BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ——- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— |
Số: 68/2015/TT-BTNMT | Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2015 |
THÔNGTƯ
QUYĐỊNH KỸ THUẬT ĐO ĐẠC TRỰC TIẾP ĐỊA HÌNH PHỤC VỤ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH VÀ CƠSỞ DỮ LIỆU NỀN ĐỊA LÝ TỶ LỆ 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000
Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơcấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ Nghị định số 45/2015/NĐ-CP ngày06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về hoạt động đo đạc và bản đồ;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Đo đạcvà Bản đồ Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường banhành Thông tư Quy định kỹ thuật đo đạc trực tiếp địa hình phục vụ thành lập bảnđồ địa hình và cơ sở dữ liệu nền địa lý tỷ lệ 1:500, 1:1000,1:2000, 1:5000.
Bạn đang xem: Thủy chuẩn hạng 4 là gì
Chương I
QUYĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điềuchỉnh
Thông tư này quy địnhcác yêu cầu kỹ thuật trong công tác đo đạc trực tiếp địa hình phục vụ việc lậpbản đồ địa hình và cơ sở dữ liệu nền địa lý tỷ lệ 1:500, 1:1000, 1:2000,1:5000.
Điều 2. Đối tượng ápdụng
Thông tư này áp dụng đối với các cơquan quản lý nhà nước về đo đạc bản đồ, tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện đềán, dự án, nhiệm vụ sản xuất về lĩnh vực đo vẽ bản đồ, xây dựng cơ sở dữ liệu nềnđịa lý sử dụng phương pháp đo đạc trực tiếp hoặc sử dụng các phương pháp đo đạckhác nhưng có kết hợp với phương pháp đo đạc trực tiếp địa hình.
Điều 3. Giải thích từngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ sau đâyđược hiểu như sau:
1. Lưới tọa độquốc gia là lưới khống chế tọa độ thống nhất trong toàn quốc phục vụ đo vẽ bảnđồ địa hình, bản đồ địa chính, thành lập cơ sở dữ liệu nền địa lý và các loại bảnđồ chuyên đề khác và nghiên cứu khoa học. Lưới tọa độ quốc gia bao gồm:Lưới tọa độ cấp “0”, lưới tọa độ hạng I, II và III.
2. Lưới độ cao quốc gia là lưới khốngchế về độ cao thống nhất trong toàn quốc, được đo theo phương pháp đo cao hìnhhọc, là cơ sở để xác định độ cao phục vụ đo vẽ bản đồ địa hình, nghiên cứu khoahọc. Lưới độ cao quốc gia bao gồm lưới độ cao hạng I, II, III và IV.
3. Lưới khống chế cơ sở là lướikhống chế tọa độ,độ cao, được phát triển từ lưới tọa độ, độ cao quốc gia phục vụ lập lưới khốngchế đo vẽ và đo đạc chi tiết một khu vực cụ thể.
4. Lưới khống chế đo vẽ là lưới khốngchế tọa độ, độ cao được phát triển từ lưới khống chế cơ sở hoặc lưới cấp caohơn phục vụ cho việc đo đạc chi tiết khu đo.
5. Công nghệ GNSS là công nghệ định vị,dẫn đường bằng hệ thống vệ tinh toàn cầu (Global Navigation Sattelite System -GNSS).
6. Công nghệ đo GNSS tĩnh (Static)là phương pháp định vị tương đối, sử dụng 2 hoặc nhiều máy thu tín hiệu vệ tinhGNSS đặt cố định trên 2 hoặc nhiều điểm cần đo để thu trị đo Code (Coarse/AcquisitionCode) và trị đo Phase (Carrier phase) từ các vệ tinh trong khoảng thời gian đủdài phục vụ cho việc lập lưới khống chế trắc địa.
7. Kỹ thuật đo GNSS động (KinematicGNSS) là phương pháp đo có bản chất như đo GNSS tĩnh với 1 máy đặt cố định(Base station) và một hoặc nhiều máy di động (Rover stations). Sau khi thực hiệnkỹ thuật khởi đo tại trạm cố định, máy di động tiếp cận đến các điểm cần đo, thựchiện việc thu túi hiệu vệ tinh trong thời gian rất ngắn (một vài trị đo) nhưngvẫn đạt được độ chính xác về tọa độ, độ cao cỡ cm.
8. Kỹ thuật đo GNSS động thời gian thực(Real Time Kinematic GNSS) là phương pháp trong đó số liệu được xử lý, tính đượctọa độ trong hệ tọa độ địa phương ngay tại thực địa.
9. Kỹ thuật đo GNSS động xử lý sau(Post Processing Kinematic GNSS) là phương pháp trong đó tọa độ, độ cao trong hệtọa độ địa phương của điểm đo được tính toán sau khi xử lý số liệu đo trongphòng.
10. Máy toàn đạc điện tử là thiết bị đotích hợp chức năng đo góc và đo chiều dài chính xác, số liệu đo được đọc tự động,hiển thị trên màn hình và có thể ghi lại được dưới dạng tệp số liệu trong cùngmột thiết bị.
11. Máy thủy chuẩn điện tử là thiết bịđo truyền độ cao theo phương pháp thủy chuẩn hình học nhưng sử dụng cặp mia mãvạch, cho phép đọc số trên mia một cách tự động, được ghi lại dưới dạng tệpsố liệu.
12. Mô hình Geoid là tập hợp số liệubiểu thị vị trí không gian của mặt đẳng thế gốc (W0) so với mặtEllipsoid tham chiếu trong hệ quy chiếu Trái đất. Mô hình Geoid được sử dụng đểxác định độ cao thủy chuẩn của các điểm khi đo bằng công nghệ GNSS.
Điều 4. Các quy địnhchung về phương pháp đo đạc trực tiếp
1. Phương pháp đo đạc trực tiếp địahình được áp dụng đối với các khu vực có diện tích nhỏ, được yêu cầu đo vẽ vớiđộ chính xác cao. Kết quả đo đạc ghi nhận dưới dạng số hoặc trên giấy phù hợp vớiviệc lập bản đồ địa hình dạng số và xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý.
2. Phương pháp đo đạc trực tiếp địahình sử dụng thiết bị đo đạc chuyên dụng tiếp cận trực tiếp điểm đo để thu nhậncác thông số cần thiết để xác định tọa độ, độ cao điểm cần đo từ tọa độ, độ caocác điểm lưới khống chế.
3. Trước khi đo vẽ phải khảo sát thựcđịa, thu thập tư liệu và lập dự án, thiết kế kỹ thuật dự toán, đề cương kỹ thuật,luận chứng kinh tế kỹ thuật (sau đây gọi chung là thiết kế kỹ thuật). Thiết kếkỹ thuật được lập cho toàn bộ công tác trắc địa trên khu đo hoặc cho từng công đoạn,nhưng phải bao gồm từng hạng mục công việc và phải được cấp có thẩm quyền phêduyệt trước khi thi công.
4. Máy đo và thiết bị sử dụng phải đượckiểm định, kiểm nghiệm, hiệu chỉnh theo các quy định tại Chương VI của Thông tưnày.
5. Công tác kiểm tra chất lượng phảitiến hành thường xuyên, chặt chẽ và kịp thời từ khi thi công đến khi kết thúccông trình.
Chương II
CƠ SỞTOÁN HỌC VÀ ĐỘ CHÍNH XÁC
Điều 5. Hệ thống tọađộ, độ cao
1. Tọa độ các điểm lưới khống chế, điểmđo chi tiết trong đo đạc trực tiếp địa hình được đo, tính toán từ các điểm gốc tọađộ quốc gia Cấp “0”, hạngI, II, III trong hệ tọa độ VN2000, múi chiếu 3°, có kinh tuyến trục được quy địnhcụ thể trong thiết kế kỹ thuật.
