Trong khi đời sống xã hội còn nhiều mảng mầu u trầm thì một lớp người rất trẻ làm việc thiện đang trở thành trào lưu, cổ vũ cho lối sống đẹp, lành mạnh và nhiều ý nghĩa. Những hoạt động của họ đáng được biểu dương để nhân rộng. Bằng sức trẻ và nhiệt huyết trái tim, họ đã góp phần làm xã hội ta trở nên lành mạnh, năng động hơn và con người thì thuần hậu, như bản chất người Việt vốn đã vậy.

NƠI NÀO KHÓ, CÓ THANH NIÊN

Chỉ tính trên trang mạng xã hội vicongdong.net, đã có hơn 500 câu lạc bộ, là thành viên đang hoạt động thiện nguyện. Mục tiêu chung của hầu hết các câu lạc bộ cũng như từng cá nhân thành viên, đúng như tên gọi của nó: Hành động vì cộng đồng. Nơi nào cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn, cần đến sự giúp đỡ là họ tìm đến. Hoạt động chính của hầu hết các câu lạc bộ hiện nay là tổ chức các sự kiện nhằm quyên góp tiền của để chia sẻ cho các địa phương, và cá nhân có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật, tuyên truyền các vấn đề xã hội như bảo vệ môi trường, bảo vệ động vật hoang dã, hiến máu nhân đạo…

Bạn đang xem: Thiện nguyện là gì

Sáu giờ sáng một ngày chủ nhật cuối tháng năm, một ô-tô 29 chỗ cùng một đoàn vài chục chiếc xe máy đã tụ tập ở Sân vận động Trường đại học Quốc gia Hà Nội. Hơn 60 thành viên của Câu lạc bộ Kết nối Tuổi trẻ gọn gàng, năng động trong chiếc áo đồng phục của câu lạc bộ, đã sẵn sàng cho chuyến đi. Điểm đến của họ là Trung tâm giáo dục số 2, Yên Bài, Ba Vì, Hà Nội. Công việc ngày hôm đó của họ là tặng quà cho trẻ, tổ chức các trò chơi cho trẻ, thi vẽ tranh, tô tượng. Các tình nguyện viên sẽ tự tổ chức nấu cơm trưa, rồi cùng ăn cùng trẻ. Buổi chiều, các tình nguyện viên sẽ chia thành từng nhóm nhỏ dọn dẹp vệ sinh, nơi ở cho trẻ cũng như môi trường sống chung quanh.

Được thành lập từ tháng 10 năm 2010, Câu lạc bộ Kết nối Tuổi trẻ hiện có hơn 50 thành viên trong độ tuổi từ 16 đến 22. Họ đã tổ chức được khá nhiều hoạt động nhằm hỗ trợ vật chất cho các đối tượng kém may mắn trên địa bàn Hà Nội và một số tỉnh phía bắc. Nguyễn Tuấn Hùng, Chủ tịch câu lạc bộ, vừa tốt nghiệp Trường đại học Xây dựng Hà Nội năm 2010. Hùng tham gia hoạt động tình nguyện ở trường từ năm đầu tiên vào đại học. Một năm rưỡi dạy cho trẻ em ở làng chài Long Biên, Hùng gắn bó luôn với các hoạt động thiện nguyện từ đó.

Câu lạc bộ tình nguyện viên mở rộng (OVC) với đối tượng thành viên là sinh viên các trường đại học, cao đẳng trong cả nước, đến nay lượng người tham gia hoạt động lên đến hàng trăm người. Lê Văn Minh, thành viên tích cực của câu lạc bộ này cho rằng, tham gia các hoạt động hướng về cộng đồng, đối với họ không chỉ là cho mà còn là nhận. Bạn trẻ sẽ có cơ hội lăn lộn với cuộc sống, rèn luyện kỹ năng ứng xử cũng như làm việc theo nhóm, cùng nhau chia sẻ, chung sức để vượt qua khó khăn.

ĐA DẠNG CÁC HÌNH THỨC THIỆN NGUYỆN

Qua hoạt động thực tiễn, các tình nguyện viên thường rất chủ động trong công việc của mình. Từ coi mình là mắt xích trong guồng máy chung đó, các bạn tổ chức quyên góp quần áo, sách vở, bút mực, dụng cụ học tập; đi kêu gọi các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm cùng với họ chung tay mua thêm những phần quà, sữa, gạo cơm… để mang đến cho những vùng quê nghèo, chịu nhiều thiệt thòi. Họ kêu gọi những y bác sĩ có chuyên môn cùng đi với họ về miền quê khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho dân nghèo; họ dạy học, múa hát, vui chơi cùng trẻ; họ tổ chức các đêm ca nhạc, mời những tên tuổi nghệ sĩ đến biểu diễn để gây quỹ làm từ thiện…

