– Thời gian qua trên mạng xã hội xuất hiện ý kiến cho rằng Sơn Dương, có nghĩa là Dê Núi, như vậy huyện Sơn Dương mang tên của loài dê núi. có người để lý giải cái tên này đã dẫn câu thơ của nhà thơ Nông Quốc Chấn viết những năm 60 của thế kỷ trước:
Một gócthị trấn Sơn Dương. Ảnh: DL
“Đến Sơn Dươngchẳng thấy Sơn DươngChỉ thấy đàn trâuđứng chật đường” …
Bạn đang xem: The nghĩa là gì
Họ cho rằng vùng này xưa có nhiều dê núi mà dân hay gọi là con Sơn Dương. Qua hàng ngàn năm, đến những năm 1960 thì Dê núi bị săn bắn hết, chỉ còn trâu, nhiều đến nỗi “đứng chật đường”… Ý kiến này khiến rất nhiều người có quê ở huyện Sơn Dương hoặc đang công tác ở huyện này bức xúc. Vậy tên huyện Sơn Dương có nghĩa là gì?
Trong Dư Địa chí của Nguyễn Trãi viết năm 1434, khi viết về Sơn Dương thuộc trấn Sơn Tây, ông đã dùng hai chữ 山 陽 này. Đến thời vua Lê Thánh Tông, nhà vua cũng dùng hai chữ mà Nguyễn Trãi đã viết. Tìm trong tập bản đồ Hồng Đức do vua Lê Thánh Tông cho lập năm 1490, do Bộ Quốc gia giáo dục Sài Gòn in lại năm 1960, tôi tìm thấy trong trang 25 danh sách toàn bộ 6 phủ, 24 huyện của Thừa tuyên Sơn Tây bằng chữ Hán, trong đó có dòng huyện Sơn Dương 42 xã, chữ Hán trong tập bản đồ này Vua Lê Thánh Tông dùng vẫn là hai chữ山 陽này!
Lục trong cuốn “Địa danh và Tài liệu lưu trữ về làng xã Bắc Kỳ” do nhà xuất bản Văn hóa thông tin phối hợp với Viện Viễn Đông bác cổ và Cục lưu trữ nhà nước xuất bản năm 2000, trong trang 854 – 855 phần Tuyên Quang, tôi tìm được mục “Châu Sơn Dương”. Theo sách, châu này thuộc Tuyên Quang thời Pháp, lúc này châu có 10 tổng 41 xã. Hai chữ “Sơn Dương” được viết bằng chữ Hán rất đẹp cũng là hai chữ 山陽 mà Nguyễn Trãi và vua Lê Thánh Tông đã dùng. Vậy hai chữ Sơn và Dương có nghĩa là gì? Ghép hai từ đó với nhau thì Sơn Dương có nghĩa là gì?
Tra cuốn từ điển Trung – Việt của Văn Tân do Nhà xuất bản Sự thật xuất bản năm 1956 và cuốn Hán – Việt từ điển của Thiều Chửu do nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin xuất bản năm 2009 thì thấy chữ Sơn nằm trong bộ Sơn hay phiên âm La Tinh là San, nó có nghĩa là núi, giữa chỗ đất bằng phẳng có chỗ cao gồ lên hoặc toàn đất hay toàn đá, hoặc lẫn cả đất cả đá nữa, cao ngất gọi là Núi, thuần đất mà thấp gọi là Đồi. Từ trong lòng đất phun lửa ra được gọi hỏa sơn….
