It looks like your browser does not have JavaScript enabled. Please turn on JavaScript and try again.

Bạn đang xem: Thể chế là gì

*

*

1. Thể chế, thành tích và mối quan hệbiện chứngThể chế là một khái niệm phức tạp và được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Theo định nghĩa của nhà kinh tế học người Đức ư Adolph Wagner thì:“Thể chế là các khếước, các hợp đồng và luật lệ thành văn đangcai quản đời sống và con người”.Doughlas C. North, người được giải Nobel về công trình nghiên cứu kinh tế và về thể chế năm 1993 cho rằng: “ Thể chế là những giới hạn đượcvạch ra trong phạm vi khả năng và hiểu biếtcủa con người hình thành nên mối quan hệqua lại của con người”.Theo chúng tôi, thể chế là tập hợp các quy tắc điều chỉnh xã hội và là kết quả của những thoả thuận xã hội. Thể chế, do đó, mang tính bản chất và là một đối tượng có“tính sở hữu”rõ ràng; nó thể hiện một cách sâu sắc khuynh hướng chính trị đã được lựa chọn. Khác với thể chế,“thành tích”chỉ là hiện tượng; nó là một đối tượng ngẫu nhiên, không có tính“sở hữu”rõ ràng và vì thế, rất dễ bị“chiếm dụng”.Một thể chế tốt sẽ tạo ra thành tích và ngược lại. Tuy nhiên, trên thực tế, một số thể chế bất hợp lý vẫn tạo ra thành tích, trường hợp này, thành tích thuộc về xã hội, nhưng nhà cầm quyền có khuynh hướng coi đó là“thành tích”của của mình và lấy đó làm lý do trì hoãn việc xây dựng hoặc cải cách thể chế, làm nênchủ nghĩa thành tích . Chủ nghĩa thành tích bảo trợ sự tồn tại của các lực lượng kìm hãm tiến trình cải cách thể chế. Ngược lại, một thể chế tốt sẽ xúc tiến sự phát triển; khuyến khích sự sáng suốt chính trị với tư cách là nguồn gốc của mọi thành tựu trong quá trình lãnh đạo. Vì vậy, khi xây dựng thể chế cần chống lại khuynh hướng sử dụng thành tích để hợp pháp hoá những mặt lạc hậu về thể chế, ở một mức độ cao hơn nữa là chống lại việc sử dụng các thành tích như là công cụ duy nhất để hợp pháp hoá sự cầm quyền. ở các nhà nước dân chủ, dân chúng không đánh giá cao thành tích chính trị mà là sự sáng suốt chính trị. Thành tích chính trị là những thành công trong quá trình nắm giữ cương vị của nhà chính trị. Sự sáng suốt chính trị là một phẩm chất cần phải có của bất kỳ nhà chính trị nào để có nhiều cơ hội thành công trong điều hành đất nước. Tuy nhiên, thành tích chính trị không phải lúc nào cũng là kết quả của sự sáng suốt chính trị, mà đôi khi còn mang tính chất ngẫu nhiên. Các nhà chính trị phải chọn lọc những yếu tố sáng suốt trong các thành tích chính trị của mình, lý giải chúng bằng sự sáng suốt chính trị để thuyết phục nhân dân và làm nổi bật chúng so với đối thủ. Nền dân chủ luôn khích lệ sự sáng suốt chính trị thay vì mặc nhiên hoặc cưỡng ép công chúng công nhận thành tích. Nếu sự sáng suốt chính trị là căn cứ để nhân dân lựa chọn các nhà chính trị thì xã hội sẽ không ngừng phát triển và ngược lại.

