Đạo đức cách mạng không phải là từ trên trời rơi xuống, nó được phát triển và củng cố trong đấu tranh và rèn luyện kiên trì hàng ngày, giống như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng tinh
Yêu 1 người không yêu mình cũng như ôm cây xương rồng vậy. Càng ôm chặt thì càng làm bản thân mình đau
Có ít nhất một người bạn để ta chia sẻ những tư tưởng và tình cảm thì tốt hơn là có cả một lô bạn hời hợt.
Bạn đừng hỏi bất cứ ai một việc gì khi trong lòng bạn đã quyết định, hãy làm theo những gì bạn nghĩ và đừng bao giờ hối hận vì nó.
Hoạt động Đảng ủy Khối : Những biểu hiện tha hóa về đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và một số giải pháp ngăn ngừa tha hóa đạo đức lối sống hiện nay

*

1769 lần xem

*

Sau gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa quan trọng. Diện mạo đất nước đã có nhiều thay đổi tích cực trên tất cả các lĩnh vực, tạo nên bước phát triển vượt bậc, được cộng đồng thế giới ghi nhận. Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường một mặt có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ tới sự phát triển của đất nước, mặt khác nó cũng tác động tiêu cực đến đời sống xã hội như phân hóa giàu nghèo, tệ quan liêu, tham nhũng, tha hóa đạo đức lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên… cũng đã trở thành những vấn nạn nổi cộm gây bức xúc, lo lắng của toàn xã hội.

Bạn đang xem: Tha hóa là gì

*

Trong phạm vi bài viết này, tôi xin đề cập đến những biểu hiện tha hóa về đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên hiện nay.

Nói đến đạo đức là nói đến “vấn đề quan hệ con người, là nhân tính và nhân phẩm con người, là đạo lý làm người”(). Như vậy, khi nói đến tha hóa đạo đức chính là nói đến “tha hóa con người”. Sự tha hóa con người chính là hệ quả của sự tha hóa trong lĩnh vực kinh tế, chính trị. Cùng với những thay đổi mạnh mẽ trên lĩnh vực kinh tế, kinh tế thị trường ở nước ta một mặt đã tạo nên những biến đổi tích cực về mặt đạo đức của cá nhân và xã hội. Con người có lối sống năng động, thiết thực, sáng tạo, biết tự chịu trách nhiệm trước bản thân và xã hội. Hơn nữa, kinh tế thị trường cũng tạo môi trường làm cho quan hệ giữa người với người trở nên dân chủ hơn, trình độ văn hóa pháp lý của cá nhân và xã hội được nâng cao. Mặt khác, do kinh tế thị trường nước ta còn sơ khai, văn hóa và văn minh kinh doanh chưa được định hình thành một nhu cầu, thành một thang giá trị, cho nên: “Nó là mảnh đất cho chủ nghĩa cá nhân cực đoan và bệnh hoạn nảy sinh, lây lan, tạp nhiễm vào con người. Với chủ nghĩa cá nhân, triết lý sống tiêu cực, trái đạo đức, thiếu nhân tính đã đi vào trong tư tưởng và lối sống của con người”(). Đó là những biểu hiện:

– Dùng tiền để xác định mọi giá trị khác trong đời sống xã hội có thể lan rộng, đây là một hiểm họa của kinh tế thị trường. Một khi người ta có thể dùng tiền mua bán mọi thứ thì phẩm giá con người sẽ bị chà đạp nghiêm trọng. Tiền có nguy cơ trở thành lực lượng thống trị làm tha hóa con người, khi ma lực của đồng tiền càng lớn thì khả năng nó phá hoại những mối quan hệ tinh thần, đạo đức giữa con người ngày càng lớn “sự lấn át của đồng tiền có sức vùi dập, bóp chết cả những gì thuộc về tinh thần và giá trị tinh thần”().

– Sự giàu có nhanh chóng của một số người này so với một số người khác tác động mạnh đến môi trường liên nhân cách và liên văn hóa. Hành vi kiếm tiền quá dễ dàng của một số người làm thang giá trị đạo đức bị đảo lộn từ trong gia đình đến ngoài xã hội. Chính điều này đã góp phần dẫn đến tình trạng tha hóa đạo đức ở một bộ phận nhân dân, trong đó có cả cán bộ, đảng viên như Nghị quyết TW4, khóa XI đã đánh giá “một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cấp cao, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau. Về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc”().

