1. Thủy ngân là gì và ảnh hưởng của chất này tới sức khỏe

Thủy ngân là kim loại nặng, có ánh bạc, có ký hiệu Hg. Ở nhiệt độ thường, Hg tồn tại trạng thái lỏng và dễ bay hơi, lan rộng ra môi trường xung quanh. Được ứng dụng trong nhiệt kế, chế tạo bóng đèn, dung môi trong phòng thí nghiệm, hỗn hợp hàn răng,…

*

Ở nhiệt độ thường, Hg tồn tại dạng trạng thái lỏng

Hg là chất độc hại gây nguy hiểm tới sức khỏe con người. Theo WHO (tổ chức y tế thế giới) thì chất này là một trong mười nhóm hóa chất độc nhất. Ở dạng kim loại, các hợp chất và muối của Hg rất độc. Khi cơ thể tiếp xúc, hít thở hay nuốt phải các chất trên sẽ gây tổn thương não và gan.

Bạn đang xem: Thủy ngân là gì

Thủy ngân là chất độc tích lũy sinh học dễ dàng hấp thụ qua da, hệ hô hấp và hệ tiêu hóa con người. Hợp chất hữu cơ của Hg độc hơn hợp chất vô cơ. Hợp chất độc nhất của Hg là metyl thủy ngân, chỉ cần giọt nhỏ rơi vào da có thể gây tử vong.

Bệnh minamata là dạng ngộ độc chất trên làm hệ thần kinh trung ương tê liệt và nội tiết bị rối loạn, ảnh hưởng tới miệng, hàm mặt, răng. Nhiễm độc kéo dài có thể gây tử vong hoặc dị tật bẩn sinh ngay từ trong bụng mẹ.

2. Các nguồn lây nhiễm thủy ngân

Với mức độ nguy hiểm như trên, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các nguồn lây nhiễm, bao gồm:

Kim loại Hg: Tiếp xúc qua con đường không khi và được hít vào phổi. Thể hơi của Hg là nguy hiểm nhất. Chất này được sinh ra từ hoạt động của các nhà máy nhiệt điện, lò đốt rác hoặc cháy rừng, vỡ nhiệt kế,…

Methyl thủy ngân (MeHg): Ngấm vào cơ thể khi ăn các loài cá nước ngọt và nước mặn. Đặc biệt là loài cá lớn, nằm đỉnh chuỗi thức ăn như cá mập, cá vược, cá kiếm,…

*

Nhiễm độc Hg do ăn cá biển

Hợp chất vô cơ: Thấy trong thuốc uống, thuốc xịt muỗi, thuốc mỡ, pin hay một số loại thuốc từ thảo dược. Gây hại khi nuốt, khi hít vào cơ thể.

Thủy ngân phenyl: gặp trong các loại sơn sản xuất nhựa mủ, sơn chống thấm, một số loại mỹ phẩm,… Hợp chất xâm nhập vào cơ thể qua da, qua tiêu hóa hay khi hít phải.

Hg tiếp xúc chủ yếu qua đường thức ăn khi ăn thực vật nhiễm độc và khi ăn đồ hải sản. Hầu như khi tiếp xúc, chất độc trên được hấp thụ vào máu rồi phân phối tới mô não. Ngoài ra còn truyền qua nhau thai đến thai nhị và não thai nhi.

3. Dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng

Dấu hiệu sớm khi nhiễm độc được gọi là chứng dị cảm khi thấy tê và đau nhói ở môi, ngón tay. Tùy thuộc dạng tồn tại, thời gian và cường độ tiếp xúc mà có các biểu hiện khác nhau.

Khi tiếp xúc với dạng thủy ngân nguyên tố hoặc thủy ngân vô cơ sẽ gây ra ngộ độc cấp. Còn khi tiếp xúc với dạng hữu cơ sẽ gây ngộ độc mãn tính.

Biểu hiện bị thần kinh: Khi bị cảm, thần kinh suy nhược, loạn ngôn ngữ và khả năng vận động, thích giác giảm, thần kinh rối loạn, run cơ và có thể tử vong. Ngoài ra, Hg rất độc với các mẹ khi mang thai ăn thường hay ăn cá biển có thể gây sẩy thai, chậm phát triển, tâm thần, bại não, biến dạng chi.

Xem thêm: Aqua City Odaiba (Daiba) – Aqua City Odaiba Travel Guidebook

*

Tác hại của nhiễm độc Hg lên hệ thần kinh, gây run cơ

4. Chẩn đoán ngộ độc

Việc chẩn đoán chính xác có ngộ độc hay không cần xác định thời gian phơi nhiễm, các tác nhân vật lý và nồng độ của chất Hg trong cơ thể có tăng cao hay không. Tiêu chuẩn đo chính xác nồng độ chất trên trong máu và nước tiểu phải đo trong vòng 24 giờ.

Ngoài ra thực hiện một số xét nghiệm như thăm dò chức năng gan thận, chụp X – quang tim phổi, phân tích tế bào máu, khí máu.

5. Điều trị ngộ độc Hg

Không ăn thực phẩm bị nhiễm

Loại bỏ tất cả các nguồn Hg mà người bệnh tiếp xúc, nếu nguyên nhân do hải sản thì cần ngừng ăn ngay nguồn đó.

Thay đổi môi trường xung quanh

Nếu nguồn bệnh bắt đầu từ nơi làm việc hoặc khi tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm, thì nên di chuyển bệnh nhân hoặc đổi nơi công tác để các biện pháp chữa trị tốt hơn và đảm bảo bệnh nhân được an toàn hơn.

Liệu pháp thải sắt (Chelation therapy)

Đối với trường hợp nghiêm trọng cần phải điều trị bằng phương pháp liệu pháp thải sắt. Các tác nhân thải sắt kết hợp với kim loại nặng trong máu và nước tiểu để loại bỏ độc tố và kim loại nặng ra khỏi cơ thể. Nhưng bên cạnh đó có những rủi ro, tác dụng phụ và chỉ được bác sĩ chỉ định khi cần thiết.

*

Phương pháp liệu thải sắt loại bỏ độc tố Hg

Ngộ độc thủy ngân có thể gây ra tác dụng phụ kéo dài về sau, vì vậy việc theo dõi và điều trị tùy theo trường hợp nhiễm bệnh cụ thể.

6. Biện pháp phòng tránh ngộ độc

Để phòng ngừa nhiễm độc Hg, cần thực hiện một số biện pháp sau:

Loại bỏ hoặc giảm sử dụng, tiếp xúc các sản phẩm chứa chất trên như bóng đèn, nhiệt kế, pin,…

Khuyến khích sử dụng nguồn năng lượng sạch như gió, mặt trời,…

Không sử dụng trong khai thác vàng và ngưng khai thác trong tự nhiên.

Cần thường xuyên kiểm tra và giám sát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

Xem thêm: Plastic Là Gì – Nghĩa Của Từ Plastic

Khi vỡ nhiệt kế cần dùng bột lưu huỳnh rắc lên (nếu có) hay lòng đỏ trứng gà. Trường hợp k có bột lưu huỳnh thì sơ tán trẻ em và người thân ra vị trí khác. Dùng găng tay, khẩu trang và giấy từ từ hót nhẹ các giọt thủy ngân vào lọ kín tránh gây vỡ các hạt sau đó mở cửa thông thoáng. Quần áo dính Hg cần thay và ngân nước lạnh. Không đổ ra cống rãnh, cần đưa đến đúng nơi quy định.

Chuyên mục: Hỏi Đáp