Định nghĩa thiết bị là gì? Máy móc là gì? Sử dụng, bảo trì và vệ sinh máy móc thiết bị như thế nào để chúng luôn làm việc tốt, bền bỉ cùng thời gian? Đây là những vấn đề được rất nhiều người dùng quan tâm hiện nay.

Bạn đang xem: Thiết bị là gì

Để tìm đáp án cho những câu hỏi liên quan tới việc sử dụng, bảo trì và sửa chữa máy móc, quý khách có thể tham khảo thông tin được chúng tôi chia sẻ ngay sau đây.

Định nghĩa thiết bị là gì?

Thiết bị là gì?

Máy móc là những vật được chế tạo gồm nhiều bộ phận, có cấu tạo phức tạp, dùng để thực hiện chính xác các công việc chuyên môn nào đó. Còn thiết bị là bộ phận phụ trợ, được sử dụng để trợ giúp cho hoạt động của máy móc. Hiện nay, theo xu thế phát triển, thiết bị ngày càng nhỏ gọn, đa năng và có thể liên kết với các thiết bị khác. Trong thực tế, tùy theo cách lắp đặt, liên kết và sử dụng, máy móc và thiết bị có thể dùng như một khái niệm chung.

*

Máy móc, thiết bị được sử dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội

Định nghĩa thiết bị là gì trong định giá? Trong định giá, máy móc, thiết bị là những tài sản không có định, là máy riêng biệt hoặc cả cụm, dây chuyền máy và thiết bị đồng bộ. Đề cập tới máy móc, thiết bị là đề cập tới các yếu tố cơ, điện, điện tử,… được hợp lại với nhau để biến đổi năng lượng, nguyên vật liệu,… thành các sản phẩm cụ thể, phục vụ cho đời sống xã hội hoặc thực hiện một hay nhiều công năng khác nhau nào đó.

Phân loại máy móc, thiết bị theo công năng sử dụng

Gồm có:

– Máy, thiết bị động lực: máy phát động lực, máy phát điện, máy biến áp,…

– Máy, thiết bị công tác: máy móc dùng trong ngành khai khoáng; máy kéo, máy dùng trong nông, lâm nghiệp; máy bơm nước và xăng dầu; thiết bị chuyên dùng sản xuất hóa chất, vật liệu xây dựng, đồ sành sứ, thủy tinh; thiết bị luyện kim; thiết bị chuyên dùng sản xuất linh kiện điện tử, quang học, cơ khí; thiết bị sản xuất da, in ấn văn phòng phẩm; thiết bị chế biến lương thực, thực phẩm; máy móc điện ảnh, y tế; thiết bị viễn thông, điện tử, tin học và truyền hình; thiết bị lọc hóa dầu, thiết bị xây dựng, cần cẩu,….

*

Thiết bị công tác trong các nhà máy, xí nghiệp

– Thiết bị đo lường, thí nghiệm: máy móc đo lường, thử nghiệm các đại lượng cơ học, âm học và nhiệt học; thiết bị điện và điện tử; thiết bị quang học và quang phổ; thiết bị và dụng cụ đo phóng xạ; thiết bị đo và phân tích lý hóa; thiết bị chuyên dùng trong công nghiệp đúc,…

– Thiết bị và phương tiện vận tải: vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường không; phương tiện bốc dỡ, nâng hàng hóa,…

– Dụng cụ quản lý: thiết bị tính toán, đo lường; thiết bị thông tin, điện tử và phần mềm tin học phục vụ quản lý,…

– Bộ thiết bị vệ sinh: Những nhựng dụng sử dụng cho quá trình làm sạch không gian, chi tiết, máy móc…

Quy trình vận hành máy móc thiết bị

Sau khi nắm được định nghĩa thiết bị là gì, người dùng cần phải nắm vững quy trình vận hành máy móc, trang thiết bị. Theo đó, một số lưu ý mà người dùng cần quan tâm là:

– Thực hiện đầy đủ các yêu cầu về an toàn và vệ sinh lao động theo quy định hiện hành, từ khâu thiết kế, chế tạo, lắp đặt tới sử dụng và quản lý máy móc, thiết bị đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn cụ thể.