2. Độ cao các điểm lưới khống chế, điểmđo chi tiết trong đo đạc trực tiếp địa hình được đo, tính toán từ các điểm gốcđộ cao quốc gia hạng I, II, III và IV.
Điều 6. Mức độ thể hiệnđịa hình
1. Khoảng cao đều cơ bản quy định đốivới điều kiện độ dốc địa hình, tỷ lệ bản đồ đo vẽ theo Bảng 1:
Bảng 1
Độ dốc địa hình | Khoảng cao đều cơ bản (m) đối với các tỷ lệ bản đồ | |||
1:500 | 1:1000 | 1:2000 | 1:5000 | |
Vùng đồng bằng có độ dốc nhỏ hơn 2° | 0,25 0,5 | 0,25 0,5 | 0,5 1,0 | 0,5 1,0 |
Vùng đồi thấp có độ dốc từ 2° đến 6° | 0,5 | 0,5 1,0 | 0,5 1,0 2,5 | 1,0 2,5 |
Vùng có độ dốc 6° đến 15° | 1,0 | 1,0 | 2,5 | 2,5 5,0 |
Vùng có độ dốc trên 15° | 1,0 | 1,0 | 2,5 | 2,5 5,0 |
2. Tùy theo yêu cầu đặc biệt của côngtrình có thể áp dụng quy định về khoảng cao đều đặc biệt, phù hợp cho mục đíchcông trình.
3. Trên một khu đo chỉ thể hiện địahình bằng một khoảng cao đều cơ bản. Trường hợp đặc biệt được phép sử dụng hai khoảngcao đều cơ bản, nhưng phải quy định cụ thể trong thiết kế kỹ thuật.
4. Khi các đường đồng mức cơ bản chưa môtả hết được đặc trưng của địa hình phù hợp với mục đích sử dụng hoặc khi khoảngcách giữa hai đường đồng mức cơ bản lớn hơn 2,5 cm trong tỷ lệ bản đồ thì được dùng đườngđồng mức 1/2 và 1/4 khoảng cao đều cơ bản, kết hợp với tăng mật độ điểmghi chú độ cao ở các điểm đặc trưng để thể hiện rõ địa hình.
5. Số điểm ghi chú độ cao (bao gồm cả điểmđặc trưng và điểm độ cao rải đều) trong 1dm2 trên bản đồ địa hình không íthơn 10 điểm. Ở vùng bằng phẳng không vẽ được đường đồng mức phải bảo đảm mật độđiểm độ cao không ít hơn 25 điểm trong 1dm2 trên bản đồ.
Điều 7. Lưới khống chế
1. Lưới khống chế tọa độ, độ cao phụcvụ đo đạc trực tiếp địa hình được phát triển từ các điểm gốc tọa độ, độ cao quốcgia, được chia thành 2 cấp:
a) Lưới khống chế cơ sở;
b) Lưới khống chế đo vẽ.
2. Lưới khống chế cơ sở bao gồm lướikhống chế về tọa độ và lưới khống chế về độ cao, được phân chia như sau:
a) Về tọa độ, được chia làm 02 cấp:
– Lưới cơ sở cấp 1;
– Lưới cơ sở cấp 2.
b) Về độ cao, có 01 cấp gọi là Lưới độ cao kỹ thuật.
3. Lưới khống chế đo vẽ: Được chia làm02 cấp lưới chung về tọa độ và độ cao:
a) Lưới đo vẽ cấp 1;
b) Lưới đo vẽ cấp 2.
4. Lưới khống chế phục vụ đo đạc trựctiếp địa hình được xây dựng theo nguyên tắc từ cấp cao đến cấp thấp, từ tổng thểđến cục bộ. Nếu sử dụngcông nghệ GNSS, được phép bỏ qua các cấp trung gian khi xây dựng lưới tọa độ cấpthấp hơn.
5. Trường hợp có yêu cầu kỹ thuật đặcbiệt được phép xây dựng mạng lưới khống chế trắc địa theo phương án riêng hoặclưới tọa độ tự do thỏa mãn độ chính xác, đảm bảo mật độ điểm, phù hợp với quytrình áp dụng để đo vẽ bản đồ riêng và phải được nêu rõ trong thiết kế kỹ thuật.
6. Mật độ các điểm khống chế trắc địaphụ thuộc vào tỷ lệ đo vẽ, khoảng cao đều cơ bản và các yêu cầu của công tác trắcđịa khác ở tất cả các giai đoạn khảo sát, xây dựng và hoạt động của các côngtrình.
7. Mật độ trung bình điểm trắc địa quốcgia phải đảm bảo ít nhất: trên diện tích từ 20 đến 30km2 có một điểmtọa độ và từ 10 đến 20km2 có một điểm độ cao để đo vẽ bản đồ tỷ lệ1:5000. Để đo vẽ bản đồ tỷ lệ 1:2000, 1:1000 và 1:500 trên diện tích từ 5 đến15km2 có 1 điểm tọa độ, từ 5 đến 10km2 có 1 điểm độ cao. Trườnghợp tính cả các điểm của lưới khống chế cơ sở thì mật độ điểm phải bảo đảm ítnhất:
a) Vùng thành phố và khu công nghiệp:4 điểm trên 1km2;
b) Khu vực chưa xây dựng: 1 điểm trên 1km2;
c) Các khu vực không có công tác trắcđịa tiếp theo thì tùy thuộc vào phương pháp đo vẽ bản đồ để quyết định mật độ điểmkhống chế trắc địa.
8. Sai số trung phương xác định vị tríđiểm khống chế mặt phẳng cấp cuối cùng của lưới khống chế là ±0,1 mm trong tỷ lệbản đồ cần thành lập, khu vực khó khăn có độ dốc địa hình >15° là ±0,2mmtrong tỷ lệ bản đồ.
9. Sai số trung phương xác định điểmkhống chế độ cao cấp cuối cùng không vượt quá 1/10 khoảng cao đều cơ bản ở vùngđồng bằng và 1/6 khoảng cao đều cơ bản ở vùng có độ dốc địa hình >15°.
10. Sai số trung phương xác định vịtrí điểm khống chế mặt phẳng của lưới khống chế sau bình sai so với sai số xácđịnh vị trí điểm khống chế trắc địa cấp cao gần nhất không được vượt quá lần, ở vùng khó khăn có độ dốc địahình >15° không quá 2 lần.
Điều 8. Quy định về độchính xác các yếu tố địa vật, địa hình
1. Sai số trung phương xác định vị trímặt phẳng điểm địa vật cố định, rõ nét so với điểm khống chế đo vẽ gần nhấtkhông quá ±0,3mm trong tỷ lệ bản đồ, đối với điểm địa vật không rõ ràng khôngquá 0,5mm trong tỷ lệ bản đồ. Trong thành phố và khu công nghiệp, sai số tươnghỗ giữa các địa vật cố định, quan trọng không được lớn hơn ±0,3mm trong tỷ lệ bảnđồ.
2. Sai số trung phương đo vẽ địa hìnhso với điểm khống chế độ cao cấp cuối cùng tính theo khoảng cao đều cơ bản,không vượt quá quy định ở Bảng 2. Sai số về độ cao của các điểm đặc trưng địahình không vượt quá 1/3 khoảng cao đều cơ bản.
Bảng 2
Độ dốc địa hình | Sai số trung phương đo vẽ dáng đất (khoảng cao đều cơ bản) đối với các tỷ lệ bản đồ | |||
1:500 | 1:1000 | 1:2000 | 1:5000 | |
Từ 0° – 2° | 1/4 | 1/4 | 1/4 | 1/4 |
Từ 2° – 6° | 1/3 | 1/3 | 1/3 | 1/3 |
Từ 6° – 15° | 1/3 | 1/3 | 1/2 | 1/2 |
Lớn hơn 15° | 1/2 | 1/2 | 1/2 |
Ghi chú: Khi đo vẽ khoảngcao đều cơ bản 0,25m sai số trên không quá 1/3 khoảngcao đều cơ bản.
