Thoái vốn và những khái niệm liên quan đến thoái vốn hẳn không còn xa lạ gì với các doanh nhân và các nhà đầu tư. Tuy nhiên, đối với những người mới bắt đầu tập kinh doanh, những công ty khởi nghiệp thì các khái niệm này còn khá mới lạ và cần được tìm hiểu kỹ càng trước khi bắt đầu công việc kinh doanh. 

Vì vậy, hôm nay chúng ta hãy cùng VNCB tìm hiểu định nghĩa thoái vốn và các hình thức, lý do và mục tiêu của thoái vốn nhé!

*

Thoái vốn là gì? 

Thoái vốn trong tiếng Anh được gọi là Divestment. Đây là thuật ngữ để chỉ quá trình cắt giảm đi một số tài sản với mục đích nhất định. Thoái vốn cũng được dùng để nói việc bán đi tài sản của công ty con, rút các khoản đầu tư hoặc các chi nhánh nhằm tăng giá trị của công ty mẹ một cách tối đa.

Bạn đang xem: Thoái vốn là gì

Hiểu nôm na, thoái vốn chính là là khái niệm ngược lại hoàn toàn với đầu tư. Thoái vốn thường xảy ra trong chiếc lược cơ cấu lại công ty.

*

Trường hợp cần thoái vốn?

Thoái vốn có thể xuất phát từ những trường hợp sau:

Khi tài sản hoặc bộ phận của công ty con hoạt động không đạt kết quả như kỳ vọngKhi giá trị đầu tư giảmKhi công ty rút khỏi ngành nghề cụ thể hoặc không còn hoạt động trên khu vực địa lý nhất định. Thông thường trong trường hợp này các công ty chọn triển khai chiến lược tái cơ cấu với mục đích tài chính, chính trị hoặc xã hội.

*

Nói một cách đơn giản hơn, khi một công ty đang thực hiện việc bán tài sản của mình nhằm mục đích cải thiện giá trị công ty, thì công ty đó đang thoái vốn. Tài sản thoái vốn có thể là các công ty con, bất động sản, máy móc trang thiết bị, bộ phận kinh doanh và các tài sản khác.

Xem thêm: Asm Là Gì – Làm Sales Mấy Năm Thì Lên được Asm

Ví dụ: Công ty X là công ty mẹ với các công ty con là công ty thiết bị điện tử, công ty bất động sản và công ty thực phẩm. Vì lý do muốn tập trung nguồn lực vào lĩnh vực thiết bị điện tử mà công ty X muốn rút khỏi ngành thực phẩm. Và họ thực hiện việc thoái vốn bằng cách bán công ty thực phẩm cho một công ty khác là công ty Y.

Các hình thức thoái vốn phổ biến

Hiện nay tồn tại nhiều hình thức thoái vốn nhưng phổ biến nhất là 3 hình thức sau:

Bán cổ phần khơi mào

*

Bán cổ phần khơi mào là thực hiện các giao dịch cổ phiếu bằng tiền mặt được miễn thuế. Công ty mẹ bán một phần nhỏ lần đầu (dưới 20%) cổ phần sở hữu trong công ty con trên thị trường chứng khoán. Bán cổ phần khơi mào cũng cho phép các công ty mẹ tạo doanh thu giao dịch, huy động được số vốn cần thiết cũng như giữ lại quyền kiểm soát. Thường thì sau khi bán một phần nhỏ cổ phần vào lần đầu tiên, số cổ phần còn lại của công ty con cũng sẽ được bán tại một thời điểm khác ngay sau đó.

Xem thêm: đạo Hàm Là Gì

Spin-off

*

Spin-off là hoạt động công ty mẹ thành lập một công ty mới và chuyển hoàn toàn các hoạt động của công ty con sang và từ đó công ty con trở thành một công ty độc lập. Công ty mới độc lập này được kỳ vọng sẽ hoạt động tốt hơn. Cổ phiếu của công ty con lúc này được giao dịch độc lập trên sàn chứng khoán. Đây là cách thoái vốn của các công ty có các hoạt động kinh doanh riêng biệt

Bán trực tiếp tài sản 

*

Bán trực tiếp tài sản được xem là một trong những hình thức thoái vốn phổ biến nhất. Trong đó công ty mẹ bán các tài sản cụ thể như bất động sản, trang thiết bị hoặc bán toàn bộ công ty con cho một công ty khác. Việc bán tài sản trực tiếp công ty mẹ thường thu lại tiền mặt, và vẫn bị mất thuế nếu giao dịch mua bán này có sinh lãi.

Lý do dẫn đến thoái vốn

Trên thực tế, có rất nhiều lý do dẫn dẫn đến quyết định thoái vốn. Trong đó có thể kể đến những lý do sau:

Thoái vốn nằm trong chiến lược tái cơ cấu của công ty nhằm tập trung nguồn lực, hoạt động kinh doanh cho ngành nghề/dòng sản phẩm nhất địnhThoái vốn nhằm tạo ra một nguồn vốn khác cho công ty để đổi lấy tiền mặt.Tăng cường sự ổn định trong các hoạt động kinh doanh của công tyThoái vốn nhằm loại bỏ một bộ phận kinh doanh không hiệu quả, thu hồi và tập trung vốn để đầu tư vào các bộ phận kinh doanh khácCơ quan quản lý yêu cầu thoái vốn với những lý do cụ thể, như là nhằm tạo ra sự cạnh tranh.Áp lực từ phía các cổ đông vì các lý do xã hội

*

Mục tiêu thoái vốn

Mục tiêu thoái vốn của các công ty thường bao gồm mục tiêu tài chính hoặc mục tiêu xã hội. Trong đó, mục tiêu tài chính thường là để cải thiện giá trị của công ty mẹ nhằm tập trung vào các hoạt động kinh doanh cốt lõi, đạt được hiệu quả kinh doanh cao hơn. Do đó, doanh thu có được từ việc thoái vốn đa phần các công ty dùng để trả nợ, góp vào vốn lưu động, trả cổ tức cho các cổ đông…

Bài viết trên Công Danh đã cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản nhất về thoái vốn gồm: Thoái vốn là gì? Các hình thức, lý do và mục tiêu thoái vốn? Hy vọng những thông tin chia sẻ trên sẽ hữu ích cho các bạn. Chúc các bạn luôn có cơ hội bổ sung được nhiều kiến thức trong kinh doanh và đầu tư để giúp ích cho công việc thực tế nhé!

Chuyên mục: Hỏi Đáp