Bệnh thoát vị đĩa đệm là một căn bệnh nguy hiểm gây ra các biến chứng nặng nề tới sức khỏe của con người nếu như không được phát hiện sớm và có các phương pháp điều trị kịp thời. Bệnh thoát vị đĩa đệm có nhiều thuật ngữ khác nhau, và thường có nhiều người thắc mắc rằng bệnh thoát vị đĩa đệm trong tiếng Anh là gì? Bài viết này sẽ chỉ rõ cho bạn hơn về vấn đề này.

Bạn đang xem: Thoát vị đĩa đệm tiếng anh là gì

Mục lục

1 Thoát vị đĩa đệm là bệnh gì? Hai loại bệnh thoát vị đĩa đệm thường gặp2 Thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi – Những điều cần hết sức lưu ý3 Dấu hiệu của bệnh thoát vị đĩa đệm và một số hoạt động cần tránh4 Tổng hợp phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhất trong y học cổ truyền4.1 Phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhất bằng tiểu châm đao4.2 Phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhất bằng bấm huyệt

Thoát vị đĩa đệm trong tiếng anh là disc herniation (hay herniated disc) . Dùng để mô tả các biểu hiện đặc trưng của sự lồi ra của một số cơ quan hay một phần cơ quan ngoài vị trí bình thường của nó. Đĩa đệm ở đây là phần nằm giữa hai đốt sống.

*

Trong tiếng Anh, thuật ngữ thoát vị đĩa đệm không có gì khác mấy so với các quan niệm của người Việt. Đĩa đệm là phần nằm giữa liên đốt sống và xung quanh được bao bọc bởi các cung xơ, phần nhân ở giữa là nhân cứng gelatine. Đĩa đệm đóng vai trò quan trọng trong việc tạo tính mềm dẻo cho cột sống.

Đối với người bình thường thì nhân cứng gelatine nằm tịa vị trí chính giữa của đĩa đệm và xung quanh có các cung xơ. Khi nhân cứng gelatine bị lồi ra khỏi cung xơ thì gọi đây là hiện tượng thoát vị đĩa đệm hay còn được gọi là thoát vị di chuyển/ thoát vị xuyên qua ngoài dây chằng gây ra tình trạng ép rễ gây đau thần kinh vùng tổn thương. Khi nhân cứng gelatine chui ra khỏi cung xơ sẽ gây ép tủy. Loại bệnh này thường diễn ra đối vời những người có độ tuổi từ 35 trở lên và chủ yếu là ở nam giới.

Có một số nguyên nhân chính gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm được các chuyên gia xương khớp nghiên cứu và chỉ ra như: Do tổn thương phần cột sống trong quá trình vận động và đi lại hằng ngày; do tính chất công việc… dẫn tới bị thoái hóa và gây thoát vị đĩa đệm. Bên cạnh đó còn do các yếu tố khác như: tuổi tác, thói quen xấu hàng ngày của con người, do yếu tố di truyền…

Thoát vị đĩa đệm là bệnh gì? Hai loại bệnh thoát vị đĩa đệm thường gặp

Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?

Thoát vị đĩa đệm là một bệnh về cột sống, cụ thể là các đĩa đệm nằm giữa các đốt sống trên cột sống bị thoát ra ngoài và gây chèn ép tủy sống, các dây thần kinh và là nguyên nhân gây ra các cơn đau rất khó chịu, và lâu dài gây ra nhiều biến chứng cho sức khỏe người bệnh, ảnh hưởng đến cuộc sống của chính bản thân người bệnh cũng như người thân xung quanh.

Bệnh thoát vị đĩa đệm thường là do sự thoái hóa xương khớp, cột sống, và cụ thể là các đĩa đệm bị suy yếu dần theo tuổi tác, hoặc do chấn thương, do tư thế sai lệch trong mọi thói quen cuộc sống.

Hai loại bệnh thoát vị đĩa đệm thường gặp

Thường thì chúng ta hay thấy thoát vị đĩa đệm cột sống gặp phổ biến nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ.

Đối với người bị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, người bệnh sẽ gặp phải những cơn đau nhức xung quanh vùng cột sống cổ, đau lan sang cả vùng bả vai, bắp tay, ngón tay, bàn tay và thậm chí là việc cử động bàn tay sẽ trở nên khó khăn hơn.

*

Trường hợp người bệnh mắc thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng sẽ gặp những cơn đau thắt lưng, đau hai bên liên sườn và cơn đau còn lan xuống cả vùng hông, chân gây khó khăn khi đi lại nếu như việc điều trị thoát vị đĩa đệm không được thực hiện sớm và hiệu quả.