3. Căn cứ vào trị giá chênh lệch về vịtrí mặt phẳng và độ cao của địa vật trên bản đồ so với kết quả kiểm tra để đánhgiá độ chính xác của bản đồ. Giá trị chênh lệch cho phép không quá hai lần saisố trung phương đã nêu ở trên. Số lượng điểm có giá trị sai số lớn (70% đến100% giá trị cho phép) không vượt quá 5% tổng số điểm kiểm tra. Trong mọi trườnghợp, sai số không được mang tính hệ thống.
Chương III
THÀNHLẬP LƯỚI KHỐNG CHẾ
Điều 9. Công nghệ đolưới khống chế
Lưới cơ sở cấp 1 được đo bằng công nghệGNSS tĩnh; lưới cơ sở cấp 2, lưới đo vẽ cấp 1 có thể áp dụng phương pháp đườngchuyền đo góc cạnh hoặc côngnghệ GNSS tĩnh; lưới đo vẽ cấp 2 có thể áp dụng phương pháp đường chuyền đo góccạnh, các phương pháp giao hội, công nghệ GNSS tĩnh hoặc các kỹ thuật đo GNSS động.
Điều 10. Lưới cơ sở cấp1
1. Lưới cơ sở cấp 1 được phát triển từcác điểm gốc thuộc lưới tọa độ quốc gia.
2. Khoảng cách giữa các điểm lưới cơ sởcấp 1 từ 1 đến 5 km tùy thuộc vào và hình dạng khu đo và điều kiện địahình.
3. Lưới cơ sở cấp 1 được thiết kế dạnglưới tam giác dày đặc, chuỗi tam giác, chuỗi tứ giác phủ kín khu đo. Lưới cơ sởcấp 1 được nối với ít nhất 03 điểm gốc là điểm tọa độ quốc gia tại các vị tríkhống chế và phân bố đều toàn lưới. Lưới cơ sở cấp 1 được thiết kế trên bản đồđịa hình đã có trên khu đo, có tỷ lệ nhỏ hơn, gần nhất với hơn tỷ lệ đo vẽ.
4. Vị trí điểm lưới cơ sở cấp1 phải được chọn ở vị trí có nền đất vững chắc, ổn định, thuận lợi cho việc thutín hiệu từ vệ tinh,có góc quan sát bầu trời không bị che chắn không nhỏ hơn 150°. Trường hợp đặcbiệt thì cũng phải có góc quan sát bầu trời không nhỏ hơn 120° và chỉ được phépche khuất về một phía. Vị trí điểm chọn phải cách xa trạm phát sóng ít nhất500m, cách các vật có khả năng làm nhiễu tín hiệu vệ tinh như đường dây điệncao thế, mái nhà kim loại… 50m trở lên.
5. Nếu khu đo được thiết kế tăng dầylưới khống chế cấp thấp hơn dạng đường chuyền đo góc, cạnh thì phải chọnvị trí điểm lưới cơ sở cấp 1 sao cho tạo thành từng cặp điểm thông hướng nganghoặc thông hướng ngang với điểm cấp cao hơn để phát triển các lưới cơ sở cấp 2dạng đường chuyền.
6. Điểm của lưới cơ sở cấp 1 được chônmốc bê tông, có gắn tâm mốc, phải được chôn chìm dưới mặt đất hoặc gắn trên đá,trên vật kiến trúc. Quy định về số hiệu điểm phải được nêu trong thiết kế kỹthuật. Nếu có yêu cầulàm tường vây bảo vệ lâu dài thì phải nêu trong thiết kế kỹ thuật. Quy cách vềmốc, tường vây tuân thủ theo quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này.
7. Các mốc thuộc lưới cơ sở cấp 1 phảiđược lập sơ đồ vị trí mốc. Quy cách sơ đồ vị trí mốc tuân thủ theo quy định tạiPhụ lục 2 của Thông tư này.
Điều 11. Đo Lưới cơ sởcấp 1
1. Lưới cơ sở cấp 1 được đo bằng côngnghệ GNSS tĩnh. Máy thu tín hiệu vệ tinh sử dụng đo lưới cơ sở cấp 1 là loạimáy thu được trị đo Code và trị đo Phase, một hoặc đa tần số, có sai số danh địnhđo cạnh ≤10mm+1mm.D (D làchiều dài cạnh đo, tính bằng km). Thời gian thu tín hiệu vệ tinh chung của 2máy tại một cạnh không ít hơn 90 phút với máy thu 1 tần số và 60 phút với nhữngmáy thu tín hiệu vệ tinh 2 tần số trở lên.
2. Số vệ tinh tối thiểu trong thờigian đo là 4 vệ tinh; giá trị PDOP tối đa là 4; giãn cách thu tín hiệu vệ tinh(Epoch) của các máy thu phải cùng giá trị (thông thường sử dụng giá trị 15 giây, 5giây, 1 giây); góc ngưỡng thu tín hiệu là 15°.
3. Khi sử dụng máy thu tín hiệu vệ tinhloại 1 tần số thì chiều dài cạnh đo không quá 15km. Không hạn chế khoảng cách đovới máy 2 tần số trở lên. Trường hợp đặc biệt ca đo có cạnh dài hơn nhiều lần cạnhtrung bình của lưới phải tăng thời gian đo thêm 20 phút cho mỗi 10km vượt quáchiều dài cạnh trung bình.
4. Ăng ten máy thu tín hiệu vệ tinh phảiđược đặt cố định, chắc chắn, tâm thu ăn ten phải dọi chính xác vào tâm mốc vớisai số cho phép ≤ 2mm; chiềucao ăng ten được đo 2 lần trước và sau ca đo bằng thước thép, đọc số đếnmilimet.
5. Thông số trạm đo phải được thu thậpchính xác, ghi bằngbút mực vào sổ đo GNSS tại thực địa bao gồm: ngày đo, thời gian đo, số máy, sốhiệu điểm, loại ăng ten, kiểu đo ăng ten, sơ đồ điểm đo, thời tiết, người đo vàcác thông tin đặc biệt khác nếu có. Quy cách chi tiết về số đoGNSS tuân thủ quy định tại Phụ lục 3 của Thông tư này.
6. Tên tệp dữ liệu (file) đo phụ thuộcvào loại máy thu tín hiệu vệ tinh nhưng phải biên tập để tên tệp bao gồm cácthông tin cơ bản: số hiệu điểm đo, ngày trong năm (day of year), thứ tự ca đotrong ngày (session number). Số liệu đo gốc phải được tổ chức, lưu trữ trong máy tínhrõ ràng, đầy đủ, an toàn, thuận tiện cho việc khai thác, kiểm tra các cấp.
7. Sau khi kết thúc việc đo lưới ở thựcđịa, phải giao nộp số liệu đo, sổ đo và các tài liệu có liên quan sau:
a) Số liệu GNSS giao nộp để tính toánvà lưu trữ;
b) Sổ đo GNSS thực địa;
c) Bảng thống kê số liệu đo được biêntập cho từng ca dạng in trên giấy và dạng số (theo khuôn dạng của phần mềm vănbản Microsoft Office Excel);
d) Sơ đồ thi công đo lưới tọa độ ở thựcđịa in trên giấy và ở dạng số (theo khuôn dạng tệp đồ họa *.dgn hoặc *.dxf, *.dwg)trong đó phân biệt rõ các ca đo.
Điều 12. Xử lý số liệu,tính toán, bình sai lưới cơ sở cấp 1
1. Việc xử lý, bình sai lưới được thựchiện bằng các phần mềm chính hãng của các hãng sản xuất thiết bị công nghệ GNSScủa thế giới, được phép phân phối tại Việt Nam. Phải nghiên cứu kỹ hướng dẫn sửdụng của phần mềm và đặc biệt lưu ý đến các khuyến cáo của hãng xây dựng phần mềmcho các trường hợp cụ thể khi xử lý trị đo.
