Thuế VAT là một trong những loại thuế quan trọng giúp cân bằng ngân sách nhà nước và đóng vai trò lớn trong xây dựng và phát triển đất nước.

Bạn đang xem: Thuế giá trị gia tăng là gì

Vậy thuế VAT là gì? Thuế VAT là bao nhiêu? Loại thuế này có ý nghĩa và vai trò ra sao? Hãy cùng EasyInvoice tìm hiểu toàn bộ trong bài viết sau.

Hãy tham khảo trước mục lục để bỏ qua những điều bạn đã biết và tiến thẳng tới những điều bạn cần tìm hiểu nhé.

*

Nội dung bài viết

Thuế VAT là gì?Hoàn thuế giá trị gia tăngCách tính thuế GTGT hàng nhập khẩu mới nhấtKhấu trừ thuế GTGT hàng hóa xuất khẩu

Thuế VAT là gì?

Khái niệm thuế giá trị gia tăng

Thuế VAT (thuế giá trị gia tăng hay thuế GTGT) là loại thuế gián thu và tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh từ quá trình sản xuất, lưu thông cho đến khi tới tay người tiêu dùng.

Thuế giá trị gia tăng có xuất phát điểm là từ nước Pháp – đất nước đầu tiên ban hành Luật thuế giá trị gia tăng trên thế giới vào năm 1954.

Thuế giá trị gia tăng tiếng Pháp là Taxe Sur La Valeur Ajou tée (TVA), tiếng Anh là Value Added Tax (VAT) và được dịch sang tiếng Việt của chúng ta là thuế giá trị gia tăng.

Hiện nay, thuế GTGT đã được áp dụng rộng rãi trên hầu như toàn bộ các nước trên thế giới (khoảng 130 quốc gia).

Vậy ai là người chịu thuế giá trị gia tăng?

Đối tượng chịu thuế GTGT là những ai?

*

Thuế giá trị gia tăng là thuế gián thu nên chính xác thì người tiêu dùng mới là người chịu thuế GTGT. Vì sao lại thế?

Thuế GTGT là loại thuế đánh vào từng giai đoạn sản xuất, lưu thông sản phẩm/hàng hóa, kể từ khi còn là nguyên liệu thô cho tới thành phẩm, cuối cùng tiêu dùng. Vì vậy còn được gọi là thuế doanh thu có khấu trừ số thuế đã nộp ở giai đoạn trước.

Người nộp thuế GTGT (đại diện các doanh nghiệp, tổ chức cung cấp hàng hóa, dịch vụ) chỉ thay thế người tiêu dùng thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước. Khi mua bán, sẽ tính thêm vào giá sản phẩm thuế giá trị gia tăng.

Thuế VAT được đánh vào hầu như toàn bộ các hàng hóa và dịch vụ trên thị trường.

Thuế VAT bao nhiêu phần trăm (%)?

Khi bạn đi mua một chiếc tivi, tủ lạnh, bạn sẽ thấy trong hóa đơn có dòng “Thuế VAT” đi kèm đó là 10% giá trị hàng hóa, dịch vụ đó.

Thuế suất thuế GTGT là 10% áp dụng với hàng hóa, dịch vụ được quy định tại Điều 4, Điều 9, Điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BTC.

Như vậy, nếu bạn mua một chiếc tivi trị giá 15 triệu, bạn sẽ phải trả thêm thuế VAT 10% là 1,5 triệu, tổng cộng bạn sẽ phải thanh toán là 16,5 triệu.

Mặt hàng nào không chịu thuế giá trị gia tăng?

Theo Luật thuế giá trị gia tăng, các sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ không chịu thuế GTGT bao gồm:

1. Các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa được chế biến thành các sản phẩm khác nhau hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.

2. Các giống vật nuôi, giống cây trồng bao gồm cả trứng giống, con giống, cây giống, hạt giống, tinh dịch, phôi và vật liệu di truyền.

3. Hoạt động phục vụ sản xuất nông nghiệp như tưới, tiêu, cày bừa, nạo vét kênh mương, nội đồng, dịch vụ thu hoạch các sản phẩm nông nghiệp.

