Thực tiễn là gì?
Thực tiễn là toàn bộ hoạt động VẬT CHẤT có mục đích, mang tính lịch sử – xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.
Bạn đang xem: Thực tiễn là gì
Thực tiễn là hoạt động khi con người sử dụng công cụ tác động vào đối tượng vật chất làm cho đối tượng đó thay đổi theo mục đích của mình. Là hoạt động đặc trưng của bản chất con người, thực tiễn không ngừng phát triển bởi các thế hệ của loài người qua các quá trình lịch sử.
Các nội dung liên quan:
Mục lục:
Như vậy, KHÔNG PHẢI MỌI hoạt động có mục đích của con người đều là thực tiễn. Hoạt động tư duy, hoạt động nhận thức hay hoạt động nghiên cứu khoa học đều là những hoạt động có mục đích của con người, song chúng là hoạt động tinh thần, là hoạt động trong hệ thần kinh trung ương của bộ não người và chúng không phải là thực tiễn.
Các hoạt động (hình thức) của thực tiễn
Thực tiễn có ba hoạt động (hình thức) cơ bản:
– Hoạt động SẢN XUẤT VẬT CHẤT là hình thức hoạt động cơ bản, đầu tiên của thực tiễn. Đây là hoạt động mà trong đó con người sử dụng những công cụ lao động tác động vào giới tự nhiên để tạo ra của cải vật chất, các điều kiện cần thiết nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của mình. VD: …
– Hoạt động CHÍNH TRỊ – XÃ HỘI là hoạt động của các cộng đồng người, các tổ chức khác nhau trong xã hội nhằm cải biến những quan hệ chính trị-xã hội để thúc đẩy xã hội phát triển. VD: …
– Hoạt động THỰC NGHIỆM khoa học là một hình thức đặc biệt của thực tiễn, được tiến hành trong những điều kiện do con người tạo ra, gần giống, giống hoặc lặp lại những trạng thái của tự nhiên và xã hội nhằm xác định những quy luật biến đổi, phát triển của đối tượng nghiên cứu. Dạng hoạt động này có vai trò trong sự phát triển của xã hội, đặc biệt là trong thời kỳ cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.
Ngoài ra, các hoạt động thực tiễn không cơ bản như giáo dục, pháp luật, đạo đức v.v được mở rộng và có vai trò ngày càng tăng đối với sự phát triển của xã hội.
(Như vậy, hoạt động NGHIÊN CỨU khoa học không phải là thực tiễn vì nó là hoạt động tinh thần, diễn ra trong hệ thần kinh trung ương của bộ não các nhà nghiên cứu. Ở đây cần phân biệt rõ thuật ngữ “nghiên cứu khoa học” với “thực nghiệm khoa học”. Thực nghiệm khoa học là một trong ba hình thức cơ bản của thực tiễn vì hoạt động này là sự hiện thực hóa các nghiên cứu lý luận, phát minh, sáng chế trong phòng thí nghiệm…). VD: …
(Vì thực tiễn là hoạt động MANG TÍNH LỊCH SỬ – XÃ HỘI của con người cho nên HOẠT ĐỘNG THỰC
TIỄN CỦA CON NGƯỜI Ở MỖI THỜI ĐẠI LÀ KHÁC NHAU. Từ hoạt động sản xuất vật chất, cho đến hoạt động chính trị-xã hội và thực nghiệm khoa học đều mang những đặc trưng của từng thời đại, gắn với trình độ phát triển nhất định của Lực lượng sản xuất của mỗi thời đại đó…).
Ví dụ về các hoạt động của thực tiễn
– Hoạt động sản xuất vật chất.
Xem thêm: Tải Game đố Vui – Brain Test: đố Vui Mưu Mẹo
Ví dụ: Hoạt động gặt lúa của nông dân, lao động của các công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp…
– Hoạt động chính trị – xã hội.
Ví dụ: Hoạt động bầu cử đại biểu Quốc hội, tiến hành Đại hội Đoàn Thanh niên trường học, Hội nghị công đoàn.
Người dân thực hiện quyền bầu cử để cử đại diện cho mình tham gia quản lý nhà nước
– Hoạt động thực nghiệm khoa học.
Ví dụ: Hoạt động nghiên cứu, làm thí nghiệm của các nhà khoa học để tìm ra các vật liệu mới, nguồn năng lượng.mới, vác-xin phòng ngừa dịch bệnh mới.
Mối quan hệ giữa ba hình thức của thực tiễn
Các hình thức của thực tiễn có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau, cụ thể:
– Hoạt động SẢN XUẤT VẬT CHẤT là loại hoạt động có vai trò quan trọng nhất, đóng vai trò QUYẾT ĐỊNH đối với các hoạt động thực tiễn KHÁC. Không có hoạt động sản xuất vật chất thì không thể có các hình thức thực tiễn khác. Các hình thức thực tiễn khác, suy đến cùng cũng xuất phát từ thực tiễn sản xuất vật chất và nhằm phục vụ thực tiễn sản xuất vật chất. VD:…
– NGƯỢC LẠI, hoạt động chính trị – xã hội và hoạt động thực nghiệm khoa học có tác dụng kìm hãm hoặc thúc đẩy hoạt động sản xuất vật chất phát triển. VD:…
Chính sự tác động qua lại lẫn nhau của các hình thức hoạt động cơ bản đó làm cho hoạt động thực tiễn vận động, phát triển và ngày càng có vai trò quan trọng đối với hoạt động nhận thức.
Xem thêm: Thôi Nôi Là Gì
Trong các hình thức của thực tiễn hình thức nào là quan trọng nhất?
Trong 3 hình thức (hoạt động) trên, hoạt động sản xuất vật chất có vai trò quan trọng nhất, là cơ sở cho các hoạt động khác của con người và cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
Các tìm kiếm liên quan đến các hình thức cơ bản của thực tiễn: ví dụcác hình thức cơ bản của thực tiễn, khái niệmthực tiễnlà gì, vai tròcủa thực tiễnđối với nhậnthức, ví dụ về vai tròcủa thực tiễnđối với nhậnthức, trongcác hình thức của thực tiễn hình thứcnào là quan trọng nhất, thực tiễnvà vai tròcủa thực tiễnđối với nhậnthức, vai tròcủa thực tiễnđối với nhậnthứcvà ý nghĩa phương pháp luận, vai tròcủa thực tiễnđối với lý luận
Chuyên mục: Hỏi Đáp