*

Đảm bảo an toàn trước khi vận hành máy móc, trang thiết bị

– Xác định các nguy cơ gây tai nạn lao động trong quá trình sử dụng máy móc, thiết bị để thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn thích hợp.

– Ngoài người phụ trách vận hành máy móc thì không ai được điều khiển, khởi động máy.

– Trước khi vận hành máy cần kiểm tra thiết bị an toàn và vị trí đứng.

– Bật nguồn, vận hành máy theo đúng yêu cầu kỹ thuật và quy định an toàn, thực hiện đúng theo thông số kỹ thuật vận hành máy.

– Tắt công tắc nguồn khi bị mất điện.

– Khi muốn điều chỉnh máy, tùy từng loại máy mà người dùng có thể thực hiện tắt động cơ, chờ cho tới khi máy dừng hẳn hoặc điều khiển trực tiếp theo đúng lưu ý an toàn.

– Người điều khiển máy không được phép rời khỏi cương vị khi thiết bị đang vận hành.

– Trong quá trình theo dõi thông số vận hành, nếu thấy máy có hiện tượng bất thường như máy không làm việc, có mùi khét, cháy, động cơ có tiếng kêu lạ,… người dùng cần phải xử lý ngay theo hướng dẫn công việc hoặc thông báo ngay cho trưởng ca để có biện pháp ứng phó kịp thời.

– Tuyệt đối không bước ngang qua động cơ và các thiết bị truyền động khi đang vận hành.

– Không dùng vòi nước xịt rửa các vật mang điện như motor, tủ điện, nút bấm, hệ thống điều khiển tự động,…

*

Báo cáo ngay để kịp thời xử lý các sự cố rò rỉ điện

– Cần báo cáo ngay để xử lý kịp thời sự cố rò rỉ điện (cảm giác bị điện giật khi chạm vào các thiết bị có vỏ kim loại).

– Vệ sinh máy móc, thiết bị trước khi giao ca.

Quy trình bảo trì bảo dưỡng máy móc thiết bị

Nguyên nhân hàng đầu khiến máy móc sản xuất hư hỏng là do không được bảo trì, bảo dưỡng định kỳ nên tuổi thọ và hiệu suất hoạt động của thiết bị suy giảm nhiều, nhanh. Chính vì vậy, bên cạnh định nghĩa thiết bị là gì, người dùng cũng rất quan tâm tới quy trình bảo trì máy móc, thiết bị. Việc bảo trì thiết bị cũng được nhiều đơn vị coi là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu để tránh những tổn thất lớn về kinh tế, giảm lãng phí thời gian và chi phí sửa chữa. Và thông tin đầy đủ ngay sau đây chắc chắn sẽ hữu ích với quý khách trong việc bảo trì, bảo dưỡng thiết bị sản xuất:

Xây dựng mục tiêu

Mục tiêu của công tác bảo trì, bảo dưỡng máy móc, trang thiết bị là nhằm duy trì tình trạng hoạt động tốt nhất của thiết bị với chi phí thấp nhất. Các nhiệm vụ chính của công tác bảo trì gồm: nâng cao độ tin cậy, tối ưu hóa chi phí, an toàn, bảo vệ môi trường và thực hiện các trách nhiệm xã hội.

Xem thêm: Điện Giải Là Gì – Vai Trò Và Cách Bổ Sung Chất Điện Giải

*

Lựa chọn giải pháp bảo trì thiết bị điện trong nhà máy

Để đạt được mục tiêu này thì các nhà máy cần phải chọn giải pháp bảo trì máy móc đúng, phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, khi bắt đầu xây dựng phương án bảo trì máy móc, chủ doanh nghiệp cần xây dựng theo mục tiêu sản xuất của công ty để đưa ra mục tiêu bảo dưỡng thiết bị phù hợp.

Chọn hình thức bảo dưỡng phù hợp với từng loại thiết bị

– Thiết bị sống còn: là thiết bị không thể thiếu đối với hoạt động của xưởng sản xuất, trực tiếp quyết định tới việc sản xuất, độ an toàn và chất lượng sản phẩm. Đối với các thiết bị này, việc bảo dưỡng thực hiện theo tình trạng máy móc (theo dõi sự rung động, nhiệt độ, tiếng ồn, chất lượng sản phẩm) và bảo dưỡng định kỳ (thêm dầu, thay thế các chi tiết định kỳ).