4. Muối được sản xuất từ nước biến hay các mỏ muối tự nhiên, muối tinh và iot.

5. Nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước do Nhà nước bán cho người đang thuê.

6. Chuyển quyền sử dụng đất.

7. Các loại bảo hiểm bao gồm: Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm vật nuôi, cây trồng, tái bảo hiểm, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tàu thuyền…

*

8. Các dịch vụ tài chính bao gồm:

– Cung cấp tín dụng: Vay, chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và phát hành thẻ tín dụng…

– Dịch vụ cho vay của NNT không phải tổ chức tín dụng.

– Kinh doanh chứng khoán: môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư, lưu ký và quản lý quỹ đầu tư chứng khoán.

– Chuyển nhượng vốn: Một phần hoặc toàn bộ số vốn đã đầu tư, có thể bao gồm cả việc bán doanh nghiệp cho DN khác để sản xuất, kinh doanh hay chuyển nhượng chứng khoán, các hình thức chuyển nhượng vốn khác theo quy định.

– Bán nợ

– Kinh doanh ngoại tệ

– Tài chính phái sinh: Hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tuong lai, hoán đổi lãi suất và quyền chọn mua bán ngoại tệ.

– Bán tài sản đảm bảo của khoản nợ của tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý các nợ xấu từ các tổ chức tín dụng.

9. Các dịch vụ y tế: Khám chữa bệnh cho người và thú nuôi.

10. Dịch vụ bưu chính viễn thông công ích, intephổ cập.

11. Dịch vụ công cộng (vệ sinh, thoát nước cho khu dân cư, vườn thú, vườn hoa, công viên, dịch vụ chiếu sáng công cộng, dịch vụ tang lễ)

12. Các hoạt động tu bổ, sửa chữa và xây dựng bằng nguồn vốn tự đóng góp của nhân dân, nguồn viện trợ nhân đạo đối với các công trình văn hóa, nghệ thuật, công trình công cộng, các cơ sở hạ tầng và nhà ở cho các đối tượng thuộc chính sách xã hội.

13. Hoạt động dạy nghề, dạy học theo quy định.

14. Phát sóng truyền thanh – truyền hình với nguồn vốn ngân sách nhà nước.

15. Xuất bản, nhập khẩu, phát hành báo chí, bản tin chuyên ngành, sách chính trị, khoa giáo, giáo trình, sách văn bản pháp luật, sách khoa học kỹ thuật, sách in bằng chữ dân tộc thiểu số, tranh ảnh áp phích, tuyên truyền cổ động (băng hoặc đĩa ghi tiếng, ghi hình, dữ liệu điện tử), in tiền.

16. Dịch vụ vận tải hành khách công cộng (xe buýt, xe điện…)

17. Máy móc, thiết bị trong nước chưa sản xuất được:

– Các máy móc, thiết bị, vật tư cần nhập khẩu để sử dụng cho các hoạt động nghiên cứu – phát triển khoa học công nghệ.

– Máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tư nhập khẩu để tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí.

– Tàu bay, dàn khoan, tàu thủy để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp, thuê của nước ngoài sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và cho thuê.

18. Vũ khí và khí tài phục vụ cho công tác quốc phòng, an ninh.

19. Hàng hóa nhập khẩu từ viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại. Các quà tặng cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, quà biếu, quà tặng cho các cá nhân tại Việt Nam theo mức quy định, đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao, hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế.

20.

– Hàng hóa chuyển khấu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam.

– Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu

– Hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu

– Nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công xuất khẩu ký kết với nước ngoài.

– Hàng hóa và dịch vụ được mua bán giữa nước ngoài với các khu phi thuế quan và giữa các khu phi thuế quan với nhau.

21.

– Chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ.

– Chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo Luật sở hữu trí tuệ.

– Chuyền giao phần mềm máy tính.

22. Vàng nhập khẩu dạng thỏi hay miếng và chưa được chế tác.

23. Tài nguyên, khoáng sản chưa chế biến hay chế tác.

24. Sản phẩm nhân tạo thay thế cho các bộ phận cơ thể người, nạng, xe lăn, dụng cụ cho người tàn tật.

25. Hàng hóa, dịch vụ của các cá nhân kinh doanh với mức thu nhập bình quân tháng hơn mức lương tối thiểu chung áp dụng chung với các doanh nghiệp, tổ chức trong nước.

