Tứ thơ là một kháiniệm rất quen thuộc trong thi ca, nhưng là một khái niệmkhá trìu tượng, mơ hồ, vẫn làm khó cho những người làm thơ muốn tìm hiểu về nó,mặc dù đã có nhiều người bàn về vấn đề này.

Bạn đang xem: Thơ là gì


Tứ thơ(thi tứ), một khái niệm hết sức hàm súc, phong phú mànền văn hóa Á Đông lâu đời của chúng ta đã đúc kết được.Ý và tứ trong thơ hòa quyện với nhau, không thể tách ý thơ ra khỏi lời thơ. Ýlà nội dung, ý nghĩa bài thơ. Tứ là linh hồn bài thơ, cái làm toát lên vẻ đẹp,sắc thái của bài thơ. Ý trong thơ không rõ ràng như trong văn xuôi, nó mơ hồ,huyền ảo, lung linh, không dễ nắm bắt, thông qua tứ thơ để hiểu ý trong bài thơ.
Khái niệm tứ thơ đượcbàn tới cách đây hơn 1500 năm. TrongVăn tâm điêu long, ởthiênThần tứ, Lưu Hiệp (đời nhà Lương) đã bàn rất sâu và rất kỹ vềtứ. Theo ông, tứ thơ là một cái gì đó rất phi thường: “Cái tứ của văn chương,cái thần của nó xa lắm. Cho nên khi ta lặng lẽ ngừng suy nghĩ lại một chỗ thìcái tứ tiếp với ngàn năm. Ta trầm lặng thay đổi sắc mặt một chút thì cái nhìn củata đã thông suốt đến vạn dặm”.
Nhiều nhà thơ đã nói về tứ thơ:- Tứ thơ là xương sống của bài thơ.- Tứ thơ là trụ cột của ngôi nhà thơ.- Tứ thơ là nhân ở trung tâm bài thơ, chi phối ra toàn bài thơ.- Tứ thơ là cách liên kết, cấu trúc của các ý thơ nhằm tập trung thể hiện cóhiệu quả nhất chủ đề trữ tình.Những khái niệm này cũng đã tiếp cận phần nào về tứ thơ, nhưng dường như điềubí mật của tứ thơ vẫn chưa được hé mở. Về tầm quan trọng của tứ thơ, Xuân Diệu đã viết: “Ngôn từ, lời chữ, vần rất làquan trọng, bởi thơ là nghệ thuật của ngôn ngữ. Tuy nhiên, đó là cái quan trọngthứ hai. Mà cái quan trọng thứ nhất làm rường cột cho tất cả là cái tứ thơ, nóchủ đạo cả bài. Làm thơ khó nhất là tìm tứ”.
Các nhà nghiên cứu đều cho rằng những bài thơ hay thường có tứ thơđộc đáo. Thơ là nghệ thuật của ngôn ngữ, nhưng đó mới chỉ là điều quan trọngthứ hai, làm thơ khó nhất là tìm tứ. Thơ là cách tổ chức ngôn ngữ cực kì độcđáo, bắt người tiếp nhận phải nhớ, ngạc nhiên, cảm xúc về cách tổ chức ngôn ngữđó.
Thơ sáng tạo theo quy luật của cái đẹp, cái độc đáo, kì lạ, thú vị,nó thể hiện tài năng của tác giả. Chủ đề của bài thơ là nói về cái gì, tứ thơlà nói bằng cách nào cho độc đáo, kết thúc bài thơ hay thường bất ngờ, nâng tầmbài thơ lên một đỉnh cao mới. Tứ là cái cách để thể hiện ra cái ý định nói,muốn nói. Như vậy có nhiều cách để thể hiện ra một ý nào đó, một điều suy nghĩnào đó, định mô tả. Nhưng cái cách thể hiện ra đó phải độc đáo, khác thường thìmới được gọi là tứ.
Cùng là một ý, nhưngthơ của mỗi người mỗi khác vì cách diễn đạt ý không ai giống ai. Đó là vì tứ mỗingười một khác.

Xem thêm: Tender Offer Là Gì – Nghĩa Của Từ Tender Offer

Trong một trường thingày xưa tất cả các thí sinh có chung một đề thi là làm một bài thơ theo một chủđề, kết quả là có bao nhiêu thí sinh tham gia thì có bấy nhiêu bài thơ mà khôngbài nào giống bài nào vì cách diễn đạt ý đã cho không ai giống ai. Người diễn đạthay nhất thì đỗ trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa, cách diễn đạt đó chính là tứthơ. Cho nên thơ phải có tứ, thơ nào tứ ấy, chỉ có tứ thơ hay, hoặc tứ thơkhông hay chứ không có bài thơ mà không có tứ.
Tứ thơ thể hiện tài năng sáng tạo của nhà thơ, tứ thơ càng kín đáocàng hay. Lê Quý Đôn có lời khuyên về thi pháp thơ “Mạch kị thẳng, ý kị lộ”. Tứthơ thường có mục đích quy tụ đến một tư tưởng nào đó cao hơn. Tư tưởng này lạido chính người đọc tiếp nhận, phát hiện ra, thông qua tứ thơ, chứ không phải dotác giả áp đặt. Khi đi sâu vào phân tích tứ thơ của một bài thơ, có khi lại làmhỏng mục đích của người muốn phân tích, vì vậy người ta chỉ nói đến tứ thơchung chung, để người đọc tự hiểu về cái tứ thơ vô hình đó.
Có người nói: “Tứ thơ là một khám phá”. Rất cô đọng và chính xác.Đây mới thực sự đi vào đặc trưng của lao động sáng tạo trong thế giới tinh thầnnhiều ảo diệu mơ hồ là thơ.
Tứ thơ mang nội hàm khám phá chủ yếu ở ba yếu tố chính: khácthường, đột biến, bất ngờ.Một bài thơ gọi là có tứ, phải ít nhất có một trong ba yếu tố ấy, hay nói cáchkhác, không có khám phá thì không thành tứ và không thành thơ, chỉ là văn vầngiống như thơ mà thôi.
Trần Huyền Trân cóbài thơ lục bát tuyệt hay “Ngõ trúc” sau này đổi lại là “Thu”:
Mưa rơi phủ trắng lárau tần là mưa bay mù trời, như sương khói bốc lên từ thuyền tình ai đó đang xadần bến mưa, bến chia ly “thuyền ai bốckhói xa dần bến mưa”. Người đi, “khéplại song thưa”, “để rêu ngõ trúc tương tư lá vàng”, cái ngõ trúc ngày xưa vớimối tình của đôi trai gái đẹp như mơ, vậy mà bây giờ chỉ còn lại những chiếc lávàng “tương tư” héo úa, và nỗi niềm khổ đau. Bài thơ nói về nỗibuồn chia ly.
Bài thơ nói về nỗivui của người xa quê khi trở về gặp lại những kỷ niêm xưa, với nỗi niềm nhớthương vô bờ bến.

Xem thêm: Định nghĩa trường công lập là gì ? điểm khác giữa trường công lập


Cái tứ thơ kỳ diệu,huyền hoặc đã làm cho bài thơ không bao giờ cũ, chính tứ thơ đã làm cho bài thơtrở nên bất tử.
Người đăng:lethanhlong.nghsi.vnvào lúc20:57

*

▼  2020(22) ▼  tháng ba(3) ►  2019(3) ►  2018(16) ►  2017(13) ►  2016(17) ►  2014(4) ►  2013(14) ►  2012(13)

Chuyên mục: Hỏi Đáp