Chính trị Quốc hội và Cử tri Hội đồng nhân dân Vấn đề hôm nay Kinh tế – Xã hội Tài chính – Bất động sản Trên đường phát triển Pháp luật và đời sống Khoa học – Môi trường Văn hóa, Văn nghệ Việt Nam và Thế giới
Xem với cỡ chữ

*

Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đồng nghĩa với việc sẽ có những thay đổi. Vì vậy, nếu dự thảo lần này không có lộ trình phù hợp, thực hiện vội vàng, gấp gáp, rất có thể lặp lại tình trạng “phá sản” như những dự án thí điểm trước đây.

Dự án Mô hình trường học mới tại Việt Nam (VNEN) là một trong những dự án như vậy. Được triển khai từ tháng 1.2013 với tổng số vốn 87,6 triệu USD, triển khai rầm rộ trong cả nước. Tuy nhiên, một chương trình tưởng chừng là lý tưởng sau một thời gian thí điểm, nhiều trường đã phải kêu cứu, xin không tiếp tục áp dụng. Tháng 10.2016, Bộ GD – ĐT đã có báo cáo thừa nhận lộ trình và bước đi triển khai VNEN chưa phù hợp, nhưng lại chưa đưa ra được một giải pháp rõ ràng cho hàng nghìn trường thực hiện thí điểm sẽ ra sao. Thậm chí, trong dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đang được xin ý kiến đóng góp, VNEN cũng không được nhắc tới.

Bạn đang xem: Thí điểm là gì

Một chương trình khác mang tầm ảnh hưởng đến hàng triệu học sinh kéo dài từ 2006 – 2014, đó là chương trình phân ban ở cấp THPT. Thí điểm một đằng nhưng triển khai đại trà lại làm một nẻo.

Xem thêm: Hdbank Là Ngân Hàng Gì – Ngân Hàng Có Uy Tín, Tốt Không

Thí điểm chỉ phân 2 ban là ban tự nhiên A và ban xã hội C, đến khi triển khai đại trà lại thiết kế thành 3 ban mới, gồm khoa học tự nhiên, khoa học xã hội – nhân văn và cơ bản. Đặc biệt, tháng 9.2006 triển khai đại trà thì tháng 9.2005 mới đề xuất bổ sung ban cơ bản bên cạnh 2 ban khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn. Ngay trong năm đầu tiên thực hiện đại trà, tại TP Hồ Chí Minh có tới 90% học sinh chọn không phân ban, tức là chọn học ban cơ bản. Nói cách khác, việc thực hiện phân ban ở cấp THPT đã không thành công. Mặc dù trải qua một thời gian dài như vậy, nhưng cũng như VNEN, trong mọi báo cáo của Bộ GD – ĐT không nhắc đến kết quả của mô hình phân ban, có hiệu quả hay không.

Xem thêm: Calo Là Gì – Calo: Không Chỉ Là Con Số!

Năm 2016, Đề án Dạy học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020 (đề án 2020) với tổng kinh phí được phê duyệt là 9.378 tỷ đồng, cũng được Bộ GD – ĐT thừa nhận trước Quốc hội là đã không đạt được mục tiêu. Nguyên nhân là do một số mục tiêu của đề án được đặt ra quá cao so với khả năng thực hiện, chưa phù hợp với xuất phát điểm về năng lực ngoại ngữ của người dạy, người học cũng như thực trạng dạy và học ngoại ngữ của cả nước…

Từ những dự án thí điểm trên, không khó để nhận ra rằng, dù mô hình có tuyệt vời đến mấy mà tính khả thi thấp thì không thể đưa vào áp dụng. Khi thực hiện, đối tượng thực hiện và thụ hưởng không được hỏi ý kiến, nên những dự án nhiều “không”, thiếu thực tế nhưng vẫn thực hiện với quy mô lớn ngay cả những nơi chưa đủ điều kiện. Sau khi thực hiện thí điểm với hàng vạn học sinh rồi âm thầm rút, không đánh giá, cũng không đưa ra hướng khắc phục, nên kế thừa hay vứt bỏ?

Nhiều chuyên gia cho rằng, còn ngẫu hứng làm đại trà thì sẽ còn thất bại. Nhưng cái giá phải trả cho sự thiếu cẩn trọng trong giáo dục không phải chỉ nhìn thấy ngay mà tồn tại sau đó rất lâu, có khi là ảnh hưởng đến cả một thế hệ.

Chuyên mục: Hỏi Đáp