Thuốc bảo vệ thực vật hay thuốc BVTV, tên tiếng anh là pesticide, là sản phẩm dùng để phòng ngừa và diệt trừ sâu bệnh giúp bảo vệ thực vật. Được chia thành nhiều loại, có đặc điểm, thành phần và công dụng khắc nhau.

Bạn đang xem: Thuốc bảo vệ thực vật tiếng anh là gì

Bên cạnh những lợi ích với cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật có thể gây ra những tác hại khôn lường mà trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu.

Từ xa xưa, tận thời Hy Lạp cổ đại, con người đã biết dùng chất vô cơ để diệt các diệt trừ côn trùng gây hại, phát triển đến những năm cuối thế kỉ 19 thì khái niệm thuốc bảo vệ thực vật mới ra đời, nhằm mục đích phục vụ việc sản xuất và bảo quản nông sản.

Lợi ích mà thuốc BVTV mang lại là không thể bản cãi, tuy nhiên những tác hại to lớn mà chúng mang tới cho chúng ta quả thực mà một vấn đề nhức đầu các nhà nghiên cứu. Hiện nay, lối canh tác phụ thuộc vào thuốc BVTV của bà con nhà nông đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều mặt trong thời gian lâu dài về sau.

Mục Lục

Cách pha thuốc bảo vệ thực vậtCác loại thuốc bảo vệ thực vật

Thuốc bảo vệ thực vật là gì?

*
*
*

2. Hình thành dịch bệnh hại

Sau nhiều lần dùng thuốc, những loài dịch hại chủ yếu có thể bị suy yếu, không thể gây hại. Tuy nhiên, có nhiều loài kháng được thuốc, lại tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn và trở thành dịch hại nguy hiểm, gây tổn thất nặng nề.

Ngoài ra, còn phát sinh thêm nhiều loại dịch hại mới phức tạp, phát triển mạnh hơn trong thời gian ngắn và khó xử lý hơn những loài trước đó. Lúc này người ta lại tiếp tục nghiên cứu sản xuất ra những sản phẩm phải độc hại hơn mới có thể tiêu diệt được chúng. Cứ như vậy, một vòng tuần hoàn không dừng lại và càng gây ra nhiều hậu quả nặng nề.

Cứ mỗi lần dịch bệnh bùng phát mà mạnh mẽ, sinh sôi nhanh hơn trước. Người trồng lại tiếp tục dùng thuốc nhưng phải tăng nồng độ/liều lượng, tăng số tần suất sử dụng, tăng các chu kỳ dùng thuốc và cứ lặp lại như vậy. Vô tình huấn luyện cho các đối tượng gây hại khả năng thích ứng, chống lại thuốc, chúng cứ thích nghi dần và ngày càng phát triển mạnh hơn.

Theo những thống kê về lịch sử dùng thuốc bảo vệ thực vật cho thấy, dịch hại mới không phải là từ các nơi khác di chuyển tới, mà là dịch hại thứ yếu có ngay ở địa phương đó, chỉ là chúng bị tác động và dần phát triển hơn mà thành dịch hại.

Sự hành thành những loài dịch hại mới có sự khác biệt về độ mẫn cảm và khả năng hình thành tính kháng thuốc giữa các loài.

Trong khi các loài gây hại này lại có khả năng phát triển và sinh sản nhanh hơn thiên địch, người nông dân càng dùng nhiều thuốc thì đời sống các sinh vật có ích càng bị đe dọa, gây ra ô nhiễm môi trường sống.

3. Gây ô nhiễm môi trường

Thuốc bảo vệ thực vật dễ bay hơi, nhất là vào những ngày nắng nóng. Tuy nhiên, rất ít trường hợp được bị ngộ độc do dư lượng của thuốc BVTV từ không khí. Chủ yếu chúng tác động từ môi trường đất và môi trường nước.

Xem thêm: Khái niệm thanh lý và tái chế là gì

Sau khi dùng thuốc BVTV thì một phần sẽ bị bay hơi, một phần bị quang hóa, phần khác được cây sẽ hấp thu và phân giải, chuyển hóa, nhưng dù có xử lý bằng cách nào thì thuốc vẫn đi vào đất.

Thuốc sẽ tồn tại ở các lớp đất khác nhau vào các thời điểm khác nhau, khi đó các sinh vật có lợi trong đất sẽ giúp phân giải một phần và được các hạt đất hấp thu một phần (mùn và sét hút).

Tuy nhiên, nhiều loại thuốc có độc tính cao có thể giết chết nhiều sinh vật có lợi trong đất, lại có thời gian phân hủy dài đất không có đủ thời gian để phân hủy hết, mà cứ dùng lâu dài và liên tục, khiến các chất sẽ tích lũy lại dần trong đất.

Những phần thuốc chưa được thấm vào đất thì chảy tràn trên đồng ruộng, chảy vào kênh rạch hay thông qua đất mà ngấm vào mạch nước ngầm, chưa kể các bao bì hay lọ thuốc mà người dân vứt bỏ ngoài đồng ruộng, cả khi xục rửa các dụng cụ chứa thuốc rồi đổ ra các nguồn nước gần đó.

Tất cả hành động và sự viện trên đều là nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường đất và nước, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống, sức khỏe con người cũng như các loài sinh vật.

4. Gây thiệt hại kinh tế

Chi phí ban đầu cho thuốc bảo vệ thực vật có khi cao hơn so với không sử dụng thuốc. Nhiều trường hợp sử dụng thuốc BVTV nhưng không tạo ra hiệu quả cao, dẫn tới chi phí đầu vào cao trong khi sản phẩm thì chứa dư lượng chào đón bởi thị trường, và thế là không có hiệu quả kinh tế.

Việc xuất hiện nhiều dịch hại mới làm cho người dân cứ phải phụ thuộc vào thuốc BVTV, đe dọa một cách nghiêm trọng tới cả hệ sinh thái lẫn sức khỏe con người.

Mỗi năm, Việt Nam nhập khẩu bình quân hơn 70.000 tấn thành phẩm có trị giá từ 210 – 774 triệu USD (tình từ năm 2006 tới năm 2010).

Tổng chi phí để khắc phục ô nhiễm đất, không khí, nguồn nước, doanh thu từ xuất khẩu thành phẩm và những tổn thất khi các sản phẩm không được xuất khẩu do có chứa dư lượng của các chất gây hại không thể bù đắp.

Tính tới năm 2010, thì chi phí hằng năm để chữa bệnh và tổng giá trị nông sản liên quan đến thuốc BVTV không được xuất khẩu ra nước ngoài ước tính khoảng 700 triệu $, con số quá lớn, đấy là chưa tính chi phí về môi trường bị ảnh hưởng.

Xem thêm: Fe Credit Là Gì – Cân Nhắc Các Rủi Ro Khi Vay Tiêu Dùng

5. Ảnh hưởng tới sức khỏe con người

Đối với người trực tiếp canh tác sử dụng thuốc BVTV

Trong lúc sử dụng, do chủ quan nên người nông dân không trang bị đầy đủ đồ bảo hộ, không vệ sinh sạch sẽ sau khi phun xịt thuốc sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp độc tố từ thuốc.

Chuyên mục: Hỏi Đáp