Trong hướng dẫn này dafulbrightteachersgiúp các em sẽ tìm hiểu khái niệm trợ từ và thán từ? Vị trí trong câu, vai trò trong câu nói và một vài ví dụ dễ hiểu nhất. Từ thuật ngữ trợ từ thán từ sẽ giúp các em học tốt phần bài học này. Mời các em theo dõi bên dưới để hiểu hơn nhé.
Bạn đang xem: Thán từ là gì
Trợ từ và thán từ là gì?
Khái niệm trợ từ, thán từ
Theo định nghĩa Sách Giáo Khoa Văn 8, trợ từ là thường chỉ có một từ ngữ trong câu được dùng biểu thị hoặc nhấn mạnh sự vật sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.
Khái niệm thán từ: các từ ngữ dùng trong câu với mục đích bộc lộ cảm xúc của người nói, thán từ cũng dùng để gọi và đáp trong giao tiếp. Vị trí thường xuất hiện nhiều nhất đó là đầu câu.
Thán từ cũng có 2 loại:
– Dùng bộc lộ cảm xúc.
– Dùng để gọi đáp.
Vai trò trong câu
Trợ từ dùng biểu thị hoặc nhấn mạnh sự vật sự việc trong câu nói. Với thán từ chủ yếu xuất hiện đầu câu và các từ ngắn gọn như mục đích biểu cảm, bộc lộ tình cảm cảm xúc.
Ví dụ trợ từ thán từ
Trợ từ
– Trong bài kiểm tra Toán học kỳ 1 vừa qua nó đạt có 5 điểm.
=> Chỉ từ ở đây đó là từ “có”. Mục đích nhấn mạnh sự việc chỉ đạt điểm thấp khi kiểm tra.
– Đến nhà sách chúng tôi mua những mười cuốn sách về học.
=> Chỉ từ ở đây là từ “những”, nhấn mạnh việc mua nhiều sách.
Trong câu chỉ từ thường xuất hiện các từ như: có, những, mà, là, thì…
Thán từ
– Vâng ! Cháu chào ông ạ.
Thán từ “vâng”, chức năng dùng để gọi đáp trong câu nói.
– Trời ơi ! cậu có biết gì chưa ? Nam vừa đạt điểm mười môn Toán đó.
Thán từ trong câu là từ “trời ơi”, dùng để biểu lộ cảm xúc khi Nam đạt điểm cao.
Trong câu thán từ thường xuất hiện các từ: vâng, dạ, này, ơi, ừ (gọi đáp), a, á, ôi, ô hay, trời ơi, than ôi (biểu lộ cảm xúc).
Qua một số khái niệm, ví dụ minh họa trên chắc hẳn các em đã phần nào hiểu được bài học trợ từ, thán từ rồi đúng không nào. Chúc các em học tốt.
Soạn bài trợ từ thán từ
Trong bài Trợ từ, thán từ các em học sinh lớp 8 sẽ được tìm hiểu ý nghĩa 2 loại từ và cách nhận biết trợ từ, thán từ trong câu.
1. Trợ từ
a. Giải câu 1: Nghĩa của các câu khác nhau chỗ nào:
– Nó ăn hai bát cơm: sự việc khách quan.
Xem thêm: Phần 1: Thiết Kế Ngược ( Reverse Engineering Là Gì
– Nó ăn những hai bát cơm: ngoài ý nghĩa khách quan, nhấn mạnh việc nó ăn hai bát cơm là nhiều.
– Nó ăn có hai bát cơm: câu nói thể hiện ăn 2 bát cơm như vậy là ít.
Câu 2: Như vậy các từ “những” và “có” ở các câu trong mục 1 là dùng để đánh giá, nhấn mạnh sự vật, sự việc được nói đến trong câu.
2. Thán từ
a.- “Này” là tiếng thốt ra để gây sự chú ý khi đối thoại.
– “A” trong trường hợp này là tiếng thốt ra để biểu thị sự tức giận.
– “Vâng” là thể hiện sự đối đáp hoặc trả lời người khác.
b. Nhận xét cách dùng các từ: này, à, vâng bằng cách lựa chọn những câu trả lời đúng:
– (a) Các từ ấy có thể làm thành một câu độc lập
– (b) Các từ ấy có thể dùng cũng những từ khác làm thành một câu, thường hay đứng đầu câu.
II. Luyện tập
Câu 1: Các từ là trợ từ trong các câu
a. Chính thầy là hiệu trưởng đã tặng tôi quyển sách này
c. Ngay tôi cũng không biết đến việc này
g. Cô ấy đẹp ơi là đẹp
i. Tôi nhắc anh những ba bốn lần mà anh vẫn quên.
Từ Chính ở câu (b) là tính từ, các từ ở câu (d), (e), (h) không phải là trợ từ.
Câu 2: Giải thích nghĩa các từ:
a. Lấy: từ dùng nhấn mạnh mức tối thiểu, không yêu cầu nhiều hơn.
b. Các từ như:
– Nguyên: khoảng bấy nhiêu, không hơn.
– Đến: biểu thị ý tính chất bất thường của một hiện tượng, mục đích làm nổi bật mức độ cao một việc.
c. Cả: biểu thị ý nhấn mạnh về mức độ cao hơn.
d. Cứ: biểu thị ý nhấn mạnh thêm về sắc thái khẳng định.
Câu 3: Chỉ ra các thán từ:
a. này, à
b. ấy
c. vâng
d. chao ôi
e. hỡi ơi
Câu 4: Nghĩa của các thán từ:
a. Các từ:
– Hạ ha: biểu thị tiếng cười sảng khoái.
– Ái ái: mô tả cảm giác sợ sệt, đau.
b. Than ôi: thể hiện sự đau buồn, tiếc nuối.
Xem thêm: Amv Là Gì – Tập Tin
Câu 5: Câu tục ngữ “Gọi dạ bảo vâng”, thể hiện sự đáp lễ và lịch sự trong giao tiếp của con người với con người.
Chuyên mục: Hỏi Đáp