Quan điểm của hầu hết các tổ chức khi đứng ra kêu gọi ủng hộ là ai có gì góp nấy. Có tiền góp tiền, có gạo góp gạo, người ủng hộ phương tiện đi lại, hay công vận chuyển… Năm ngoái, trong chuyến đi về một xã nghèo ở Lai Châu, Câu lạc bộ Kết nối Tuổi trẻ đã mời thêm hai bác sĩ đi cùng để khám sức khỏe, cấp thuốc miễn phí cho dân. Hầu hết ở những sự kiện biểu diễn nghệ thuật gây quỹ từ thiện ủng hộ trẻ em có H và hoàn cảnh đặc biệt, các tình nguyện viên đã mời những nghệ sĩ tên tuổi. Thường họ cũng rất sẵn lòng tham gia đóng góp không lợi nhuận. Hiện mùa thi đang đến gần, Minh – Chủ tịch Câu lạc bộ OVC, cho biết, câu lạc bộ của anh vẫn đang thiếu tình nguyện viên ngành sư phạm để kèm cặp, ôn thi cho các em. Các tình nguyện viên trong quá trình kêu gọi tài trợ hay đi quyên góp, luôn có những cam kết chặt chẽ với đối tác, rằng toàn bộ quà, tiền mặt, cũng như tấm lòng của nhà hảo tâm, sẽ được trao trọn vẹn đến tận tay bà con.

Xem thêm: Endpoint Là Gì – What Is An Api Endpoint

ĐI ĐỂ CẢM NHẬN VÀ TRẢI NGHIỆM CUỘC SỐNG

Đi nhiều, chứng kiến nhiều cuộc đời, nhiều số phận, hầu hết những tình nguyện viên đều chia sẻ có sự gắn kết không thể từ bỏ được. Như một chương trình họ đã làm “Hạnh phúc nằm trong sự sẻ chia”, từ các hoạt động vì cộng đồng, các bạn trẻ tìm thấy trong hành động tương thân tương ái của họ, trong sự giúp đỡ người kém may mắn, cuộc sống của họ cũng trở nên ý nghĩa hơn. Phạm Thùy Trang (sinh viên Trường đại học Khoa học xã hội Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội) một bạn nữ của Câu lạc bộ Kết nối Tuổi trẻ, sau chuyến thăm các em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt về, đã có những dòng cảm nhận thế này: Bạn đã bao giờ nghe thấy tiếng thở dài của một bé gái mới được hai tuổi đầu chưa? Khi tôi đến, gợi chuyện thế nào bé cũng không chịu nói, chỉ nhìn. Tôi cứ thắc mắc, sao một đứa bé hai tuổi đầu mà ánh mắt già dặn và buồn bã đến thế. Rồi bất chợt bé ngoảnh mặt đi, thở dài – Tiếng thở dài của bé làm tôi thấy nghẹn đắng ở cổ…

Đặng Anh Vũ, sinh viên năm thứ ba Trường đại học Kinh tế quốc dân có những dòng tự sự: Đến những vùng đất xa lạ, đi lại khó khăn trong điều kiện thời tiết không thuận lợi, có thể làm chúng ta mệt mỏi. Lúc đó, hãy nghĩ rằng, bà con vùng khó đang chờ chúng ta đến, nghĩ đến gương mặt ngời sáng của các em khi được chúng ta cho kẹo bánh, mọi nhọc nhằn sẽ nhanh chóng qua đi.

Trong bức thư ngỏ kêu gọi tham gia Đêm nhạc từ thiện Hạnh phúc nằm trong sự sẻ chia lần 2 mới tổ chức cuối tháng năm vừa qua, Nguyễn Tuấn Hùng đã chia sẻ suy nghĩ của anh: Chúng ta đã được sống trong những giây phút thật sự vui vẻ và hạnh phúc. Nhưng còn biết bao người không còn niềm tin vào cuộc sống, thậm chí, họ cầu mong được lìa xa cõi đời, để không còn phải đối mặt với căn bệnh thế kỷ họ đang mang trong mình…

Trong máy tính của Lê Đức Thắng, sinh viên Học viện kỹ thuật quân sự, thành viên Câu lạc bộ Kết nối Tuổi trẻ, ảnh về các vùng đất anh đã đến trong những chuyến thiện nguyện chiếm dung lượng lớn. Đó là những nếp nhà xiêu vẹo được lợp bằng lá cây, tường bằng phên tre, đắp đất, đó là hình ảnh những đứa trẻ nhếch nhác, lấm lem bùn đất, hình ảnh người dân thiếu áo ấm, co ro chống chọi với cái rét trong những ngày đại hàn, hay những lớp học còn dột nát, hay đơn giản chỉ là mâm cơm ngày thường của đồng bào dân tộc, con đường đất nhỏ lầy lội bùn đất sau cơn mưa… Nhìn mỗi bức ảnh đã thấy trái tim đa cảm của người cầm máy, thấy tình người chan chứa, và cả sự yêu thương san sẻ.

Xem thêm: Lobby Là Gì – Nghĩa Của Từ Lobby

* Mỗi một chuyến đi, những người trẻ lại có thêm cơ hội để mở rộng tầm nhìn, trải nghiệm cuộc sống, ngoài kiến thức trong sách vở. Đi, chia sẻ, để nhìn nhận về cuộc đời bao dung hơn.

Chuyên mục: Hỏi Đáp