2. Việc xử lý số liệu đo lưới cơ sở cấp1 phải thực hiện theo phương pháp xử lý tương đối từng cạnh đo với số liệu thuđồng thời từ hai máy thu tín hiệu vệ tinh như sau:
a) Trước khi xử lý khái lược cạnh phảikiểm tra kỹ toàn bộ số liệu đo, sổ đo, kiểm tra sự phù hợp giữa tên điểm, loại ăng ten, kiểuđo ăng ten, độ cao ăng ten, thời gian đo;
b) Phải tận dụng tối đa số lượng trị đotrong các tệp số liệu đo GNSS khi tính toán. Không được tự ý loại bỏ trị đo khi kếtquả tính vẫn đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật mà phần mềm chấp nhận. Trong trườnghợp đặc biệt được phép loại bỏ tối đa 25% tổng số trị đo GNSS thu nhận được,bao gồm loại bỏ một phần hoặc hoàn toàn số liệu của một hay một số vệ tinh, hạnchế khoảng thời gian, nâng cao góc ngưỡng loại bỏ tín hiệu thu được ở vệ tinhthấp nhưng không được sử dụng góc ngưỡng quá 20°;
c) Trong mọi trường hợp, các cạnh đượcxử lý phải có lời giải được số nguyên đa trị (Fixed) và đạt các chỉ tiêu kỹ thuậtquy định của phần mềm xử lý;
d) Được phép loại bỏ một số cạnh sautính toán khái lược trong trường hợp có các chỉ tiêu không đảm bảo độ tin cậytheo quy định riêng của phần mềm. Cạnh bị loại bỏ phải là cạnh không làm mấttính liên kết chặt chẽ của đồ hình lưới;
đ) Sau khi xử lý khái lược cạnh phải tiếnhành kiểm tra sai số khép hình, khép độ cao trắc địa của lưới thông qua các sốgia tọa độ ΔX, ΔY, ΔZ và độ chênh cao trắc địa ΔH của các cạnh sau xử lý quy địnhtrong Bảng 3 như sau:
Bảng 3
Tổng chiều dài vòng khép | Sai số khép | ||
Khép tương đối tọa độ fs/ | Khép độ cao trắc địa(mm) | ||
Độ dốc giữa các điểm ≤ 20° | Độ dốc giữa các điểm >20° | ||
fs ≤ 5cm | ≤ 30 | ≤ 40 | |
5km-10km | ≤ 1/70.000 | ≤ 30 | ≤ 40 |
10km-25km | ≤ 1/100.000 | ≤ 30 | ≤ 40 |
25km-50km | ≤ 1/150.000 | ≤ 20 | ≤ 30 |
50km | ≤1/300.000 | ≤ 20 | ≤ 30 |
Trong đó: fs =
, =
Các giá trị ΔX, ΔY, ΔZ là các giá trịnhận được từ việc giải các cạnh tham gia vào vòng khép.
3. Việc bình sai lưới cơ sở cấp 1 chỉthực hiện sau khi tính khái lược cạnh và kiểm tra sai số khép cho toàn bộ mạnglưới đạt hạn sai. Trường hợp một trong các chỉ tiêu vượt hạn sai hoặc kết quảtính khép không đạt yêu cầu như quy định tại Bảng 3 của Thông tư này phải tiếnhành xác định cạnh yếu, xử lý lại cạnh, thay thế bằng cạnh khác hoặc loại bỏ cạnh. Số cạnh đượcphép loại bỏ không được vượt quá 2% tổng số cạnh trong lưới và được nêu rõtrong báo cáo kỹ thuật.
4. Phải tiến hành bình sai sơ bộbằng việc xác định tọa độ và độ cao của tất cả các điểm trong lưới dựa vào 01 điểmgốc khởi tính về tọa độ và 01 điểm gốc khởi tính về độ cao ở khu vực trung tâmnhất của lưới. So sánh giá trị tọa độ, độ cao nhận được sau bình sai sơ bộ tạicác điểm gốc khác còn lại với giá trị tọa độ, độ cao gốc của các điểm đó để tìmra các điểm có giá trị sai khác bất thường.
5. Trường hợp khi bình sai sơ bộ pháthiện tồn tại các điểm có sự sai khác bất thường về tọa độ, độ cao phải thực hiệntiếp các bước sau cho đến khi xác định được nguyên nhân:
a) Kiểm tra và xác minh lại gốc về tínhchính xác của số liệu gốc;
b) Thay thế điểm gốc được dùng làm khởitính bằng một điểm gốc khác;
c) Lập các vòng khép mới đi qua điểmgốc được dùng làm khởi tính và điểm có sự sai khác lớn;
d) Xử lý lại các cạnh trong lướicó liên quan;
đ) Kiểm tra lại hiện trạng điểm gốc ởthực địa để tránh trường hợp mốc bị biến động hoặc đo nhầm mốc;
e) Trong trường hợp đặc biệt, khiđã tiến hành các biện pháp trên nhưng không đạt yêu cầu thì được phép loại bỏ điểmgốc khi bình sai lưới nếu số điểm gốc còn lại trong lưới vẫn thỏa mãn yêu cầuquy định về số lượng điểm gốc tối thiểu và phải được nêu rõ trong báo cáo kỹthuật;
g) Việc bình sai chính thức chỉ thựchiện khi đã giải quyết triệt để các tồn tại trong quá trình bình sai sơ bộ.
Xem thêm: Tampon Là Gì – Sử Dụng Như Thế Nào Mới đúng
6. Lưới cơ sở cấp 1 được bình saitrong hệ tọa độ VN-2000, múi chiếu 3°, sử dụng các điểm gốc là các điểm tọa độquốc gia.
Điều 13. Xử lý độ caothủy chuẩn các điểm trong lưới cơ sở cấp 1
1. Độ cao thủy chuẩn của các điểmtrong lưới cơ sở cấp 1 có thể xác định bằng phương pháp đo cao hình học hoặcphương pháp đo GNSS tĩnh. Nếu sử dụng phương pháp GNSS tĩnh đo độ cao đồngthời với đo lưới tọa độ thì độ cao thủy chuẩn các điểm lưới cơ sở cấp 1 đượctính từ độ cao trắc địa xác định bằng đo GNSS tĩnh kết hợp với mô hình Geoid vàcác điểm gốc độ cao theo công thức:
h = H – N
Trong đó:
– h: là độ cao thủy chuẩn;
– H: là độ cao trắc địa đo được bằng công nghệGNSS;
– N: là giá trị xác định từ mô hình Geoid.
2. Tùy thuộc vào mô hình Geoid sử dụng,độ cao thủy chuẩn đạt độ chính xác khác nhau. Phải sử dụng mô hình geoid có độchính xác cao nhất hiện có trong khu vực do cơ quan quản lý nhà nước về đo đạcbản đồ Việt Nam cung cấp. Độ cao thủy chuẩn các điểm trong lưới đạt độ chính xáccấp độ cao kỹ thuật nếu lưới được đo nối vào 03 điểm gốc độ cao hạng IV trở lên và sử dụngmô hình Geoid toàn cầu EGM2008 hoặc mô hình Geoid địa phương có độ chính xácphù hợp do cơ quan quản lý về đạc bản đồ Việt Nam công bố.
3. Được phép xây dựng các mô hìnhGeoid địa phương phủ trùm khu đo để truyền độ cao khisử dụng công nghệ GNSS. Độ chính xác mô hình Geoid này phải nêu rõ trong thiếtkế kỹ thuật.
