Thanh lý hợp đồng được ghi nhận bằng biên bản tại thời điểm các điều khoản quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên hoàn thành. Đây là cơ sở căn cứ để thống nhất kết quả thực hiện theo hợp đồng đã ký kết. Theo dõi bài viết sau để hiểu rõ hơn thanh lý hợp đồng là gì và các lưu ý khi soạn thảo nhé.

Bạn đang xem: Thanh lý hợp đồng là gì

Khái niệm thanh lý hợp đồng là gì?

Thanh lý hợp đồng là thuật ngữ quen thuộc trong lĩnh vực kinh tế được quy định tại Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989 trong Điều 28. Tuy nhiên, khái niệm này được sửa đổi trong Bộ luật dân sự năm 2005 ở Điều 424. Cụ thể, thuật ngữ “thanh lý” được thay thế bằng “chấm dứt”.

Quy định trong Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989 đã hết hiệu lực. Tuy nhiên, thuật ngữ “thanh lý hợp đồng” vẫn được các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng thường xuyên.

Thanh lý hợp đồng là biên bản được được soạn thảo sau khi hoàn tất công việc theo hợp đồng đã ký kết. Theo đó, các vấn đề như chất lượng, khối lượng, phát sinh liên quan sau khi công việc hoàn thành được xác nhận ký tên bởi 2 bên tham gia.

Biên bản này thường gắn liền với hợp đồng kinh tế hoặc trong giao dịch dân sự. Văn bản được ghi nhận nhằm chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng chính giao kết trước đó.

Xem thêm: Dmt Là Gì – Chuyện Gì Sẽ Xảy Ra Khi Chúng Ta Chết

Trong hợp đồng chính có thể quy định điều khoản về chấm dứt và hoàn thành hợp đồng rõ ràng. Khi đó, các bên tham gia có thể lược bỏ không cần lập biên bản chấm dứt hay thanh lý hợp đồng.

Nội dung cơ bản của biên bản thanh lý hợp đồng mua bán hàng hóa hay dịch vụ không khác nhau. Những hợp đồng đặc biệt như cung ứng thiết bị, thi công xây dựng biên bản được xây dựng chi tiết thêm nội dung đặc thù với tên gọi riêng. Đó là biên bản nghiệm thu với các điều khoản bảo trì, bảo hành, tiền tạm giữ để bảo hành…

*

Các trường hợp thanh lý hợp đồng

Thanh lý hợp đồng hay chấm dứt hợp đồng theo quy định mới tại Bộ luật dân sự năm 2005, Điều 424 được lập trong các trường hợp như sau:

Hợp đồng đã được thực hiện xongTheo thỏa thuận tự do giữa các bênCá nhân, pháp nhân thực hiện hợp đồng chết hoặc chấm dứtHợp đồng bị đơn phương chấm dứt hoặc bị hủy bỏ thực hiệnĐối tượng của hợp đồng không còn nên các bên không thể thực hiện và tiến hành thỏa thuận bồi thường thiệt hại hoặc thay thế đối tượng khác

Về bản chất, sau khi toàn bộ quyền và nghĩa vụ của 2 bên hoàn thành thì thanh lý hợp đồng mới được được thực hiện. Tuy nhiên, tại Bộ luật dân sự năm 2005, Điều 4 có quy định về nguyên tắc tự do thỏa thuận. Do đó, hai bên có thể thỏa thuận để quyết định thời điểm thanh lý hợp đồng trước khi quyền và nghĩa vụ thực hiện xong.

*

Mục đích của thanh lý hợp đồng là gì?

Thanh lý hợp đồng được lập sau khi công việc đã được hoàn thành. Vậy mục đích của thanh lý hợp đồng là gì? Biên bản này sẽ giúp các bên tham gia ký kết xác định chi tiết việc thực hiện quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng. Nếu bên nào còn tồn đọng thì cần nắm rõ hậu quả để lại từ việc đó.

Những quyền và nghĩa vụ mà hai bên ký kết hợp đồng xác định đã thực hiện và thỏa thuận sẽ chấm dứt. Đồng thời, những tồn đọng vẫn còn hiệu lực phải tiếp tục thực hiện. Do đó đó, mục đích cốt lõi của thanh lý hợp đồng là để các bên giải phóng quyền và nghĩa vụ cho nhau. Các tranh chấp có thể xảy ra về sau với những việc đã thực hiện được hạn chế tối đa.

Xem thêm: Bixby Là Gì – Samsung Samsung Bixby Dùng để Làm Gì

*

Trên đây là bài chia sẻ những thông tin chi tiết nhằm giải đáp thanh lý hợp đồng là gì và mục đích của việc lập biên bản này. Văn bản được soạn thảo trong những trường hợp cụ thể theo luật định. Các bên sẽ nắm rõ được quyền và nghĩa vụ đã thực hiện để tránh những tranh chấp có thể xảy ra về sau.

Mọi thông tin, tin tức xin liên hệ theo địa chỉ bên dưới:

Công ty Cổ phần Tư Vấn và Đầu Tư Bất Động Sản An Khang

Chuyên mục: Hỏi Đáp