Trong tiếng anh, CIT là từ viết tắt của rất nhiều khái niệm như: Counselor in Training (Tư vấn viên trong đào tạo), CIT – Crisis Intervention Team (Nhóm can thiệp khủng hoảng)… Trong đó, khái niệm được nhiều người biết đến nhất là Corporate Incomes Tax – Thuế thu nhập doanh nghiệp. Trong bối cảnh ngày càng nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, CIT càng được quan tâm hơn nữa. Bài viết sau sẽ giúp các bạn hiểu được CIT là gì và CIT là thuế gì.
Bạn đang xem: Thuế cit là gì
1. CIT là gì?
CIT là gì?
CIT là viết tắt của Corporate Incomes Tax, có nghĩa là Thuế thu nhập doanh nghiệp. Trong đó:
Thuế (Tax): Đây là nguồn thu chính của nhà nước từ các cá nhân và doanh nghiệp dùng để duy trì hoạt động chung cho toàn xã hội. Tiền thuế phải nộp dựa trên tổng thu nhập của cá nhân và doanh nghiệp, tức là thu nhập khác nhau thì tiền thuế phải nộp cũng khác nhau.Thu nhập (Incomes): Phần này sẽ dựa trên tổng thu nhập trong một thời kỳ kinh doanh nhất định của đối tượng chịu thuế.Doanh nghiệp (Corporate): Là đối tượng chịu thuế CIT, bao gồm các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hay sản xuất.
2. Những quy định điều cần biết về CIT – thuế thu nhập doanh nghiệp
2.1. Khái niệm thuế thu nhập doanh nghiệp – CIT
Thuế thu nhập cá nhân là gì?
Sau khi có được câu trả lời cho “CIT là gì?”, bạn cần đi tiếp tới khái niệm giải thích được “CIT là thuế gì?”. Nói đơn giản, thuế CIT chính là thuế thu nhập doanh nghiệp. Tất cả các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động kinh doanh thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc có cơ sở thường trú tại Việt Nam đều phải trích một khoản theo quy định từ doanh thu để nộp vào ngân sách nhà nước. Mục đích của việc này là để:
Các doanh nghiệp hoạt động hợp pháp đều được pháp luật bảo hộ về mặt quyền lợi. Nhà nước có nghĩa vụ kiểm soát, hạn chế hậu quả xấu cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Vì vậy chính phủ cần có chi phí để thực hiện các hoạt động điều tiết kinh tế, tài chính. Nguồn thuế mà doanh nghiệp nộp cho nhà nước là để làm điều này.
Thuế CIT được dùng để bao quát, điều tiết các khoản thu nhập đã và đang phát sinh của doanh nghiệp.Tạo sự cân bằng giữa các doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh. Đảm bảo phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế của nhà nước trong thời buổi hội nhập. Khuyến khích, thu hút vốn đầu tư nước ngoài thông qua chính sách ưu đãi miễn thuế, giảm thuế.
2.2. Đặc điểm của thuế thu nhập doanh nghiệp
Những đặc điểm của thuế thu nhập cá nhân
Những đặc điểm của thuế thu nhập cá nhân:
CIT là loại thuế được hình thành dựa vào thu nhập theo định kỳ cố định từ các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh.Ngoài ra, đây là loại thuế trực thu nhằm tạo nguồn thu trực tiếp cho ngân sách nhà nước, giúp điều tiết nền kinh tế, cân bằng sự chênh lệch trong sản xuất, kinh doanh.Không có tính ổn định dẫn tới việc quản lý thuế, thu thuế tương đối khó khăn. Để xác định được mức đóng thuế, nhà nước phải có bộ phận quản lý thuế để xác định các khoản thu phải chịu thuế, xác định nguồn gốc thu nhập.Được điều chỉnh dựa trên nguồn luật từ các văn bản quy phạm pháp luật thuế quốc gia và văn bản quy phạm pháp luật thuế quốc tế.
Xem thêm: Nghị định Là Gì – Cơ Quan Ban Hành Nghị định
3. Những thông tư hướng dẫn luật thuế thu nhập doanh nghiệp
Những thông tư về thuế thu nhập doanh nghiệp
– Văn bản hợp nhất số 26/VBHN-BTC hướng dẫn thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp
– Thông tư 78/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 218/2013/NĐ-CP
– Thông tư 96/2015/TT-BTC sửa đổi bổ sung một số điều của thông tư 78/2014/TT-BTC
4. Những điểm cần lưu ý trong quá trình học và ôn thi F6 ACCA
F6 của ACCA có nội dung chính về thuế thu nhập doanh nghiệp. Để qua bài thi này, học viên cần đọc trước về luật thuế để nắm rõ phạm vi, các đối tượng áp dụng và các nội dung tổng quan… Bên cạnh đó, cần nắm rõ các thông tư hướng dẫn luật thuế thu nhập doanh nghiệp để làm bài tập được hiệu quả hơn.
5. Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay
Công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp (CIT):
Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác |
Trong đó:
– Doanh thu: Khoản thu mà doanh nghiệp nhận được bao gồm vốn, tiền lãi và các khoản chi phí khác chưa trừ.
– Chi phí được trừ: Những khoản thực tế phát sinh liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh, chi phí thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh (nhưng phải có chứng từ chứng minh theo quy định).
Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp = Thu nhập chịu thuế x Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp |
Nhìn chung, các doanh nghiệp phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là 20% tổng thu nhập. Tuy nhiên với một số doanh nghiệp đặc thù sẽ áp dụng mức thuế cụ thể như sau:
– Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí là từ 32-50%.
– Doanh nghiệp thăm dò, khai thác tài nguyên quý hiếm như vàng, bạc, kim cương, đá quý… là 50%. Nếu các mỏ khai thác nằm ở nơi có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn thì thuế suất được điều chỉnh là 40%.
– Các doanh nghiệp có lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ sẽ được miễn tính thuế đối với phần trích ra để lập quỹ.
6. Thời hạn nộp thuế
Thời hạn nộp thuế sẽ tùy thuộc vào doanh nghiệp nộp theo tháng, theo quý hoặc theo năm
– Nếu doanh nghiệp nộp thuế theo tháng, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo.
– Nếu doanh nghiệp nộp thuế theo quý, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày thứ 30 của quý tiếp theo.
Xem thêm: đi Tiểu Buốt ở Phụ Nữ Là Bệnh Gì, đái Buốt ở Phụ Nữ
– Nếu doanh nghiệp nộp thuế theo năm, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày thứ 30 của tháng đầu tiên năm sau.
Chuyên mục: Hỏi Đáp