Điều 14. Độ chính xáclưới cơ sở cấp 1, báo cáo kết quả bình sai
1. Độ chính xác lưới cơ sở cấp 1sau bình sai quy định như sau:
a) Sai số trung phương vị trí điểmyếu nhất không vượt quá: ±0,02m;
b) Sai số trung phương độ cao trắcđịa điểm yếu nhất không vượt quá: ±0,03m;
c) Sai số trung phương tương đốicạnh yếu nhất: ≤1:100.000;
d) Sai số trung phương góc phươngvị không vượt quá: ±5”.
2. Báo cáo kết quả bình sai lướicơ sở cấp 1 được phép sử dụng mẫu các báo cáo (Report) của các phần mềm xử lý GNSSsử dụng hoặc được biên tập, tổ chức thành các nhóm thông tin:
a) Các thông số cơ bản về lưới;
b) Kết quả xử lý cạnh;
c) Sai số khép hình;
d) Kết quả bình sai chiều dài cạnh,phương vị, chênh cao;
đ) Kết quả bình sai tọa độ, độ cao.
3. Sau khi kết thúc việc đo, tính toán bìnhsai lưới cơ sở cấp 1 phải tiến hành giao nộp số liệu như sau:
a) Số liệu GNSS dạng tệp để tínhtoán và lưu trữ;
b) Sổ đo GNSS thực địa;
c) Bảng thống kê số liệu đo đượcbiên tập cho từng ca đo dưới dạng in trên giấy và dạng số (theo khuôn dạng củaMicrosoft Office Excel);
d) Sơ đồ thi công đo lưới tọa độ ởthực địa in trên giấy và ở dạng số (theo khuôn dạng tệp đồ họa *.dgn hoặc*.dxf, *.dwg);
đ) Báo cáo kết quả bình sai lưới cơ sởcấp 1.
Điều 15. Lưới cơ sở cấp2
1. Lưới cơ sở cấp 2 được xây dựngvới mục đích tăng dầy điểm khống chế phục vụ cho xây dựng lưới đo vẽ cấp 1, lướiđo vẽ cấp 2 và sử dụng trực tiếp đo vẽ chi tiết trên toàn khu đo.
2. Lưới cơ sở cấp 2 được phép ápdụng phương pháp đường chuyền đo góc, đo cạnh hoặc sử dụng công nghệ GNSS tĩnh.Lưới được phát triển từ các điểmgốc tọa độ thuộc lưới cơ sở cấp 1 trở lên.
3. Lưới cơ sở cấp 2, lưới đo vẽ cấp1, lưới đo vẽ cấp 2 có độ chính xác phụ thuộc vào tỷ lệ bản đồ hoặc cơ sở dữ liệunền địa lý cần thành lập. Nếu trong khu đo có các khu vực cần đo vẽ bản đồ ởcác tỷ lệ khác nhau thì lưới khống chế các cấp cóliên quan đến khu vực đo vẽ tỷ lệ lớn nhất phải được lập với các chỉ tiêu kỹthuật tương ứng với tỷ lệ đo vẽ bản đồ lớn nhất.
4. Quy định về sai số khép tọa độtuyến, sai số vị trí điểm yếu nhất so với điểm gốc khi phát triển các lưới cơ sởcấp 2 dạng đường chuyền đo góc, cạnh từ các điểm lưới tọa độ cấp cao hơn đối vớicác tỷ lệ không vượt quá các giá trị trong Bảng 4 sau:
Bảng 4
Tỷ lệ | Lưới cơ sở cấp 2 | Lưới đo vẽ cấp 1 | Lưới đo vẽ cấp 2 | |||
Sai số trung phương vị trí điểm yếu nhất (m) | Sai số khép tọa độ tuyến (m) | Sai số trung phương vị trí điểm yếu nhất (m) | Sai số khép tọa độ tuyến (m) | Sai số trung phương vị trí điểm yếu nhất (m) | Sai số khép tọa độ tuyến (m) | |
1:500 | ±0,03 | ±0,07 | ±0,04 | ±0,09 | ±0,05 | ±0,13 |
1:1000 | ±0,05 | ±0,13 | ±0,07 | ±0,18 | ±0,10 | ±0,25 |
1:2000 | ±0,10 | ±0,25 | ±0,14 | ±0,35 | ±0,20 | ±0,50 |
1:5000 | ±0,25 | ±0,63 | ±0,35 | ±0,88 | ±0,50 | ±1,25 |
Điều 16. Lưới cơ sở cấp2 theo phương pháp đường chuyền đo góc, cạnh
1. Lưới cơ sở cấp 2 được bố trídưới dạng tuyến đường chuyền đơn hoặc dạng lưới có 01 hay nhiều điểm nút. Mộtlưới đường chuyền phải có số lượng điểm gốc đủ để tạo được ít nhất 01 phương vịkhởi tính, 01 điểm tọa độ khởi tính và 01 điểm để khép tọa độ. Trong trường hợpkhó khăn được phép áp dụng chuyền nối 02 điểm gốc không thông hướng nhưng phảiđảm bảo bố trí đường chuyền dạng duỗi thẳng, có góc chuyển hướng đường chuyền lớnnhất ≤ 8° hoặc tỷ sốgiữa tổng chiều dài đường chuyền và khoảng cách giữa điểm gốc tọa độ /L ≤ 1,3. Lưới đượcthiết kế trên bản đồ tỷ lệ lớn nhất có trong khu vực.
2. Điểm thuộc lưới cơ sở cấp 2 đượcchôn mốc bê tông, có gắn tâm, mốc phải được chôn chìm dưới mặt đất hoặc gắntrên đá, trên vật kiến trúc. Quy định về số hiệu điểm phải được nêu trong thiếtkế kỹ thuật. Quy cách về mốc tuân thủ quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này.Mốc thuộc lưới cơ sở cấp 2 phải được lập sơ đồ ghi chú vị trí điểm tuân thủtheo quy định tại Phụ lục 2 của Thông tư này.
3. Cạnh của lưới cơ sở cấp 2 phảithiết kế có độ dài gần bằng nhau, chênh lệch chiều dài 2 cạnh liền kề không quá1,5 lần; cạnh đường chuyền không cắt chéo nhau. Nếu 2 đường chuyền cắtchéo nhau hoặc có khoảng cách giữa 2 điểm gần nhau nhất của 2 lưới ≤ 400m thì phảithiết kế điểm nút nối 2 lưới.
4. Cạnh lưới cơ sở cấp 2 được đobằng thiết bị đo dài điện tử, có sai số đo dài danh định ≤10mm+1mm.D (D là chiều dài cạnh đotính bằng kilomet). Cạnh được đo 02lần riêng biệt, số chênh giữa các lần đo không vượt quá 10mm. Máy đo phảicó chức năng hiệu chỉnh do điều kiện môi trường, phải nhập nhiệt độ, áp suấtmôi trường tại thời điểm đo để tính số hiệu chỉnh. Nhiệt độ nhập đến 0,5 độ, áp suấtnhập đến milibar hoặcmmHg.