Hiện nay, theo thống kê tại Việt Nam thì có tới 30% dân số mắc bệnh thoát vị đĩa đệm và thường gặp cả ở người già và người trẻ, phổ biến nhất là từ độ tuổi từ 30-60 tuổi khi cơ thể bắt đầu có những dấu hiệu lão hóa theo thời gian của tuổi tác. Tuy nhiên, một số trường hợp khi mới đôi mươi cũng đã mắc bệnh, thường là do di truyền hoặc do di chứng của chấn thương khi tập luyện thể thao hoặc do tai nạn giao thông,…

Chính vì vậy, để có thể phòng bệnh thoát vị đĩa đệm tốt nhất thì chúng ta nên tự ý thức việc chăm sóc sức khỏe bản thân tốt nhất ngay từ khi còn trẻ và đặc biệt nên có một chế độ sinh hoạt hợp lý từ rèn luyện sức khỏe đến chế độ dinh dưỡng, thời gian nghỉ ngơi và làm việc. Đặc biệt, khi phát hiện các triệu chứng thoát vị đĩa đệm cần đi khám và có phương pháp chữa trị sớm nhất để ngăn chặn những biến chứng.

Thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi – Những điều cần hết sức lưu ý

Nguyên nhân của bệnh thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi

+ Ngồi sai tư thế trong quá trình làm việc đối với các đối tượng như: nhân viên văn phòng; thợ may; giáo viên; lái xe…kể cả những người có chế độ làm việc nặng nhọc và quá sức.

+ Một số những người bị mắc các bệnh lý về cột sống bẩm sinh như: gai cột sống; gù; vẹo cột sống…Cũng chính là một trong số các yếu tố thuận lợi gây bệnh.

+ Các chấn thương, va chạm gây tổn thương đĩa đệm

+ Tình trạng thừa cân, ít vận động

Triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi

*

Thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi thường xuất hiện tại hai vị trí đốt sống cổ, đốt sống lưng. Bị đau cột sống và đau rễ thần kinh chính là biểu hiện nổi bật của bệnh lý này. Người bệnh thường hay đau thắt lưng; đau phần hông; cổ. Có những khi cơn đau lai từ thắt lưng tới mông, từ chân tay sang phần cổ và gáy và lan ra vai; xuống phần cánh tay; khuỷu tay cũng như bàn tay…

Các triệu chứng bị đau thường hay tái phát nhiều lần, có những khi chỉ là đau âm ỉ nhưng cũng có lần đau dữ dội. Cảm giác đau sẽ gia tăng khi người bệnh hắt hơi, vận động mạnh hoặc mang vác nặng.

Người bệnh đau khi nằm nghiêng; bị ho và cả khi đại tiện. Người bệnh nên hạn chế cử động; cúi và gập người… rễ thần kinh bị tổn thương thì người bệnh sẽ rất khó vận động tại các chi, trong trường hợp tổn thương thần kinh cánh tay thì không thể nhấc tay và hạn chế các hoạt động hàng ngày mà cần sự trợ giúp của người thân.

Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi

Người bệnh khi gặp các triệu chứng kể trên thì nên dành thời gian nghỉ ngơi, tránh mọi hoạt động mạnh cũng như mang vác nặng. Có thể dùng hỗ trợ thêm các phương pháp như: dùng thuốc, vật lý trị liệu, phẫu thuật. Với tác dụng giúp giảm đau, chống viêm, giúp giãn cơ, an thần theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Phẫu thuật sẽ được các bác sĩ chỉ định khi ở giai đoạn nặng.

Để phòng ngừa thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi thì nên chú ý các tư thế hợp lý trong lao động cũng như vận động. Chú ý tư thế ngồi thẳng, không nên chúi đầu về phía trước và đặc biệt khi phải mang vác vật nặng nên ngồi xuống bê vật, từ từ đứng lên hoặc nhờ vào sự trợ giúp của máy móc hoặc một ai khác.

Dấu hiệu của bệnh thoát vị đĩa đệm và một số hoạt động cần tránh

Dấu hiệu bệnh thoát vị đĩa đệm hay gặp

Bị đau tập trung ở một bên của cơ thể

Đây là dấu hiệu đầu tiên khi bạn bị mắc bệnh thoát vị đĩa đệm. Khi đĩa đệm bị lồi ra và chèn ép lên dây thần kinh sẽ ảnh hưởng tới 1 bên trái – phải nào đó của cơ thể. Và khiến cho người ta thường xuyên cảm nhận được sự đau đớn, khó chịu ở một phía của cơ thể.