– Thiết bị quan trọng: là các thiết bị có ảnh hưởng tới dây chuyền sản xuất nhưng có dự phòng hoặc thiết bị có vốn đầu tư cao. Các thiết bị này được bảo dưỡng theo tình trạng, nếu có dấu hiệu hư hỏng thì lên kế hoạch sửa chữa. Đối với các dạng hư hỏng không thể theo dõi, giám sát thì nên kiểm tra khi có điều kiện ngừng máy (còn gọi là bảo dưỡng cơ hội).

– Thiết bị phụ trợ: là thiết bị không quá quan trọng đối với hoạt động sản xuất nên có thể chọn hình thức sửa chữa phục hồi hoặc chỉ sửa chữa khi gặp sự cố hỏng hóc. Với những thiết bị có chi phí sửa chữa cao thì người dùng nên đưa vào danh mục bảo dưỡng định kỳ.

*

Bảo dưỡng định kỳ các thiết bị phụ trợ đắt tiền

Ngoài ra, còn có hình thức sửa chữa lớn toàn nhà máy, tức kiểm định, bảo dưỡng, sửa chữa các lỗi hư hỏng tồn đọng. Theo quy định của pháp luật, hình thức này áp dụng cho những thiết bị chỉ sửa chữa khi cần ngừng hoạt động của nhà máy nhiều ngày, thiết bị có rủi ro cao đối với hoạt động của nhà máy.

Cơ cấu tổ chức cho hoạt động bảo dưỡng

Cơ cấu tổ chức cho hoạt động bảo dưỡng cần phải có:

– Bộ phận lập kế hoạch (thuộc phòng kỹ thuật): gồm các kỹ sư có kinh nghiệm lập kế hoạch vật tư, kế hoạch bảo dưỡng định kỳ, kiểm định thiết bị và kế hoạch sửa chữa toàn nhà máy.

– Bộ phận thực thi: gồm các kỹ sư, công nhân trực tiếp sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị điện, cơ khí, tự động hóa,…

– Xây dựng quy trình bảo dưỡng, sửa chữa: các bước triển khai công việc, người thực hiện, người giám sát, thống kê,…

Lập kế hoạch bảo dưỡng định kỳ

Lập kế hoạch cho các thiết bị sống còn và quan trọng với các loại hình bảo dưỡng như đại tu, trung tu, tiểu tu. Việc lựa chọn loại hình bảo dưỡng nào phụ thuộc vào số giờ chạy máy, thời gian sửa chữa trước đó, tình hình thực tế về hoạt động của máy, khuyến cáo của nhà sản xuất,… Trong quá trình bảo dưỡng, tùy thuộc từng loại máy móc sẽ cần sử dụng máy bơm mỡ bò để bôi trơn các chi tiết máy, đảm bảo hoạt động ổn định, hiệu quả và bền bỉ cùng thời gian.

*

Bơm mỡ bôi trơn cho các loại máy móc để chúng làm việc ổn định

Ngoài ra, người thực hiện lập kế hoạch cần chú ý tới vấn đề nhân lực bảo dưỡng vì yếu tố này có quyết định trực tiếp tới chất lượng công tác bảo dưỡng của nhà máy. Dù đã nắm được định nghĩa thiết bị là gì, biết cách vận hành và có kế hoạch bảo dưỡng hoàn hảo nhưng nếu tay nghề thợ sửa chữa và kỹ sư giám sát kém thì cũng sẽ làm phát sinh nhiều lỗi hơn trước, gây tốn kém thời gian, chi phí khắc phục hậu quả.

Quy trình vệ sinh máy móc thiết bị

Nhà xưởng là môi trường làm việc tập trung của công nhân và các loại máy móc, trang thiết bị. Máy móc sạch sẽ sẽ hoạt động ổn định hơn và giúp nâng cao tinh thần làm việc của công nhân viên. Chính vì vậy, bên cạnh định nghĩa thiết bị là gì, cách sử dụng và bảo trì máy móc như thế nào, người dùng còn cần chú ý tới việc vệ sinh máy móc trong nhà xưởng. Cách thực hiện như sau:

– Chuẩn bị: khảo sát hiện trạng nhà xưởng, lên kế hoạch vệ sinh, vận chuyển hóa chất, trang thiết bị và dụng cụ cần thiết.