5. Tùy thuộc vào tỷ lệ đo vẽ, điềukiện độ chính xác thiết bị đo sử dụng, độ dài trung bình cạnh đường chuyềncó thể bố trí để chọn số lượng cạnh của Lưới cơ sở cấp 2 tương ứng, được ghitrong Bảng 5 như sau:
Bảng 5
Tỷ lệ | Sai số trung phương đo góc ±5″ | Sai số trung phương đo góc ±10” | Sai số trung phương đo góc ±15″ | ||||||||||||
200 m | 300 m | 400 m | 500 m | 700 m | 200 m | 300 m | 400 m | 500 m | 700 m | 200 m | 300 m | 400 m | 500 m | 700 m | |
1:500 | 6 | 5 | 5 | 4 | 3 | 5 | 4 | 3 | 2 | 2 | 4 | 3 | 2 | 0 | 0 |
1:1000 | 11 | 10 | 9 | 8 | 6 | 9 | 7 | 6 | 5 | 4 | 7 | 5 | 4 | 3 | 2 |
1:2000 | 22 | 20 | 18 | 16 | 13 | 18 | 14 | 11 | 10 | 7 | 14 | 10 | 8 | 7 | 5 |
1:5000 | 50 | 50 | 45 | 40 | 32 | 45 | 35 | 29 | 24 | 18 | 35 | 26 | 20 | 17 | 12 |
6. Máy đo góc lưới đường chuyền phảiđược kiểm tra và khử các sai số 2C, MO. Góc trong lưới cơ sở cấp 2 được đo theophương pháp toàn vòng, hai vị trí bàn độ. Quy định số vòng đo để đạt sai sốtrung phương đo góc tương ứng trong Bảng 5 tương ứng với độ chính xác danh địnhvề đo góc bằng của máy đo ghi trong Bảng 6:
Bảng 6
Độ chính xác danh định về đo góc bằng của máy đo | Sai số trung phương đo góc ±5″ | Sai số trung phương đo góc ±10″ | Sai số trung phương đo góc ±15” |
1” | 1 | 1 | 1 |
2” | 1 | 1 | 1 |
3” | 2 | 1 | 1 |
5” | 6 | 2 | 1 |
10” | Không sử dụng | 6 | 3 |
7. Phải thay đổi vị trí bàn độ khởi đầu qua mỗivòng đo nếu số vòng đo >1. Vị trí bàn độ khởi đầu của vòng thứ nhất là 0°, vị trí khởi đầu bànđộ cácvòngđo kế tiếp cách nhau giá trị tính theo công thức
(nlà số vòng đo).
8. Trong tất cả các trường hợp đo lướitọa độ dạng đường chuyền, máy đo, tiêu đo, gương phải được định tâm với sai số ≤ 2mm.
9. Việc đo ngắm phải khách quan, tỉ mỉ vàchính xác, thực hiện đúng các quy định về trình tự thao tác đo. Kết quả đo đượcghi sổ rõ ràng, sạch sẽ. Không được sửa chữa các số đọc giây. Các số đọc độ,phút khi nhầm lẫn được phép sửa (gạch số sai, viết số đúng lên phía trên, không đượcchữa đè lên chữ số, không được sửa liên hoàn). Quy cách sổ đo đường chuyền đượcquy định trong Phụ lục 3 của Thông tư này.
10. Được phép sử dụng chức năngghi số liệu tự động của thiết bị đo để ghi trực tiếp số liệu đo góc, đo cạnh,cao máy, cao gương, thông tin điểm đo ở dạng tệp số liệu. Tệp số liệu được intrên giấy thay cho sổ đo đường chuyền.
11. Khi kết thúc đo đạc tại trạmmáy phải tính toán sơ bộ góc và cạnh đo, nếu số liệu đo đạt chỉ tiêu kỹ thuậtquy định mới được chuyển trạm máy. Nếu không đạt yêu cầu kỹ thuật phải tiến hành đolại.
12. Cạnh lưới cơ sở cấp 2 phải đượctính chuyển về cạnh ngang và hiệu chỉnh do phép chiếu hình trụ ngang đồng góc(UTM) và do độ cao địa hình trước khi bình sai như sau:
a) Cạnh hiệu chỉnh do phép chiếuUTM múi 3°: Sc = 0.9999
b) Số hiệu chỉnh do độ cao địahình: Δs = -Sđo.h/R
Trong 2 công thức trên:
– Sđo: là chiều dàingang cạnh đo bằng máy đo (m);
– h: là độ cao trung bình của cạnh(m);
– R: là bán kính trung bìnhElipsoid, có thể áp dụng R=6378000m;
– Ytb: là trị trungbình tọa độ Y của điểm đầu và cuối của cạnh đo.
13. Lưới cơ sở cấp 2 được bình saimặt phẳng riêng biệt, theo phương pháp chặt chẽ. Đượcphép sử dụng các phần mềm bình sai đường chuyền có các nội dung tínhtoán, bình sai, đánh giá độ chính xác các yếu tố của lưới:
a) Sai số khép đường chuyền;
b) Sai số trung phương đo góc;
c) Sai số trung phương tương đốicạnh;
d) Sai số trung phương vị trí điểm.
Kết quả cuối cùng về góc lấy chẵn đến giây,về tọa độ và độ cao lấy đến milimet.
14. Thành quả giao nộp sau khi đolưới cơ sở cấp 2 bằng phương pháp đường chuyền gồm:
a) Sổ đo đường chuyền và tệp số liệu đo(nếu có);
b) Bảng kết quả đánh giá về lưới sau bìnhsai;
c) Bảng tọa độ sau bình sai;
d) Sơ đồ ghi chú vị trí điểm;
đ) Sơ đồ lưới sau thi công.
Điều 17. Lưới cơ sở cấp2 sử dụng công nghệ GNSS tĩnh
1. Lưới cơ sở cấp 2 được phép đobằng công nghệ GNSS tĩnh, được phát triển từ các điểm gốc hạng cao thuộc lướicơ sở cấp 1 trở lên.
2. Lưới cơ sở cấp 2 đo bằng công nghệGNSS được thiết kế dạng lưới tam giác, tứ giác, chuỗi tam giác phủ kín khu đo,được nối với ít nhất 03 điểm gốc thuộc lưới cơ sở cấp 1 trở lên. Trong trường hợplưới có số điểm mới ≤3được phép sử dụng 02 điểm gốc hạng cao. Các điểm gốc cần chọn ở vị trí khống chế,phân bố đều, gần lưới nhất.
3. Vị trí điểm tọa độ điểm lướicơ sở cấp 2 đo bằng công nghệ GNSS được chọn tuân thủ như quy định tại Khoản 4 Điều10 của Thông tư này và phải được chọn tạo thành các cặp điểm thông hướng nganghoặc thông hướng ngang với 01 điểm cấp cao hơn để phát triển lưới khống chế đovẽ và đo đạc chi tiết địa hình. Quy cách về mốc tuân thủ theo quy định tại Khoản2 Điều 16 của Thông tư này.
4. Máy thu tín hiệu vệ tinh là loạimáy thu được trị đo Code và trị đo Phase, một hoặc đa tần số, có sai số danh địnhđo cạnh ≤10mm + 1mm.D (D làchiều dài cạnh đo, tính bằng kilomet). Thời gian thu tín hiệu vệ tinh chung của2 máy tại một cạnh không ít hơn 60 phút đối với máy thu tín hiệu vệ tinh 1 tầnsố và 45 phút cho máy thu tín hiệu vệ tinh 2 tần số trở lên. Khi sử dụng máythu tín hiệu vệ tinh loại 1 tần số thì chiều dài cạnh đo không quá 15km. Trườnghợp ca đo đặc biệt có cạnh lớn hơn nhiều lần chiều dài trung bình cạnh trong lưới,phải tăng thời gian của ca đo đo thêm 10 phút cho mỗi 5km vượt quá chiều dàitrung bình.
5. Ăng ten máy thu tín hiệu vệ tinhphải được đặt cố định, chắc chắn trên điểm, dọi tâm chính xác vào tâm mốc vớisai số ≤2mm;chiều cao ăng ten được đo bằng thước thép, đọc số 2 lần đến milimet. Thông sốtrạm đo phải được thu thập chính xác, ghi bằng bút mực vào sổ đo tại thực địabao gồm: ngày đo, thời gian đo, số máy, số hiệu điểm, loại ăng ten, kiểu đo ăngten, sơ đồ chướng ngại vật, thời tiết, người đo và các thông tin đặc biệt khácnếu có. Quy cách sổ đo thực địa tuân thủ Phụ lục 3 của Thông tư này.