Chữ Dương trong ba từ điển này cũng cho ta nhiều điều thú vị, có tới 31 chữ Dương trong bộ Dương, có những chữ giống nhau, nhưng nghĩa khác nhau, còn cơ bản chữ Dương được viết khác nhau, nó có nghĩa khác nhau, nhưng phiên âm La tinh đều là chữ Yáng. Có chữ dương là con dê núi (羊); có chữ dương như chữ dương dùng trong Sơn Dương ở Bản đồ Hồng Đức, trong sách Địa danh và tài liệu, hoặc trên bia đá… thì chữ 陽 cũng rất nhiều nghĩa như: là khí dương, ánh mặt trời, triều dương hay là hướng nam trong câu “Thiên tử đương dương” là vua ngồi xoay về hướng nam…
Chữ dương (陽) mà chúng ta thấy trên sách, hoặc trên bia đá có nghĩa là khí dương, triều dương hoặc ánh mặt trời, chứ không phải chữ dương nghĩa là con dê. Còn ghép chữ Sơn (山) với chữ Dương (羊) này lại với nhau (山 羊) mới có nghĩa là dê núi; còn ghép hai chữ Sơn 山 và chữ Dương 陽này lại với nhau ta có chữ Sơn Dương (山陽), có nghĩa là khí dương và ánh sáng mặt trời chiếu xuống vùng phía nam. Người xưa như Nguyễn Trãi và Lê Thánh Tông đã chọn chữ Sơn Dương này (山陽)là ánh mặt trời chiếu xuống núi non, nơi vua ngồi xoay về hướng nam là sự tỏ rõ cương vực và ý chí bảo vệ đất nước của người Việt. Hai chữ này rất hay và rất đắt chứ không phải Sơn Dương là Dê núi như nhiều người vẫn nhầm bấy nay.
Xem thêm: Slurry Là Gì – Slurry Nghĩa Là Gì Trong Tiếng Việt
Vậy huyện Sơn Dương thuộc tỉnh Tuyên Quang từ bao giờ?
Sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi viết năm 1434 (được Nguyễn Thiên Túng và Nguyễn Thiên Tích hai người cùng thời với Nguyễn Trãi tập chú và cẩn án do Lý Tử tấn thông luận) viết trong mục 19 Đà Dương, Tản Viên ở về Sơn Tây, trong đó viết rất rõ “Sơn Tây tức là bộ Chu Diên, bộ Phúc Lộc ngày xưa… có 6 lộ, phủ; 24 thuộc huyện, 1.386 xã. Phủ Đoan Hùng có 5 huyện, 277 xã. Huyện Đông Lan có 70 xã 3 trang; huyện Tây Lan có 54 xã; huyện Sơn Dương có 42 xã 4 trang...” (trang 559 sách Tổng tập Dư địa chí Việt Nam, tập I – Quốc chí, nhà xuất bản Thanh niên xuất bản năm 2012), có nghĩa là Sơn Dương đã có từ thời thuộc lộ Quốc Oai sau đổi là trấn Sơn Tây, nhưng được viết trong Dư Địa chí của Nguyễn Trãi từ năm 1434 đến năm 1888 đời Đồng Khánh khi Sơn Dương chuyển sang Tuyên Quang thì riêng ở Sơn Tây, huyện Sơn Dương đã có 454 tuổi.
Sách Đại Nam thực lục viết “Đến tháng 4 năm Đồng Khánh thứ 3 (1888) ba huyện là Ngọc Quan, Hùng Quan và Sơn Dương ở tỉnh Sơn Tây đổi lệ thuộc về tỉnh Tuyên Quang” (Đại Nam thực lục tập 9 trang 425 nhà xuất bản Giáo dục xuất bản năm 2007), như vậy đến năm 2020 huyện Sơn Dương thuộc về tỉnh Tuyên Quang được 132 năm, chứ không phải hàng ngàn năm tuổi như nhiều người đang nhầm tưởng.
Xem thêm: Hợp Đồng Li Xăng Là Gì
Để kết thúc bài viết này, tôi xin khẳng định tên huyện Sơn Dương (山陽) không phải là huyện mang tên của loài dê núi, mà nó mang ý nghĩa là: Ánh triều dương hay ánh ban mai chiếu xuống vùng đất cổ này. Tên Sơn Dương đã được người xưa như Nguyễn Trãi, người anh hùng dân tộc, đại thi hào của Việt Nam, hay sau này là vua Lê Thánh Tông chọn dùng trong văn tự của đất nước.
Chuyên mục: Hỏi Đáp