Xem thêm: Đầu 096 Là Mạng Gì – Tất Tần Tật Về Sim 096

Khi nói đến thoát vị đĩa đệm thì nhiều người nghĩ đến dấu hiệu là đau lưng. Tuy nhiên, đau lưng chỉ là một trong các triệu chứng phổ biến của bệnh mà thôi. Bên cạnh đó các cơn đau với mức độ nặng của thoát vị đĩa đệm cũng có thể xuất hiện ở phần cẳng chân; bàn chân; phần hông của cơ thể.

Tùy theo vị trí của thoát vị sẽ có các triệu chứng đau khác nhau

Khi người bệnh bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ thì các triệu chứng thường gặp như: đau ở vùng cổ; gáy; vai và dọc theo cánh tay. Bị tê, teo ở các vị trí như: cánh tay; bàn tay và ngón tay.

*

Đối với các trường hợp bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thì các triệu chứng gặp phải như: cảm giác đau và tê ở vùng thắt lưng; phần mông; đau dọc theo đùi; cẳng chân và vùng bàn chân. Thậm chí còn bị teo, gây yếu cơ đùi; cẳng chân và khu vực bàn chân.

Một số hoạt động cần tránh khi bị thoát vị đĩa đệm

Khi bị các bệnh liên quan đến cột sống như: thoái hóa cột sống; thoát vị đĩa đệm thì bạn cần tránh một số các hoạt động vì chúng sẽ gây áp lực nhiều hơn lên các dây thần kinh khiến các cơn đau của bạn ngày càng nặng hơn, đau hơn.

Đi bộ hoặc đứng trong một khoảng thời gian dài; ho hoặc đôi khi chỉ là cười to cũng sẽ khiến bạn đau hơn. Vào thời điểm ban đêm bạn cũng sẽ bị đau nhiều hơn. Bệnh gây ra cảm giác đau sẽ rất khác nhau. Có những bệnh nhân cũng không quá khó chịu lắm. Tuy nhiên có những người sẽ cảm thấy rất đau. Biến chứng này phụ thuộc chính vào mức độ bị chèn ép lên các dây thần kinh của đĩa đệm khi chúng bị thoát vị.

Có một điều bạn cần phải nhớ đó là quá trình tập luyện có thể sẽ giúp bạn giảm được các triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm. Bệnh nhân sẽ cảm thấy dễ chịu hơn nếu luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng hàng ngày. Các bài tập này có tác dụng rất tốt ngăn ngừa không cho phát triển các chấn thương có thể tương tự xảy ra ở các vị trí khác.

Thực sự là có khá nhiều điều cần quan tâm khi nhìn vào các dấu hiệu của bệnh thoát vị đĩa đệm. Mặc dù bạn không thể biết được tất cả các triệu chứng nhưng bạn có thể chắc chắn nhận ra một vài triệu chứng để có thể hiểu hơn về đĩa đệm của mình. Chính các kiến thức mà bạn biết về bệnh cũng chính là phương thuốc giúp giảm đau cũng như điều trị tốt nhất cho bệnh.

Tổng hợp phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhất trong y học cổ truyền

Phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhất bằng tiểu châm đao

Phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng tiểu châm đao là gì?

Tiểu châm đao là phương pháp hỗ trợ chữa bệnh thoát vị đĩa đệm sử dụng trong y học cổ truyền. Khi liệu pháp này được sử dụng kết hợp cùng với y học hiện đại sẽ là một biện pháp chữa bệnh an toàn và tốt nhất. Phác đồ chữa trị của phương pháp này tập trung bóc tách mô, tổ chức phần mềm khi bị dính nhằm giải phóng dây chằng và dây thần kinh do bệnh gây nên. Sau khoảng thời gian thực hiện điều trị bằng phương pháp này sẽ cắt giảm các triệu chứng đau nhức và khó chịu hiệu quả.

Ưu điểm của phương pháp chữa trị thoát vị đĩa đệm bằng tiểu châm đao

Phương pháp chữa bệnh thoát vị đĩa đệm bằng tiểu châm đao có những ưu điểm riêng. Đây được xem là thủ thuật điều trị đơn giản, không cần sử dụng loại thuốc gây mê giống như trong phẫu thuật. Người bệnh sẽ tiết kiệm được các chi phí tài chính do không phải nằm nội trú và thời gian điều trị trong khoảng từ 15- 20 phút/lần. Trong quá trình người bệnh thực hiện điều trị bằng phương pháp này luôn có tinh thần thoải mái. Đặc biệt, sau khi thực hiện liệu pháp tiểu châm đao người bệnh có thể sinh hoạt và vận động bình thường. Theo nghiên cứu, châm cứu thúc đẩy quá trình sản sinh hóc- môn endorphin để giảm đau tại các khớp và các triệu chứng sưng, viêm.

Châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm thực hiện bằng cách nào?

Đối với mức độ bệnh ở giai đoạn ban đầu với những triệu chứng nhẹ thì bác sĩ sẽ sử dụng kỹ thuật châm cứu thông thường. Trong khi đó, khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng trong điều trị đĩa đệm thoát vị bằng châm cứu còn phải có sự kết hợp vứi các loại thảo dược 100% hoàn toàn từ thiên nhiên. Ngoài ra, người bệnh cũng cần thực hiện kỹ thuật bổ trợ thông qua những bài vận động, thể dục thể thao và vật lý trị liệu để các khớp được phục hồi chức năng tốt hơn.

*

Phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhất bằng bấm huyệt

Ngoài liệu pháp tiểu châm đao thì một phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả khác trong y học cổ truyền cũng được sử dụng đó là: kỹ thuật bấm huyệt. Đây là biện pháp điều trị nội khoa.

Công dụng của bấm huyệt trong điều trị thoát vị đĩa đệm

Phương pháp bấm huyệt được sử dụng trong chữa trị thoát vị đĩa đệm với công dụng chính là: giải phóng tắc nghẽn, giúp khí huyết được lưu thông tốt hơn đồng thời tạo điều kiện tốt nhất để cơ quan của cơ thể được hấp thụ các dưỡng chất cần thiết. Ngoài ra, bấm huyệt cũng là liệu pháp hỗ trợ hiệu quả trong việc nâng cao hệ miễn dịch và sức đề kháng từ đó chữa bệnh thoát vị đĩa đệm tốt hơn. Đặc biệt, bấm huyệt còn có tác dụng quan trọng giúp cho các huyệt vị được giải phóng và không bị tắc nghẽn, người bệnh cũng tránh được các biến chứng nguy hiểm (trong đó chủ yếu là bị bại liệt) để khả năng vận động phục hồi bình thường.

Phương pháp bấm huyệt trong điều trị thoát vị đĩa đệm

Do vị trí gây tổn thương khác nhau ở cột sống nên bệnh được chia thành 2 loại, đó là: thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ. Tùy vào từng triệu chứng, diễn biến của mỗi loại bệnh phương pháp bấm huyệt được thực hiện bằng các kỹ thuật và vị trí huyệt đạo khác nhau. Đối với thoát vị đĩa đệm cổ sẽ dùng huyệt đạo: đại trùy, thái dương, bách hội và phong trì. Trong khi bấm huyệt chữa đĩa đệm đốt sống cổ lại tập trung ở những huyệt can du, thận du và huyệt vị kỳ du.

Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm

Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm là cũng là phương pháp chữa thoát vị hiệu quả nhất trong y học cổ truyền hiện nay. Các bài thuốc với thành phần chính là những loại thảo dược hoàn toàn tự nhiên. Do vậy, mức độ an toàn cao bởi hạn chế được những rủi ro và phản ứng phụ của bệnh. Các bài thuốc Đông y chữa đĩa đệm thoát vị có thể được sử dụng bằng cách uống, bôi và đắp. Một số loại cây được sử dụng nhiều trong điều trị bệnh đĩa đệm thoát vị như: cây ngải cứu, cây đười ươi, cỏ xước, cây xấu hổ, chìa vôi hay lá lốt…. Những cây thuốc này đều có công dụng điều trị các triệu chứng do bệnh gây ra hiệu quả.

Hiện nay phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhất bằng y học cổ truyền cũng được nhiều người bệnh lựa chọn. Bởi nó có những ưu điểm riêng, đặc biệt mức độ an toàn thường cao hơn so với Tây y. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần lưu ý những liệu pháp điều trị của Đông y cần được thực hiện dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa cũng như kiên trì và lạc quan thực hiện mới có thể đem tới chuyển biến tích cực.

Xem thêm: farewell party là gì

Nhìn chung, thoát vị đĩa đệm trong tiếng Anh cũng giống như ở Việt Nam, chỉ khác nhau ở tên gọi. Còn về triệu chứng, nguyên nhân dẫn tới bệnh và các phương pháp đều giống với thuật ngữ của Việt Nam.

Chuyên mục: Hỏi Đáp