Giao lưu trực tuyến Ý kiến đoàn viên Công nhân hỏi – Công đoàn trả lời Văn phòng điện tử TLĐ Quản lý đoàn viên
NCS. ThS. Phạm Thị Thu Lan
Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn
Công tác tham mưu có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của các cơ quan, tổ chức.“Tham mưu là hiến kế, kiến nghị, đề xuất, đưa ra các ý tưởng độc đáo, sáng tạo có cơ sở khoa học, các sáng kiến, các phương án tối ưu, những chiến lược, sách lược và các giải pháp hữu hiệu cho thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong việc đặt ra và tổ chức thực hiện kế hoạch công tác ngắn hạn, dài hạn, hàng năm của cơ quan đơn vị đạt kết quả cao nhất. Cá nhân làm tham mưu ngày xưa gọi là các quân sư, các mưu sĩ, là những người hiến kế cho nhà vua, cho thủ lĩnh; trong trận mạc, đề ra các kế hoạch tấn công tác chiến”. Từ định nghĩa trên, trong việc thực thinhiệm vụ của công chức, viên chức (CCVC), có thể phân thành hai loại tham mưu:tham mưu sự vụ và tham mưu chiến lược. Tham mưu sự vụ là tham mưu giải quyết các công việc hàng ngày, giải quyết các vấn đề nảy sinh trong khuôn khổ các chính sách, quy định của Đảng và Nhà nước. Tham mưu chiến lược là tham mưu phát triển tổ chức, tham mưu để đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của cơ quan, tổ chức ngày một chất lượng hơn, tham mưu để xây dựng chính sách và pháp luật ngày một tốt hơn, đáp ứng yêu cầu và mong muốn ngày càng tăng của người dân.
Bạn đang xem: Tham mưu là gì
Viện Công nhân và Công đoàn tiến hành khảo sát một số vấn đề về tiền lương, thu nhập, đời sống và việc làm của công chức, viên chức (CCVC), trong đó có nội dung về năng lực tham mưu của CCVC ở Việt Nam trong bối cảnh xây dựng chính phủ kiến tạo.Đối tượng khảo sát bao gồm: 896 CCVC bằng phiếu hỏi, trong đó có 516 công chức (chiếm 57,6%), với 37,4% người làm việc ở các phòng, ban của văn phòng UBND huyện, MTTQ huyện (cấp huyện); 55,4% làm việc ở văn phòng UBND tỉnh, MTTQ tỉnh, các sở, ban ngành của tỉnh (cấp tỉnh) và 7,2% công chức làm việc ở các bộ, ban ngành ở Trung ương (cấp Trung ương); và 380 viên chức (chiếm 42,4%), với 28,9% là viên chức ngành y tế trong các bệnh viện công lập và 71,1% viên chức là ngành giáo dục là giáo viên tại các cơ sở đào tạo công lập từ mầm non đến đại học. Trong số 516 công chức tham gia khảo sát có 42,5% là lãnh đạo, cán bộ quản lý (có phụ cấp chức vụ) và 57,5% là nhân viên (không có phụ cấp chức vụ). Trong số 380 viên chức, có 22,7% là viên chức lãnh đạo, cán bộ quản lý (có phụ cấp chức vụ) và 77,3% viên chức là nhân viên. Nhóm viên chức ngành giáo dục công lập có 22,6% số người là giáo viên trường mầm non; 22,6% là giáo viên trường tiểu học; 6,3% là giáo viên trung học cơ sở (gộp chung là cấp huyện, cấp này chiếm 51,5%); 12,6% là giáo viên trung học phổ thông (cấp tỉnh) và 35,9% là giảng viên trường Đại học (cấp Trung ương). Nhóm viên chức ngành y tế công cộng có 27,2% là viên chức ở các bệnh viện, trung tâm y tế huyện (cấp huyện); 38,2% là viên chức ở các bệnh viện tỉnh (cấp tỉnh); và 34,5% là viên chức ở các bệnh viện Trung ương.
Đánh giá chung từ kết quả khảo sát của Viện CNCĐ là:năng lực tham mưu của CCVC cơ bản đáp ứng yêu cầu, đặc biệt liên quan tới tham mưu sự vụ trong phạm vi công việc được phân công của CCVC, trong đó, tham mưu liên quan tới chương trình cải cách hành chính được đánh giá là có kết quả tốt.