Xem thêm: Sửa Lỗi Fatal Error Trong Autocad 2007, Fix Lỗi Auto Cad

Một số học thuyết chỉ ra rằng nhu cầu được tôn trọng gần như là nhu cầu ở mức cao nhất của con người, do đó, phấn đấu để có thành tích, xét về mặt bản chất là phấn đấu để được người khác tôn trọng. Với ý nghĩa như vậy, liệu tâm lý thành tích có phải là một hiện tượng khách quan và có những ảnh hưởng tích cực hay không?Một cái nhìn về thành tíchĐể trả lời câu hỏi này, cần phải làm rõ ranh giới giữa sựlành mạnh và không lànhmạnh của tâm lý thành tích.Nếu con người không có khát vọng về thành tích thì sẽ không có mục tiêu. Việc con người tạo ra thành tích để minh chứng là mình đi đến mục tiêu và thành tích đó được tạo ra bằng chính những nhận thức hay những khát vọng của mình; đó không phải chủ nghĩa thành tích; đó chính là ranh giới giữa sự lành mạnh và không lành mạnh của tâm lý thành tích. Bên cạnh đó, tính lành mạnh của tâm lý thành tích còn được quy định bởiđộng cơ tạora thành tích.Nếu động cơ không hợp lý thì sẽ tạo ra một sự vô lý và khi hiện thực hoá một sự vô lý thì chúng ta sẽ phải làm thêm một công đoạn nữa là loại bỏ sự vô lý đó ra khỏi cuộc sống. Tâm lý thành tích sẽ trở thành một yếu tố tích cực nếu nó là sản phẩm của các khuynh hướng tiến bộ. Khát vọng của con người cân đối thì sẽ tạo ra sản phẩm có chất lượng thẩm mỹ hay lý tưởng. Nếu tưởng tượng sai thì sẽ tạo ra sản phẩm sai và nếu tạo ra sản phẩm sai bằng mọi giá, đó là sự phá hoại. Vì vậy, vấn đề đặt ra là, chất lượng tưởng tượng hay chất lượng tinh thần của con người khi tạo ra các thành tích. Tuy nhiên, trong sự phát triển của xã hội, các suy tưởng sai lầm của con người luôn song song với quá trình tạo ra cái đúng, thậm chí còn mạnh mẽ hơn. Mặc dù vậy, cuối cùng sức mạnh của cái đúng với số lượng ít vẫn khắc phục được cái sai với số lượng lớn; nói cách khác, lượng của những cái sai lớn hơn nhiều lượng của những cái đúng, nhưng chất của cái đúng có khả năng chế ngự lượng những cái sai nên xã hội phát triển một cách cân bằng.Hậu quả của chủ nghĩa thành tíchNhà chính trị phải chứng minh khả năng dẫn dắt bằng sự sáng suốt chính trị hay tính khoa học trong các công cụ dẫn dắt của mình. Nhà cầm quyền thiếu sự sáng suốt chính trị hoặc thiếu khả năng thuyết phục công chúng bằng sự sáng suốt chính trị, thì ắt phải viện đến thành tích, tạo ra tâm lý săn lùng các thành tích. Vì vậy, chủ nghĩa thành thích bị sử dụng như một trong những công cụ để thay thế tính khoa học của quá trình lãnh đạo xã hội. Điều này rất đáng ngại, bởi nếu nhà cầm quyền sử dụng những thành tích đơn lẻ trong các hiện tượng của đời sống để trì hoãn việc xây dựng và cải cách thể chế, thì xã hội sẽ trở thành đối tượng không thể dự báo và nhà cầm quyền sẽ không còn năng lực dẫn dắt xã hội; kéo theo sự chậm phát triển, sự mất cân đối giữa đời sống tinh thần và đời sống vật chất trong quá trình phát triển. Tình trạng này dẫn đến phải đối diện với sự biến mất của các yếu tố con người hay sự“thoái hoá”của đời sống tinh thần. Đó là hậu quả thứ nhất của chủ nghĩa thành tích. Hậu quả thứ hai của chủ nghĩa thành tích là phát triển bằng mọi giá. Hãy lấy Trung Quốc làm ví dụ. Trong thời gian gần đây, thế giới đã chứng kiến sự phát triển không kiểm soát của Trung Quốc. Theo thống kê, Trung Quốc hiện tiêu thụ đến 7% sản lượng dầu mỏ, 31% sản lượng than và 27% sản lượng thép của toàn thế giới. Năm 2003, Trung Quốc đã thiếu khoảng 10 triệu KW điện và dự đoán, năm 2004, con số đó sẽ là 20 triệu. Những con số này khiến người ta hình dung Trung Quốc tựa như một nồi nấu cao khổng lồ, các chủ đầu tư và nhà sản xuất giống như những người đứng trông nồi cao và biến nó trở thành nơi thiêu đốt phần lớn nguồn năng lượng của nhân loại với tốc độ đáng báo động. Người dân Trung Quốc không hiểu nổi tại sao trước đây các nhà lãnh đạo chủ trương phát triển nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng 12%/năm và đến bây giờ, họ lại làm mọi cách để hạ nhiệt với hy vọng tốc độ tăng trưởng sẽ dừng lại ở con số 8%/năm. Có lẽ, các nhà lãnh đạo của Trung Quốc đã nhận ra rằng bản thân sự phát triển bằng mọi giá đã tiềm ẩn trong nó cả các yếu tố phá hoại. Bằng việc chỉ ra hai hậu quả trực tiếp và nghiêm trọng nhất của chủ nghĩa thành tích, có thể kết luận rằng, chủ nghĩa thành tích chính là một nguồn gốc của rủi ro trong tiến trình phát triển. Vấn đề là thể chế nào có khả năng kiểm soát chủ nghĩa thành tích, nói cách khác là kiểm soát những rủi ro trong tiến trình phát triển. .