– Hiện tượng coi lợi ích vật chất là trên hết, dẫn đến nhiều lĩnh vực xã hội quan trọng bị thương mại hóa như giáo dục, y tế,… Việc thương mại hóa đó sẽ dẫn đến thủ tiêu cơ hội học tập, cơ hội được chăm sóc sức khỏe của người nghèo bởi giá cả ngày càng cao của các dịch vụ. Chỉ có người giàu mới được học tập, chữa bệnh ở những nơi có điều kiện phục vụ tốt. Thực tế đã tạo ra sự phân tầng xã hội trong việc hưởng thụ các dịch vụ xã hội và hệ quả của sự thương mại hóa là sự suy thoái đạo đức xã hội “tính chất thương mại hóa bởi đồng tiền, bởi sự trao đổi, mua bán sòng phẳng, lạnh lùng kiểu thị trường đã làm vẩn đục bầu không khí đạo đức xã hội”(). Cụ thể là dạy thêm, học thêm vô nguyên tắc, tràn lan; mua bằng, bán điểm; vòi vĩnh sách nhiễu người học; lạm thu, mở tràn lan các hình thức đào tạo tại chức, từ xa, liên kết… nhằm mục đích thu lợi, không đảm bảo chất lượng giáo dục. Điều nay làm cho môi trường sư phạm xuống cấp, đạo lý thầy trò suy thoái, lối sống thiếu mục đích lý tưởng hoài bão… xuất hiện trong một bộ phận học sinh, sinh viên, giáo viên.

– Lối sống của một bộ phận thanh niên, trí thức hiện nay đang có hiện tượng lệch chuẩn. Đó là lối sống sùng bái vật chất, cá nhân vị kỷ, thực dụng, sống trụy lạc, ưa dùng bạo lực đang được truyền bá khắp nơi thông qua công nghệ thông tin hiện đại (internet, công cụ kỹ thuật số). Hậu quả của nó là xuất hiện những khuynh hướng không lành mạnh trong quan hệ nam nữ, đó là khuynh hướng tự do sinh hoạt tình dục, sống thử, đề cao khoái lạc vật chất, dẫn đến những kiểu lệch lạc tình dục, vi phạm nguyên tắc luân lý sơ đẳng của truyền thống dân tộc. Và cũng chính công nghệ thông tin hiện đại làm cho người ta giao tiếp kém hơn, tư duy kém, tự kỷ và sống ảo nhiều hơn. Hơn nữa, với phương tiện kết nối inteai cũng mải mê giao tiếp với người trên mạng hơn bạn bè, người thân bên cạnh mình. Khi không có sự giao tiếp thật sự, người ta càng ngày càng xa cách, không hiểu nhau; bố mẹ không hiểu con cái, vợ chồng không hiểu nhau, bạn bè trở nên xa lạ. Đó là lý do làm đảo lộn các giá trị đạo đức trong gia đình: con cái cãi lời cha mẹ, cuộc sống vợ chồng nhiều mâu thuẫn, ly hôn ngày càng gia tăng.

Xem thêm: Phần Mềm Trình Chiếu Là Gì, Phần Mềm Trình Diễn

– Chủ nghĩa cá nhân của một bộ phận cán bộ, đảng viên trong bộ máy Đảng, Nhà nước đã đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích cộng đồng. Điều này dẫn đến tình trạng tha hóa đạo đức nhân cách của họ với những biểu hiện: quan liêu, hống hách, sách nhiễu dân, vi phạm quyền dân chủ của nhân dân; lảng tránh trách nhiệm trong công việc mình phụ trách; lợi dụng chức vụ để mưu lợi ích riêng; đặc biệt là lối sống cơ hội, những thủ đoạn chạy chức, chạy quyền, chạy danh, chạy tội,…

Những biểu hiện của tha hóa đạo đức, lối sống trong xã hội là những hệ quả khó tránh khỏi trong điều kiện xã hội còn đan xen giữa cái cũ và cái mới. Những biểu hiện của tình trạng tha hóa đạo đức, lối sống ở nước ta hiện nay có phần thuộc về nguyên nhân chủ quan từ một bộ phận cán bộ, đảng viên trong bộ máy của Đảng, Nhà nước và một phần từ sự quản lý yếu kém, không minh bạch của các cơ quan quyền lực nhà nước. Từ đó tạo ra kẽ hở cho những hành vi thể hiện sự tha hóa đạo đức lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên. Việc kiên định và giữ vững định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội là điều kiện cần thiết để tiến tới xóa bỏ sự tha hóa đạo đức, lối sống. Song, để ngăn ngừa biểu hiện tha hóa đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên hiện nay theo tôi cần thực hiện một số giải pháp cụ thể sau:

Một là tăng cường công tác giáo dục về mục tiêu, lý tưởng chính trị, đạo đức cho cán bộ, đảng viên. Việc giáo dục lý tưởng chính trị nhằm nâng cao nhận thức cho mỗi cán bộ, đảng viên về mục tiêu, lý tưởng cách mạng mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn; xác định các tiêu chí về đạo đức lối sống của cán bộ, đảng viên gắn với quán triệt quy định về những điều đảng viên không được làm và chức trách nhiệm vụ của từng người. Cán bộ chủ chốt các cấp cần có kế hoạch học tập thường xuyên; không ngừng nâng cao trình độ, lý luận chính trị, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn; đồng thời coi việc học tập cũng là nghĩa vụ bắt buộc đối với mọi cán bộ, đảng viên và phải được quy định thành chế độ để mọi người tự giác chấp hành. Đặc biệt là hệ thống giáo dục quốc dân, từ phổ thông đến đại học phải được đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; giá trị tuyền thống, tinh thần yêu nước, luân lý đạo đức cách mạng, trách nhiệm và nghĩa vụ công dân, với những chuẩn mực của người Việt Nam trong thời đại mới.

Hai là, tập trung chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả của hoạt động giáo dục- đào tạo. Nhà nước cần tăng cường hơn nữa nguồn ngân sách cho giáo dục – đào tạo để nâng cao trang thiết bị, cơ sở vật chất trong các nhà trường, nâng cao hơn nữa đời sống của đội ngũ giáo viên, công chức phục vụ trong ngành giáo dục; Nhà nước có chính sách hỗ trợ giáo dục nhiều hơn cho các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, người có điều kiện sống khó khăn. Trình độ dân trí thấp là một trong những nguyên nhân đẩy người dân vào trạng thái bị tha hóa vì dân trí thấp, không hiểu được pháp luật, không biết mình có quyền và trách nhiệm gì, do đó không dám đấu tranh để bảo vệ quyền lợi của mình. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho những hành vi lạm quyền, lộng quyền của một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức trong bộ máy Nhà nước.

Ba là, xây dựng và củng cố giá trị truyền thống gia đình Việt Nam. Đạo đức lối sống con người bắt đầu hình thành từ thuở ấu thơ trong gia đình. Giáo dục con người là trách nhiệm chung, nhưng gốc rễ là giáo dục gia đình. Sự khủng hoảng đạo đức hiện nay bắt nguồn từ sự đỗ vỡ trong lối sống gia đình. Dưới tác động của kinh tế trị trường, nhiều gia đình chỉ lo kiếm tiền mà không chú trọng đến việc dạy dỗ con cái cho đúng khuôn phép. Những khiếm khuyết tự thân của mỗi gia đình cộng thêm những hạn chế của giáo dục, sự tác động của môi trường đã tạo ra những vấn nạn về xã hội. Cho nên, để hạn chế nguy cơ tha hóa đạo đức lối sống chúng ta cần phải trọng xây dựng nền tảng đạo đức của gia đình truyền thống và giá trị của gia đình. Gia đình là cái nôi đầu tiên cho việc hình thành nhân cách, đạo đức con người, vì vậy giáo dục gia đình sẽ là nền tảng đạo đức con người.

Bốn là, tạo chuyển biến thật sự trong việc rèn luyện, trao dồi đạo đức cách mạng thông qua việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Để có sự chuyển biến tích cực mang tính lâu dài, bền vững cần tăng cường tạo sự thay đổi về chất trong công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống cho cán bộ, đảng viên. Chi bộ là nơi quản lý, giáo dục rèn luyện đảng viên, cho nên mỗi cấp ủy, chi bộ cần có kế hoạch định kỳ kiểm điểm việc thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nâng cao đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm. Mặt khác cần thường xuyên làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý quá trình rèn luyện tu dưỡng phấn đấu của cán bộ, đảng viên tạo điều kiện cho họ hoàn thành tốt chức trách nhiệm vụ được giao, chấp hành nghiêm kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Bên cạnh đó, phải xây dựng môi trường làm việc của các cơ quan, đơn vị trong sạch vững mạnh và làm cho cán bộ đảng viên có nếp sống lành mạnh, có đạo đức cách mạng trong sáng; cấp trên làm gương cho cấp dưới, cán bộ, đảng viên nêu gương cho quần chúng, nói và làm đi đôi với nhau./.

Xem thêm: Sơn Tĩnh điện Tiếng Anh Là Gì, Lỗi Cơ Sở Dữ Liệu

() Nguyễn Duy Quý: Đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay – Vấn đề và giải pháp, Nxb. Chính trị quốc gia, HN, 2006, trang 116.

() Sđd, trang 121

() Sđd, trang 123

Chuyên mục: Hỏi Đáp