Các cơ sở kinh doanh hàng hóa và dịch vụ không chịu thuế GTGT quy định trên đây không được khấu trừ và hoàn thuế VAT đầu vào, trừ các trường hợp áp dụng mức thuế suất 0% theo quy định trong khoản 1, Điều 8 của Luật thuế giá trị gia tăng.

Hoàn thuế giá trị gia tăng

*

Hoàn thuế giá trị gia tăng là gì?

Hoàn thuế GTGT là việc ngân sách Nhà nước hoàn trả cho doanh nghiệp số tiền thuế GTGT đã thu quá hoặc thu sai.

Lý do hoàn thuế giá trị gia tăng có thể do hàng hóa dịch vụ chưa được khấu trừ thuế trong kỳ tính thuế hoặc hàng hóa và dịch vụ đó không thuộc diện đối tượng phải chịu thuế GTGT.

Xem thêm: Tải Game Miễn Phí điện Thoại ( Tai Game Dien Thoai Mien Phi

Các trường hợp được hoàn thuế VAT

– Sau khi quyết toán thuế, phát hiện số tiền thuế VAT nộp thừa (doanh nghiệp đã nộp thuế GTGT).

– Số thuế VAT đầu vào lớn hơn đầu ra khi doanh nghiệp thực hiện quyết toán thuế GTGT định kỳ.

– Bị áp dụng sai về đối tượng nộp thuế hay mức thuế suất thuế GTGT.

Điều kiện hoàn thuế GTGT

Để được hoàn thuế VAT, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau:

– DN có số thuế VAT âm liên tục 3 tháng trở lên, số thuế được khấu trừ từ 200 triệu trở lên (đối với các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa xuất khẩu).

– Chứng từ kế toán đầu vào đảm bảo sạch, có nghĩa là không phải do mua khống khi không phát sinh các hoạt động giao dịch, mua bán hàng hóa và dịch vụ/

– Doanh nghiệp đã thanh toán đầy đủ qua ngân hàng theo từng đơn hàng xuất – nhập khẩu.

– Doanh nghiệp đã thanh toán qua ngân hàng với hóa đơn có tổng tiền thanh toán trên 20 triệu.

– Chứng minh được các hoạt động thanh toán rõ ràng qua ngân hàng với từng đơn hàng xuất khẩu, tương ứng với các hóa đơn.

Thời gian hoàn thuế

Có 2 hình thức hoàn thuế giá trị gia tăng, đó là:

– Hoàn thuế trước và kiểm tra sau: Thời gian hoàn thuế VAT là 15 ngày làm việc tính từ ngày tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế đầy đủ và chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp chấphành tốt quy định về nộp thuế.

– Kiểm tra trước và hoàn thuế sau: Thời gian hoàn thuế VAT là 60 ngày làm việc tính từ ngày tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế đầy đủ và áp dụng đối với các doanh nghiệp được hoàn thuế lần đầu, hoặc lần 2 nhưng hồ sơ hoàn thuế lần đầu có nhiều thiếu sót.

Cách tính thuế GTGT hàng nhập khẩu mới nhất

*

Công thức tính thuế GTGT hàng nhập khẩu đó là:

Thuế GTGT hàng nhập khẩu = x Thuế suất thuế GTGT (%)

Các giá trị có trong công thức bao gồm:

Giá tính thuế

Giá tính thuế có thể là giá CIF hoặc FOB.

CIF (Cost: Tiền hàng + Insurance: Bảo hiểm + Freight: Cước phí tàu).

FOB (Free on Board hay Freight on Board): Chưa lên tàu thì trách nhiệm thuộc người bán, đã lên tàu thì trách nhiệm thuộc về người mua.

Trường hợp 1: Giá tính thuế = Giá CIF: Giá mua đã bao gồm cả chi phí vận tải (F) + phí bảo hiểm (I)

=> Người mua không phải trả thêm chi phí khác.