6. Tên tệp dữ liệu (file) đo phụthuộc vào loại máy thu tín hiệu vệ tinh nhưng phải bao gồm các thông tin cơ bản:số hiệu điểm đo, ngày trong năm (day of year), thứ tự ca đo trong ngày (Sessionnumber). Số liệu đo gốcphải được tổ chức, lưu trữ trong máy tính rõ ràng, đầy đủ, an toàn để thuận tiệncho việc khai thác, kiểm tra các cấp.
7. Việc tính toán, xử lý số liệu đoquy định như đối với lưới đo vẽ cấp 1 tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều12 của Thông tư này. Sau khi xử lý khái lược cạnh phải tiến hành kiểm tra sai sốkhép hình, khép độ cao trắc địa của lưới thông qua các số gia tọa độ ΔX, ΔY, ΔZ và độ chênhcao trắc địa ΔH của các cạnhsau xử lý quy định trong Bảng 3 của Thông tư này.
8. Việc bình sai lướicơ sở cấp 2 đo bằng công nghệGNSS được thực hiện như quy định đối với lưới cơ sở cấp 1 tại Khoản 3 và Khoản4 Điều 12 của Thông tư này.
9. Để đạt được độ cao thủy chuẩn kỹthuật, các điểm trong lưới cơ sở cấp 2 được đo nối với điểm gốc độ cao, xử lý,bình sai như quy định đối với lưới cơ sở cấp 1 tại Điều 13 của Thông tư này.
10. Các chỉ tiêu về độ chính xác lướicơ sở cấp 2 đo bằng công nghệ GNSS tĩnh được quy định như sau:
a) Sai số trung phương vị trí điểmyếu nhất không vượt quá: ±0,02m;
b) Sai số trung phương độ cao điểmyếu nhất không vượt quá: ±0,03m;
c) Sai số trung phương tương đốicạnh yếu nhất không vượt quá: 1:20.000;
d) Sai số phương vị không vượtquá: ±10”;
đ) Sai số khép tam giác không vượt quá±0,05m.
11. Báo cáo kết quả bình sai lưới cơ sởcấp 2 đo bằng công nghệ GNSS được phép sử dụng mẫu các báo cáo (Report) của cácphần mềm xử lý số liệu GNSS sử dụng và được tổ chức thành các nhóm thông tin:
a) Kết quả xử lý cạnh;
b) Sai số khép hình;
c) Kết quả bình sai chiều dài cạnh,phương vị, chênh cao;
d) Kết quả bình sai tọa độ, độcao;
đ) Các thông số cơ bản về lưới.
12. Sau khi kết thúc việc đo, tínhtoán bình sai lưới cơ sở cấp 2 đo bằng công nghệ GNSS phải tiến hành giao nộp sốliệu như sau:
a) Số liệu đo GNSS dạng tệp giaonộp để tính toán và lưu trữ;
b) Sổ đo GNSS ở thực địa;
c) Bảng thống kê số liệu đo đượcbiên tập cho từng ca đo dưới dạng in trên giấy và dạng số (khuôn dạng Microsoft Office Excel);
d) Sơ đồ thi công đo lưới tọa độ ởthực địa in trên giấy và ở dạng tệp của phần mềm đồ họa: *.dgn,*.dxf, *.dwg;
đ) Báo cáo kết quả bình sai lưới.
Điều 18. Lưới độ caokỹ thuật
1. Lưới độ cao kỹ thuật được pháttriển theo phương pháp thủy chuẩn hình học, phương pháp đo cao lượng giác hoặccông nghệ GNSS tĩnh.
2. Tùy theo yêu cầu cụ thể có thểthiết kế lưới độ cao kỹ thuật trùng một số hoặc toàn bộ các điểm thuộc lưới cơsở cấp 1, lưới cơ sở cấp 2 hoặc lập các mốc riêng phục vụ cho việc truyền độ cao đến lưới khống chế đo vẽvà sử dụng trực tiếp đo chi tiết địa hình. Lưới độ cao kỹ thuật được phát triểntừ các điểm lưới độ cao quốc gia hạng IV trở lên.
3. Đối với khu vực đo có yêu cầutruyền độ cao hạng IV cho một số hoặc toàn bộ các điểm thuộc các lưới tọa độ cầnphải thiết kế lưới đo độ cao hạng IV tùy thuộc yêu cầu cụ thể. Quy định về xâydựng lưới độ cao hạng IV tuân thủ quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia vềxây dựng lưới độ cao quốc gia QCVN 11.2008/BTNMT.
Điều 19. Lưới độ caokỹ thuật theo phương pháp thủy chuẩn hình học
1. Lưới độ cao kỹ thuật được thiếtkế để truyền độ cao kỹ thuật cho một số hoặc tất cả các mốc thuộc lướicơ sở cấp 1, lưới cơ sở cấp 2 tùy theo yêu cầu thực tế và phải nêu rõ trong thiết kế kỹthuật.
2. Lưới độ cao kỹ thuật sử dụngphương pháp thủy chuẩn hình học được thiết kế dưới dạng tuyến đơn hoặc tuyến có một haynhiều điểm nút, có điểm gốc là các điểm độ cao quốc gia hạng IV trở lên. Trườnghợp đặc biệt khó khăn được phép thiết kế tuyến treo. Độ dài tuyến đo treokhông quá 4km và phải đo đi, đo về hoặc đo một chiều với hai chiều cao máy khácnhau ít nhất 10cm và lấy kết quảtrung bình 2 lần đo.
3. Chiều dài tuyến đơn phụ thuộcvào khoảng cao đều cơ bản cần đo vẽ và không vượt quá các giá trị nêu ở Bảng 8.
Bảng 8
Loại tuyến độ cao kỹ thuật | Độ dài tuyến độ cao kỹ thuật đối với từng khoảng cao đều cơ bản | |||
0,25m | 0,5m | 1m | 2,5m và 5m | |
Tuyến đơn (km) | 2 | 8 | 16 | 25 |
Giữa điểm gốc và điểm nút (km) | 1,5 | 6 | 12 | 16 |
Giữa hai điểm nút (km) | 1 | 4 | 8 | 12 |
4. Máy đo là máy thủy chuẩn hình học,có độ phóng đại từ 20x trở lên, trị giá vạch chia ống bọt nước lớnnhất là 45” tương ứng với 2mm, sử dụng mia gỗ một hoặc hai mặt, trị số vạch khắclà 1cm. Nếu sử dụng máythủy chuẩn điện tử với mia mã vạch thì phải sử dụng máy và mia có độ chính xáctương đương trở lên.
5. Tuyến độ cao kỹ thuật được đo mộtchiều, mia phải đặt trên đế mia hoặc trên cọc đóng chặt xuống nền đất. Chênh cao đọctheo chỉ giữa của ống kính đến milimet, khoảng cách đọc số chẵn đến mét trực tiếptrên mia. Khi dùng mia hai mặt số, phải đọc số theo thứ tự như sau:
– Đọc số mặt đen, mặt đỏ mia sau;
– Đọc số mặt đen, mặt đỏ mia trước;
Khi dùng mia một mặt số:
– Đọc số mia sau;
– Đọc số mia trước;
– Thay đổi chiều cao máy ít nhất 10cm;
– Đọc số mia trước;
– Đọc số mia sau.
6. Khoảng cách đo từ máy đến miatrung bình là 120m, dài nhất không quá 200m; chiều cao tia ngắm so với mặt đất ≥ 0,2m; chênh khoảngcách từ máy đến 2 mia không quá 5m, chênh tích lũy khoảng cách trong tuyến đokhông quá 5mm. Chênh lệchđộ cao trên trạm tính theo 2 mặt mia hoặc theo 2 độ cao máy không quá 5mm. Phảibố trí tổng số trạm đo trong tuyến đo là số chẵn. Kết quả đo ghi trong sổ đo theomẫu trong Phụ lục 3 của Thông tư này.