*

Thực hiện vệ sinh máy móc, trang thiết bị trong nhà xưởng

– Vệ sinh máy móc, thiết bị: là công việc phức tạp, có yêu cầu cao nên đòi hỏi người thực hiện phải đặc biệt cẩn thận, tỉ mỉ. Theo đó, khi thực hiện, đầu tiên bạn dùng chổi quét bụi, khăn và hóa chất để làm sạch máy móc, dây điện,… Sau đó, bạn dùng khăn lau khô từng góc cạnh, khe kẽ máy móc. Khi thực hiện vệ sinh người dùng chú ý làm sạch theo đúng quy trình từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài.

– Vệ sinh mái, trần, tường, sàn,… nhà xưởng để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn trong không gian, tránh bụi bẩn bám lại máy móc.

Lưu ý:

– Thiết bị: cần sử dụng máy móc vệ sinh đảm bảo an toàn cho nhân viên.

– Hóa chất: nên sử dụng hóa chất chuyên dụng làm sạch máy móc – đảm bảo độ an toàn cho máy móc hoạt động ở trạng thái tốt nhất và không gây nguy hiểm cho người sử dụng.

– Nhân viên thực hiện: cần phải có kinh nghiệm, nắm vững quy trình vệ sinh máy móc nhà xưởng. Đồng thời, nhân viên cần phải được trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động theo tiêu chuẩn như: giày dép, găng tay, mũ bảo hộ, dụng cụ làm sạch,…

Quy trình sửa chữa máy móc thiết bị

Cuối cùng, nếu không may máy móc gặp trục trặc thì chúng ta cần phải nắm được cách sửa chữa thiết bị đúng chuẩn bên cạnh việc tìm hiểu định nghĩa thiết bị là gì. Quy trình chuẩn như sau:

Viết phiếu yêu cầu sửa chữa

Nhu cầu sửa chữa máy móc, thiết bị có thể phát sinh trong các trường hợp như: do người sử dụng phát hiện hoặc do người khác phát hiện (báo ngay cho người sử dụng biết). Khi có nhu cầu sửa chữa thiết bị, người đề nghị cần lập phiếu yêu cầu sửa chữa theo đúng quy định.

*

Thực hiện sửa chữa máy móc, thiết bị khi chúng bị hư hỏng, trục trặc

Duyệt cho sửa chữa

Các trưởng, phó bộ phận xem xét thiết bị hư hỏng, mức độ hỏng, lý do hư hỏng, sửa chữa hoặc bổ sung các nội dung trong phiếu yêu cầu sửa chữa, xác nhận và chuyển lại cho người yêu cầu.

Chuyển thông tin cho kỹ thuật

Chuyển phiếu cho phòng kỹ thuật để nhân viên kỹ thuật xem xét tình trạng máy móc, thiết bị gặp sự cố.

Tiến hành sửa chữa

Nếu có thể sửa, nhân viên kỹ thuật sẽ tự sửa thiết bị theo nghiệp vụ của mình rồi bàn giao cho bộ phận sử dụng, ghi phiếu nghiệm thu có chữ ký của các bên. Đối với các loại máy móc, thiết bị còn thời gian bảo hành, kỹ thuật viên sẽ liên lạc với đơn vị cung cấp để tiến hành sửa chữa theo đúng quy định. Sau khi sửa chữa xong, các bên thực hiện nghiệm thu thiết bị theo đúng yêu cầu kỹ thuật.

Xem thêm: Check Là Gì – Nghĩa Của Từ Check Trong Tiếng Việt

Hy vọng thông tin chia sẻ trên đây đã giúp người dùng nắm được định nghĩa thiết bị là gì và các vấn đề liên quan tới việc sử dụng, bảo dưỡng, vệ sinh và sửa chữa máy móc để đảm bảo các thiết bị luôn làm việc tốt, bền bỉ cùng thời gian.

Chuyên mục: Hỏi Đáp