Trường hợp 2: Giá tính thuế = Giá FOB + Chi phí vận tải + Chi phí bảo hiểm (nếu có): Giá mua chưa bao gồm chi phí vận tải (F) + phí bảo hiểm (I)

=> Người mua phải trả thêm chi phí vận tải và bảo hiểm.

Thuế nhập khẩu

Công thức tính thuế nhập khẩu là:

Thuế nhập khẩu = Số lượng x Giá tính thuế x Thuế suất thuế nhập khẩu

Với:

Thuế suất thuế nhập khẩu là thuế suất của mặt hàng chịu thuế quy định trong biểu thuế

Thuế tiêu thụ đặc biệt (Thuế TTĐB)

Bạn có thể tính thuế tiêu thụ đặc biệt theo công thức:

Thuế TTĐB nhập khẩu = Giá tính thuế TTĐB x Thuế suất thuế TTĐB

Trong đó:

Giá tính thuế TTĐB = Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu

Thuế suất thuế TTĐB là thuế suất của mặt hàng chịu thuế quy định trong biểu thuế suất Luật số 27/2018/QH12 – Luật thuế tiêu thụ đặc biệt).

Ví dụ về tính thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế nhập khẩu xem chi tiết trong ảnh sau:

*

Khấu trừ thuế GTGT hàng hóa xuất khẩu

Điều kiện áp dụng thuế suất 0%

Điều kiện để áp dụng thuế suất 0% với hàng hóa xuất khẩu là:

– Có hợp đồng bán, gia công hàng hóa xuất khẩu hay hợp đồng ủy thác xuất khẩu.

– Có chứng từ thanh toán tiền hàng hóa xuất khẩu qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy định.

– Có tờ khai hải quan theo quy định tại khoản 2, Điều 16 thông tư 219/2013/TT-BTC.

Đặc biệt: Với các trường hợp hàng hóa bán có điểm giao nhận hàng ở ngoài Việt Nam, bên bán phải có tài liệu chứng minh việc giao nhận hàng hóa ở ngoài Việt Nam. Cụ thể là:

– Hợp đồng mua hàng hóa ký với bên bán hàng hóa ở nước ngoài.

– Hợp đồng bán hàng hóa ký với bên mua hàng.

Hay các chứng từ chứng minh hàng hóa được giao nhận ở ngoài Việt Nam như:

– Hóa đơn thương mại theo thông lệ quốc tế, vận đơn, đóng gói, giấy chứng nhận xuất xứ.

Hoặc các chứng từ thanh toán qua ngân hàng với:

– Chứng từ thanh toán qua ngân hàng của cơ sở kinh doanh thanh toán cho bên bán hàng ở nước ngoài.

– Chứng từ thanh toán qua ngân hàng của bên mua hàng hóa thanh toán cho bên bán hàng.

*

Khấu trừ thuế GTGT trong những trường hợp nào

Các trường hợp không được áp dụng thuế suất 0%

Các trường hợp không được áp dụng thuế suất 0% trong hàng hóa nhập khẩu bao gồm:

– Tái bảo hiểm ra nước ngoài.

– Chuyển giao công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài.

– Chuyển nhượng vốn, cấp tín dụng hay đầu tư chứng khoán ra nước ngoài.

– Dịch vụ tài chính phái sinh.

– Dịch vụ bưu chính viễn thông ra nước ngoài (đã bao gồm cả dịch vụ bưu chính viễn thông cung cấp tới tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế qua, thẻ cào điện thoại có mã số, mệnh giá đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào khu phi thuế quan).

– Tài nguyên, khoáng sản chưa chế biến, chế tác thành sản phẩm khác.

– Hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho các cá nhân không đăng ký kinh doanh trong khu vực phi thuế quan (trừ các trường hợp theo quy định của Thủ tướng Chính phủ).

– Xăng dầu bán cho xe ô tô của cơ sở kinh doanh trong khu vực phi thuế quan mua tại nội địa.

– Xe ô tô bán cho các tổ chức và cá nhân trong khu phi thuế quan.