7. Nếu sử dụng máy thủy chuẩn điệntử với mia mã vạch thì quy trình đo, khoảng cách, quy định và các chỉ tiêu kỹthuật tuân thủ theo quy định của máy.
8. Sai số khép tuyến độ cao kỹthuật không vượt quá giá trị: Fh = ±50mm., trong đó L là chiều dài của tuyến độcao, tính bằng kilomet. Nếu số trạm đo trên 1km lớn hơn 25trạm, sai số khép tính theo công thức: Fh = ±10mm.
trong đó n là số trạm đo.
9. Lưới độ cao phải được tiếnhành bình sai chặt chẽ theo nguyên lý số bình phương nhỏ nhất.
Điều 20. Lưới độ caokỹ thuật theo phương pháp lượng giác
1. Được phép truyền độ cao cấp kỹthuật bằng phương pháp đo cao lượng giác, sử dụng máy toàn đạc điện tử để đochênh cao. Tuyến đo có thể độc lập hoặc trùng với lưới đường chuyền, chiều dàituyến quy định không vượt quá các giá trị ghi trong Bảng 8 của Thông tư này.Góc đứng được đo độc lập hoặc đồng thời quá trình đo góc bằng của lưới đườngchuyền. Sử dụng máy đo có độ chính xác về đo góc đứng ≤10”, số lần đogóc đứng như số lần đo góc bằng.
2. Chênh cao phải đo 2 chiều đivà về; số chênh trị giá góc đứng giữa các lần đo ≤15”. Cácthông số: chiều cao máy, chiều cao gương phải được đo chính xác đến 1mm.
3. Chênh cao giữa 2 điểm được tínhtheo chiều cao máy, chiều cao gương và góc đứng trung bình các vòng đo sau khiđã được xử lý sai số MO. Chênh cao trung bình được lấytheo giá trị trung bình theo hai chiều đo đi và đo về.
4. Sai số khép tuyến độ cao giữacác điểm gốc độ cao là Fh ≤ ±50mm. trong đó L là chiềudài tuyến, tính bằng km. Lưới độ cao phải được tiến hành bình sai chặt chẽ theonguyên lý số bình phương nhỏ nhất.
Điều 21. Lưới độ caokỹ thuật đo theo công nghệ GNSS tĩnh
Được phép áp dụng công nghệ GNSS tĩnhđể truyền độ cao độ cao cấp kỹ thuật theo lưới riêng hoặc kết hợp đồng thờitrong quá trình đo tọa độ lưới cơ sở cấp 1, lưới cơ sở cấp 2 bằng công nghệ GNSStĩnh. Ngoài yêu cầu kỹ thuật đo đạc như đối với tọa độ lưới cơ sở cấp 1, lướicơ sở cấp 2, lưới độ cao kỹ thuật sử dụng công nghệ GNSS tĩnh còn phải tuân thủvề điểm gốc độ cao, mô hình Geoid, xử lý số liệu và tính toán bình sai quy địnhtại Điều 13 của Thông tư này.
Điều 22. Lưới khốngchế đo vẽ
1. Lưới khống chế đo vẽ đượcthành lập nhằm tăng dày điểm khống chế phục vụ đo đạc trực tiếp tọa độ, độ caocác điểm địa hình, địa vật. Lưới khống chế đo vẽ được kết hợp xác định tọa độvà độ cao trong cùng một lưới. Lưới khống chế đo vẽ chia làm 2 cấp: lưới đo vẽcấp 1 và lưới đo vẽ cấp 2.
2. Tùy thuộc vào điều kiện củakhu đo, tọa độ các điểm lưới khống chế đo vẽ được xác định bằng phương pháp đườngchuyền đo góc cạnh hoặc bằng công nghệ GNSS. Độ cao các điểm khống chế đo vẽxác định bằng phương pháp đo cao thủy chuẩn hình học hoặc phương pháp đo cao lượnggiác, công nghệ GNSS tĩnh, GNSS động kết hợp trong khi đo tọa độ.
3. Lưới khống chế đo vẽ phải thiếtkế trên bản đồ tỷ lệ lớn nhất có trên khu đo trước khi thi công.
4. Tùy theo yêu cầu cụ thể điểmlưới khống chế đo vẽ có thể chôn mốc cố định hoặc tạm thời ở thực địa. Nếu chôn mốc cốđịnh phải tuân thủ theo quy định về mốc tại Phụ lục 1 của Thông tư này. Nếu làm mốc tạmthời thì phải đảm bảomốc tồn tại đến kết thúc việc đo đạc và phục vụ kiểm tra, nghiệm thucông trình.
Điều 23. Lưới đo vẽ cấp1 sử dụng phương pháp đường chuyền đo góc, cạnh
1. Lưới đo vẽ cấp 1 bố trí dưới dạngtuyến đường chuyền đơn hoặc dạng lưới có 01 hay nhiều điểm nút. Điểm gốc tọa độphát triển lưới đo vẽ cấp 1 là điểm lưới cơ sở cấp 2 trở lên. Một lưới đườngchuyền phải có số lượng điểm gốc đủ để tạo được ít nhất 01 phương vị khởitính, 01 điểm tọa độ khởi tính và 01 điểm để khép tọa độ. Trong trường hợp khókhăn được phép áp dụng đường chuyền nối 02 điểm gốc tọa độ không thông hướngnhưng phải bố trí đảm bảo đường chuyền dạng duỗi thẳng, có góc chuyển hướng ≤ 8° hoặc tỷ sốgiữa tổng chiều dài đườngchuyền và khoảng cách giữa điểm gốc khởi và điểm gốc khép tọa độ /L ≤ 1,3.
2. Độ dài các cạnh lưới đo vẽ cấp 1 đượcchọn gần bằng nhau, chênh lệch chiều dài 2 cạnh liền kề không quá 2 lần, cạnhkhông ngắn hơn 20m; ở khu vực đặc biệt khó khăn cho phép cạnh ngắn nhấtkhông dưới 10m, cạnh lướikhông cắt chéo nhau. Nếu 2 lưới đườngchuyền đo vẽ cấp 1 cắt chéo nhau hoặc có khoảng cách giữa 2 điểm gần nhau nhấtcủa 2 lưới ≤300mthì phải thiết kế điểm nút nối 2 lưới. Sai số vị trí điểm yếu nhất, sai số khéptọa độ lưới đo vẽ cấp 1 quy định trong Bảng 4 của Thông tư này.
Xem thêm: Flare Là Gì – Công Dụng Phổ Biến Của Lens Flare
3. Canh Lưới đo vẽ cấp 1 được đo2 lần bằng thiết bị đo dài điện tử có độ chính xác danh định ≤10mm+1mm.D (D làchiều dài cạnh đo tính bằng km).
4. Tùy thuộc vào tỷ lệ đo vẽ, điềukiện độ chính xác thiết bị đo sử dụng, độ dài trung bình cạnh đường chuyềncó thể bố trí để lựa chọn số cạnh của lưới đo vẽ cấp 1 phù hợp, được ghi trongBảng 9 như sau:
Bảng 9
Tỷ lệ | Sai số trung phương đo góc ±5″ | Sai số trung phương đo góc ±10″ | Sai số trung phương đo góc ±15″ | ||||||||||||
100 m | 200 m | 300 m | 400 m | 500 m | 100 m | 200 m | 300 m | 400 m | 500 m | 100 m | 200 m | 300 m | 400 m | 500 m | |
1:500 | 9 | 9 | 7 | 6 | 6 | 8 | 6 | 5 | 4 | 3 | 7 | 5 | 4 | 3 | 2 |
1:1000 | 18 | 16 | 14 | 13 | 11 | 16 | 13 | 10 | 8 | 7 | 15 | 8 | 7 | 6 | 5 |