc xe con.
e.Phương pháp so sánh:
VD: Biển Thái Bình Dương chiếm một diện tích lớn bằng ba đại dương khác cộng lại và lớn gấp 14 lần diện tích biển Bắc Băng Dương là đại dương bé nhất.
f.Phương pháp phân loại, phân tích:
VD: Muốn thuyết minh về một thành phố, có thể đi từng mặt: vị trí địa lý, khí hậu, dân số, lịch sử, con người, sản vật…
5. Cách làm bài văn thuyết minh:
– Bước 1: + Xác định đối tượng thuyết minh.
+ Sưu tầm, ghi chép và lựa chọn các tư liệu cho bài viết.
+ Lựa chọn phương pháp thuyết minh phù hợp.
Xem thêm: Crush Là Gì – Trong Tiếng Việt Crush Nghĩa Là Gì
+ Sử dụng ngôn từ chính xác, dễ hiểu để thuyết minh làm nổi bật các đặc điểm cơ bản của đối tượng.
– Bước 2: Lập dàn ý
– Bước 3: Viết bài văn thuyết minh
+ Viết phần mở bài:
Mở bài có nhiều phương pháp, nhưng có thể quy vào hai phương pháp chủ yếu là mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp.
Ví dụ 1: Mở bài trực tiếp
Chiêm Hoá, một huyện miền núi của tỉnh Tuyên Quang là nơi cư trú của nhiều dân tộc anh em như: Kinh, Tày, Dao, H’Mông, Sán Dìu…Tuy phong tục, tập quán khác nhau nhưng chung sống rất hoà thuận cùng nhau xây dựng quê hương ngày thêm tươi đẹp.
Ví dụ 2: Mở bài gián tiếp.
Là người Việt Nam ai cũng đã một lần nghe câu ca dao:
“Đồng Đăng có phố Kì Lừa
Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh”
Từ Hà Nội đi theo quốc lộ 1A, du khách ngồi trên xe ô tô khoảng 2 tiếng đồng hồ là đến địa phận Lạng Sơn. Qua dãy núi Kai Kinh rồi đến ải Chi Lăng thâm nghiêm hùng vĩ, những kì tích đó đã làm cho bao kẻ thù xưa nay khiếp sợ. Đường 1A trườn dài theo những triền núi ngút ngàn thông reo. Từng đoàn xe lớn nhỏ hối hả về xứ Lạng ẩn mình trong sương sớm. Qua khỏi đèo Sài Hồ là đến thị xã Lạng Sơn, vùng biên ải của Tổ quốc nơi quê hương của hoa thơm, trái ngọt và những làn điệu dân ca đặc sắc: Then, Sli, Lượn của các dân tộc Tày, Nùng, Dao.
+ Viết phần thân bài:
Phần này thường gồm một số đoạn văn được liên kết với nhau thành một hệ thống nhằm giải đáp một số yêu cầu của đề bài.
Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh nên tuân thủ theo thứ tự cấu tạo của sự vật, theo thứ tự nhận thức (từ tổng thể đến bộ phận, từ ngoài vào trong, từ xa đến gần), theo thứ tự diễn biến sự việc trong một thời gian trước – sau; hay theo thứ tự chính phụ: cái chính nói trước, cái phụ nói sau.
+ Viết phần kết bài:
Phần kết bài có thể nhấn mạnh một lần nữa đặc sắc của đối tượng giới thiệu – thuyết minh hoặc nêu một lời mời, một kiến nghị, hoặc một ấn tượng mạnh mẽ nhất về đối tượng đó.
Ví dụ 1: Hiện tại và tương lai, Chiêm Hoá là một điểm du lịch thu hút rất nhiều khách tham quan. Hãy đến với Chiêm Hoá để dự hội Lồng Tông tổ chức vào ngày mùng 8 tháng giêng hàng năm, thăm đền Bách Thần, đền Đầm Hồng. Vào mùa hè các bạn có thể đi du ngoạn thác Bản Ba và đặc biệt chúng ta sẽ được thăm khu di tích lịch sử Kim Bình. Chúng ta sẽ thấy Chiêm Hoá đẹp biết nhường nào.
II. Các dạng đề bài
1. Dạng đề 2 hoặc 3 điểm:
Đề: Nhận biết yếu tố thuyết minh trong bài ca dao sau:
Trong đầm gì đẹp bằng senLá xanh, bông trắng lại chen nhị vàngNhị vàng, bông trắng, lá xanhGần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùnTrả lời:
Yếu tố thuyết minh:
Cấu tạo của hoa sen “Lá xanh, bông trắng, nhị vàng”
2.Dạng đề 5 hoặc 7 điểm:
Đề: Con trâu ở làng quê Việt Nam.
Trả lời:
* Mở bài:
Giới thiệu chung về con trâu trong đời sống của người nông dân Việt Nam.
* Thân bài:
– Nêu nguồn gốc, đặc điểm của con trâu
VD: Trâu là động vật thuộc phân bộ nhai lại, nhóm sừng rỗng, bộ guốc chẵn, lớp thú có vú.
Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy. Lông màu xám, xám đen, thân hình vạm vỡ, thấp, ngắn, bụng to, mông dốc, bầu vú nhỏ, sừng hình lưỡi liềm. Có 2 đai màu trắng: dưới cổ và chỗ đầu xương ức. Trâu cái nặng trung bình 350-400 kg, trâu đực 400- 500 kg…
– Vai trò, lợi ích của con trâu:
•Trong đời sống vật chất:
+ Là tài sản lớn của người nông dân.
+ Là công cụ lao động quan trọng.
Xem thêm: Google Ads Là Gì – 8 Bước Thiết Lập Quảng Cáo Google
+ Là nguồn cung cấp thực phẩm, đồ mĩ nghệ, phân bón…
•Trong đời sống tinh thần:
+ Con trâu gắn bó với người nông dân như người bạn thân thiết, gắn bó với tuổi thơ.
+ Con trâu có vai trò quan trọng trong lễ hội, đình đám ( hội chọi trâu ở Đồ Sơn (Hải Phòng), Hàm Yên, Chiêm Hoá (Tuyên Quang)…, hội đâm trâu (Tây Nguyên)…)
Chuyên mục: Hỏi Đáp