Điều kiện khấu trừ thuế GTGT hàng xuất nhẩu

– Các sản phẩm là hàng hóa đạt điều kiện để áp dụng thuế suất hàng xuất khẩu 0% thì được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

– Các hàng hóa xuất khẩu có đầy đủ hợp đồng xuất khẩu, tờ khai hải quan, không thanh toán không dùng tiền mặt vẫn được áp dụng thuế suất 0% nhưng không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào (không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp).

– Hàng hóa xuất nhập khẩu nếu có đủ hợp đồng xuất khẩu, thanh toán không dùng tiền mặt và không có tờ khai hải quan thì áp dụng thuế đầu ra như hàng nội địa và được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

Ý nghĩa của thuế suất thuế GTGT 0%

Ý nghĩa của thuế suất thuế giá trị gia tăng 0% là khuyến khích xuất khẩu các hàng hóa và dịch vụ ra nước ngoài, từ đó có thể thúc đẩy sản xuất trong nước mặt hàng nhận thuế suất 0% đó và tạo thuận lợi trong việc cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Thuế giá trị gia tăng đầu vào và đầu ra là gì?

+ Thuế GTGT đầu ra chính là tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn GTGT;

+ Thuế GTGT đầu vào là tổng thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào ghi trên hóa đơn GTGT.

Vai trò của thuế giá trị gia tăng

Giảm sự bất cập, thuế chồng thuế

Theo Luật thuế doanh thu trước đây quy định, doanh thu phát sinh là cơ sở để thực hiện việc thu nộp thuế. Do vậy mà Nhà nước sẽ đánh thuế trên toàn bộ doanh thu phát sinh của sản phẩm thông qua mỗi lần chuyển dịch từ sản xuất > lưu thông > tiêu thụ sản phẩm.

Nếu các sản phẩm, hàng hóa chịu thuế càng qua nhiều khâu thì số thuế Nhà nước thu về cũng tăng thêm, vì vậy nó dẫn tới tình trạng thu thuế trùng lặp đối với phần doanh thu đã chịu thuế ở công đoạn trước > bất hợp lý, gây ảnh hưởng tiêu cực tới sản xuất và lưu thông hàng hóa.

Luật thuế giá trị gia tăng ra đời mang ưu điểm với việc chỉ thu thuế với phần giá trị tăng thêm của sản phẩm ở từng khâu sản xuất, không thu thêm với toàn bộ doanh thu phát sinh, tránh việc thuế chồng thuế.

Theo một số nghiên cứu của World Bank (Ngân hàng thế giới), International Monetary Fund (Quỹ tiền tệ thế giới) thì hầu như các nước sau khi áp dụng thuế GTGT thì giá cả các mặt hàng, dịch vụ hầu như không thay đổi, hoặc rất ít, mức tiêu thụ của dân chúng cũng không sụt giảm, hoặc chỉ một tỷ lệ vô cùng nhỏ trong giai đoạn mới áp dụng.

Vai trò trong quản lý kinh tế nhà nước

Dù là thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân hay thuế GTGT thì đều là những công cụ quan trọng giúp Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nền kinh tế vĩ mô của đất nước.

Thuế GTGT đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc quản lý nhà nước về kinh tế, cụ thể nó được thể hiện như sau:

– Tạo nguồn thu ổn định cho ngân sách nhà nước;

– Tổ chức, quản lý thu thuế dễ dàng hơn các loại thuế trực thu do không phải đi sâu xem xét hay phân tích về tính hợp lý của thuế.

– Thuế GTGT hàng nhập khẩu tăng có tác dụng đến bảo hộ sản xuất kinh doanh hàng nội địa.

– Chống thất thu thuế hiệu quả.

– Thuế GTGT thường có ít thuế suất và đảm bảo sự đơn giản, rõ ràng.

– Nâng cao tính tự giác trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.

– Tăng cường công tác hạch toán kế toán và thúc đẩy việc mua bán hàng hóa có chứng từ, hóa đơn.

Xem thêm: Tải Game Anh Hàng Xóm Tinh Nghịch, Neighbours From Hell: Season 1

– Khấu trừ thuế nộp ở đầu vào giúp khuyến khích hiện đại hóa, chuyên môn hóa sản xuất, tăng cường đầu tư mua sắm các trang thiết bị mới.

Chuyên mục: Hỏi Đáp