Ngoài yếu tố thường được biết đến là thành phẩm thì hàng tồn kho trong doanh nghiệp còn có bán thành phẩm, đây cũng là yếu tố mà kế toán cần phải ghi chép và hạch toán một cách chính xác, để có số liệu nhằm xác định giá thành của thành phẩm. Cùng bài viết đi tìm hiểu những kiến thức cơ bản về bán thành phẩm là gì?
Bán thành phẩm là gì?
Bán thành phẩm là những sản phẩm chỉ mới hoàn thành được một hoặc một số công đoạn (trừ công đoạn cuối cùng) của quá trình sản xuất. Do đó, những sản phẩm chưa hoàn thiện đó còn phải tiếp tục tham gia các công đoạn sau của quá trình sản xuất, hoàn tất công đoạn cuối cùng mới được nhập kho và ghi nhận là thành phẩm.
Bạn đang xem: Thành phẩm là gì
Những kiến thức cơ bản về bán thành phẩm
Dù không phải là sản phẩm hoàn thành và chưa thể đem lại giá trị sử dụng, vì vậy mà bán thành phẩm chưa thể được đem bán hoặc đưa ra sử dụng, nghĩa là chưa mang lại được lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, bán thành phẩm vẫn là yếu tố hàng tồn kho được quan tâm và yêu cầu ghi nhận chính xác.
Xem thêm: Nghiên cứu chiết soxhlet là gì
Bởi thành phẩm về bản chất chính là bán thành phẩm mà đã hoàn tất công đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất, nghĩa là bán thành phẩm được coi là yếu tố tạo ra thành phẩm của doanh nghiệp. Do đó, ngoài việc ghi nhận đầy đủ thì còn phải xác định chính xác các chi phí phát sinh trong từng công đoạn sản xuất và giá thành của bán thành phẩm thì mới đảm bảo kết quả về giá thành của thành phẩm là chính xác.
Xem thêm: Prepare Your Taste Buds – Royal Buffet Grill: Home
Bán thành phẩm thu được sau mỗi công đoạn sản xuất đều phải có số liệu về giá thành. Giá thành của mỗi bán thành phẩm bao gồm chi phí sản xuất phát sinh trong công đoạn đó và giá thành của bán thành phẩm giai đoạn trước liền kề. Tuy nhiên, để cho ra được kết quả đúng đắn nhất về giá thành của các bán thành phẩm từ công đoạn 2 trở đi thì phải áp dụng công thức tính giá thành của phương pháp tính giá thành sản phẩm phân bước. Cụ thể như sau:
Giá thành bán thành phẩm của công đoạn 1 được xác định theo công thức sau:
ZNTP(1) = DDK(1) + C(1) – DCK(1)
DDK (1): Chi phí dở dang đầu kỳ của công đoạn 1
C (1): Các chi phí phát sinh trong công đoạn 1, như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung
DCK (1): Chi phí dở dang cuối kỳ của công đoạn 1
Z đơn vị NTP (1) = ZNTP(1) / QTP(1)
QTP(1): là số bán thành phẩm hoàn thành sau khi kết thúc công đoạn 1
Giá thành bán thành phẩm từ công đoạn 2 trở đi được xác định theo công thức sau:
ZNTP(n) = ZNTP(n-1)+ DDK(n) + C(n) – DCK(n)
Z đơn vị NTP (n) = ZNTP(n) / QTP(n)
Trên đây là các công thức tính để xác định được giá thành bán thành phẩm trong từng công đoạn. Sau khi tính toán, xác định được giá trị, thì kế toán thực hiện việc hạch toán và ghi nhận bán thành phẩm vào sổ sách kế toán theo hướng dẫn dưới đây:
+ Bán thành phẩm của từng công đoạn cụ thể nếu được nhập kho thì ghi:
Nợ TK 155
Có TK 154 (chi tiết cho công đoạn đó)
+ Xuất kho để tiếp tục vào công đoạn sau thì ghi:
Nợ TK 154 (chi tiết cho công đoạn đó)
Có TK 155
+ Nếu không nhập kho mà tiếp tục vào luôn công đoạn sau thì ghi:
Nợ TK 154 (chi tiết cho công đoạn n)
Có TK 154 (chi tiết cho công đoạn n-1)
Như vậy bài viết đã đi trình bày những kiến thức cơ bản liên quan đến bán thành phẩm, từ định nghĩa (bán thành phẩm là gì?) cho đến cách ghi nhận, hạch toán. Hi vọng sẽ giúp các bạn đọc đặc biệt là những người làm kế toán hiểu và ghi nhận đúng đắn yếu tố hàng tồn kho này.
Chuyên mục: Hỏi Đáp