Về cơ bản, CCVC thực hiện tham mưu theo nhiệm vụ công việc được giao, liên quan tới việc tổ chức thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Việc tham mưu cơ bản đáp ứng yêu cầu giải quyết các công việc hàng ngày. Tuy nhiên, việc tham mưu của CCVC chủ yếu trong phạm vi công việc được phân công, chứ chưa có nhiều người nỗ lực nghiên cứu để tham mưu cho sự phát triển của cả hệ thống,nhằm tạo ra sự thay đổi hay cải cách có tính chiến lược và tạo đột phá trong công việc. Thường thì việc tham mưu này chỉ do cấp lãnh đạo đơn vị thực hiện, nhưng do đội ngũ CCVC chưa thực hiện tốt việc tham mưu của họ, nên vai trò tham mưu của người lãnh đạo cũng bị hạn chế. Chính vì vậy, năng lực tham mưu mang tính chiến lược của CCVC còn hạn chế. Kết quả khảo sát cho thấy có tới 58,9% công chức và 46,4% viên chứctham gia khảo sát cho rằng: họ còn đóng góp hạn chế vào sự phát triển của tổ chức và xã hội; 1% công chức cho rằng: bản thân họ không có đóng góp gì vào sự phát triển của tổ chức và xã hội . Những con số này cho thấy năng lực tham mưu chiến lược còn hạn chế và chất lượng tham mưu chiến lược của CCVC chưa đạt yêu cầu trong bối cảnh hội nhập quốc tế với nhiều áp lực phải thay đổi hiện nay.
Khảo sát của Viện CNCĐ về tính chủ động của CCVC cho thấy kết quả khá tích cực. Hơn 70% CCVC tham gia khảo sát đánh giá rằng CCVC trong cơ quan đơn vị mình chủ động trong công việc. Khi có các vấn đề nảy sinh cần giải quyết, 56,1% công chức, viên chức tham gia khảo sát cho biết: họ chủ động xử lý và giải quyết tốt vấn đề phát sinh trong công việc. Tuy nhiên, khi phỏng vấn sâu hơn, kết quả khảo sát lại cho thấy một bức tranh khác. Mặc dù CCVC chủ động trong công việc, song việc chủ động này mới chỉ dừng ở sự chủ động hoàn thành công việc trong nhiệm vụ được phân công, chứ chưa chủ động mở rộng ra các công việc khác trong cơ quan, đơn vị, hay chưa chủ động trong nghiên cứu sâu từ lĩnh vực công việc của mình, để từ đó tham mưu chiến lược cho cơ quan, tổ chức nhằm phát triển cơ quan, tổ chức theo hướng phục vụ tốt hơn cho người dân và xã hội. Điều này không có nghĩa là CCVC không tham mưu chiến lược, mà có nghĩa việc tham mưu chiến lược chưa được như mong muốn.
Xem thêm: Bằng Kỹ Sư Tiếng Anh Là Gì, Bằng Kỹ Sư Tiếng Anh Gọi Là Gì
Vẫn còn 43,7% CCVC tham gia khảo sát cho biết: khi có tình huống phát sinh trong công việc hàng ngày thì họ chỉ báo cáo lãnh đạo và chờ ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo chứ chưa chủ động giải quyết; và 0,2% (con số nhỏ nhưng rất quan trọng)CCVC không biết phải làm thế nào trong tình huống này.
Liên quan tới khả năng nghiên cứu, đề xuất cải cách, đổi mới các nội dung công việc, kết quả khảo sát cho thấy:50,8% CCVCtham gia khảo sát đánh giá khả năng nghiên cứu, đề xuất của CCVC trong đơn vị có chất lượng tốt; nhưng vẫn có tới 48,6% CCVC đánh giá: khả năng nghiên cứu, đề xuất của CCVC trong đơn vị là bình thường, và 0,6% CCVC được khảo sát cho rằng: khả năng nghiên cứu, đề xuất của công chức, viên chức không có chất lượng.
Về khả năng thẩm định, đánh giá nội dung, chương trình, đề án, dự án hoạt động, mặc dù 53,3% CCVC tham gia khảo sát cho biết: khả năng thẩm định, đánh giá của họ có chất lượng tốt, vẫn có tới 46,3% cho biết: khả năng đánh giá, thẩm định của họ chỉ ở mức độ bình thường, và 0,4% cho biết: khả năng đánh giá, thẩm định của họ không có chất lượng.
Xem thêm: Chromosome Là Gì – Nhiễm Sắc Thể Là Gì
Về khả năng tham mưu để cơ quan tổ chức tham gia phản biện, giám sát trong các nội dung công việc, kết quả khảo sát cho thấy, chỉ có 38,8% CCVC được hỏi đánh giá: hoạt động giám sát, phản biện của công chức, viên chức có chất lượng tốt, nhưng có tới 57,6% người trả lời: việc giám sát, phản biện chính sách của CCVC chỉ ở mức bình thường, không có gì nổi trội; và có 3,5% CCVC đánh giá: hoạt động này không có chất lượng. Năng lực tham mưu ban hành văn bản chỉ đạo của CCVC vẫn còn khá nhiều sai sót.
Chuyên mục: Hỏi Đáp