Xem thêm: Console Là Gì – Game Những ý Nghĩa Của Game Console

Thể chế dân chủ là phương thức quản lý duy nhất có thể tạo ra sự phát triển theo đúng nghĩa. Sẽ có người đặt câu hỏi, tại sao một số thể chế khác vẫn có khả năng tạo ra sự phát triển? Thiết nghĩ, cần phải có một sự phân biệt rạch ròi giữa hai khái niệm tăng trưởng và phát triển. Tăng trưởng chỉ thuần tuý là sự gia tăng vật chất trong khi phát triển là sự hoàn thiện của cả đời sống vật chất lẫn đời sống tinh thần. Những gì mà các thể chế khác tạo ra chỉ là tăng trưởng chứ không phải phát triển. Chúng ta không có bất kỳ giải pháp nào để kiểm soát rủi ro trong tiến trình phát triển ngoài việc xây dựng thể chế dân chủ.Thể chế dân chủ ư Cơ chế kiểm soát rủiro trong tiến trình phát triểnPhát triển là một hàm số rất phức tạp của rất nhiều yếu tố như các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các yếu tố lao động, cộng đồng dân cư và các yếu tố khác như con người, văn hoá, tự nhiên, lịch sử… Các yếu tố ấy phải được tổ chức, phối hợp với nhau tạo ra thể chế và đến lượt mình, thể chế sẽ tạo ra sự phát triển. Thể chế dân chủ tạo điều kiện bình đẳng cho mỗi cá nhân tham gia vào tiến trình phát triển và biến sự đóng góp của các cá nhân khác nhau trở thành những tham số mang tính chất dự báo. Cũng chính nó sẽ thẩm định một cách khách quan, yếu tố nào hỗ trợ sự phát. Bản chất của thể chế dân chủ là tạo ra tính chừng mực hay tính hợp lý của sự phát triển. Những thành tích giả tạo không phải là thước đo tốt để khảo sát tính hợp lý của sự phát triển và chính nó tạo ra tư tưởng phát triển bằng mọi giá nhằm thoả mãn đòi hỏi chủ quan của nhà chính trị.Thể chế dân chủ ư Không gian củanhững thay đổi hoà bìnhMột trong những ưu điểm của thể chế dân chủ là nó tạo điều kiện để nhân dân điều chỉnh khuynh hướng chính trị hay chất lượng chính trị thông qua việc lựa chọn chính quyền. Đến lượt mình, chính quyền sẽthực hiện các chính sách để điều chỉnh xã hội theo khuynh hướng mà nhân dân đã lựa chọn. Do đó, người dân trở thành thước đo chính xác nhất tính hợp lý chính trị của nhà cầm quyền. Nếu lựa chọn sai lầm, họ có thể tiến hành một sự lựa chọn khác. Điều này tạo ra sự thay đổi chính phủ. Nhiệm kỳ chính là cách thức thay đổi hoà bình nhất. Trong trường hợp chính phủ rơi vào bế tắc, thể chế dân chủ có cách thức thay đổi bằng cách chấm dứt các nhiệm kỳ một cách bình thường hoặc bất thường. Đó là ưu điểm của nền dân chủ ư nơi các sai lầm chính trị không bị kéo dài, tức là, cả quyền lực lẫn rủi ro đều được kiểm soát một cách hợp lý và xã hội không phải trả giá cho những sai lầm của cá nhân hoặc một nhóm người. Sự thay đổi chính phủ là một hiện tượng bình thường và thậm chí, rất đúng với quy luật phát triển, bởi bất kỳ sự phát triển nào cũng đòi hỏi quá trình sàng lọc và thải hồi dần những yếu tố không còn phù hợp. Tuy nhiên, để sự thay đổi không gây ra những tổn thất nghiêm trọng, người ta phải có cách thức tổ chức để tránhsự tan rã của cộng đồng hay sự tan rã của dân tộc. Cần nhấn mạnh rằng, một kịch bản thay đổi hoà bình chỉ có thể được thiết kế dựa trên tính đa dạng của đời sống phát triển. Điều này đã được khẳng định trong nhiều học thuyết quan trọng ,trong đó có học thuyết của Marx, nhất là triết học Marx với các phân tích về quy luật phát triển biện chứng. * * * Chúng ta đang sống trong một thế giới mà dân chủ ngày càng đóng vai trò như khuynh hướng chủ đạo. Vì lý do đó, để trở thành một phần của thế giới, để phát triển một cách lành mạnh, để thành công trong việc kiểm soát rủi ro trong tiến trình phát triển, các quốc gia sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ của mình./.

Chuyên mục: Hỏi Đáp