Tết Hàn Thực là gì? Mùng 3 tháng 3 là ngày Tết Hàn Thực?

Bên cạnh Tết Nguyên Đán, Tết Đoan Ngọ, Tết Trung Thu, thì người Việt Nam còn có một ngày lễ nữa được cho là vô cùng ý nghĩa, đó là Tết Hàn Thực. Do không kéo dài như các dịp lễ tết khác, nên Tết Hàn Thực không thu hút được sự quan tâm của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ trong độ tuổi 15-30 tuổi. Tuy nhiên, nếu biết được ý nghĩa thực sự của ngày lễ này, chắc chắn mọi người sẽ không thể bỏ qua cách thức tổ chức nó ít nhất 1 lần trong năm.

Bạn đang xem: Tết hàn thực là gì

Với mục đích vun đắp hoài niệm về những truyền thống tốt đẹp của người Hà Nội, cũng như đề cao phong tục tập quán của quê hương. Bài viết dưới đây Hanoi1000 sẽ chia sẻ tới quý bạn đọc nguồn gốc, ý nghĩa cũng như cách thức tổ chức Tết Hàn Thực sao cho đầm ấm, vui vẻ và không bị lạc hậu với giới trẻ ngày nay.

*

Tết Hàn Thực là gì? Mùng 3 tháng 3 là ngày Tết Hàn Thực?

Tết Hàn Thực là gì? Tết Hàn Thực là ngày gì trong năm?

Tết Hàn Thực là một ngày lễ tết diễn ra vào ngày mùng 3 tháng 3 Âm lịch hàng năm. Lịch âm là một loại lịch thời gian riêng của Việt Nam, Trung Quốc và một số nước châu Á. Loại lịch này được tính theo chu kỳ của mặt trăng khác với dương lịch được tính theo vị trí của trái đất xoay xung quanh mặt trời.

Ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch thường rơi vào khoảng từ giữa đến cuối tháng 4. Chữ “Hàn” trong ngôn ngữ tiếng Hán và tiếng Nôm là lạnh, còn “thực” có ý nghĩa là đồ ăn, thực phẩm. Như vậy Hàn Thực được hiểu đơn giản là thức ăn lạnh. Vào dịp lễ này các món ăn chủ yếu là mát, lạnh. Người dân ở Việt Nam, Trung Quốc và đồng bào Việt kiều, hoa Kiều hàng năm đều tổ chức và kỷ niệm dịp lễ này.

*

Tết Hàn Thực là một ngày lễ tết diễn ra vào ngày mùng 3 tháng 3 Âm lịch hàng năm

Nguồn gốc Tết Hàn Thực

Tết Hàn Thực bắt nguồn từ một điển tích cổ của Trung Quốc; kể về sự cảm kích, biết ơn của vị Vua thời Xuân Thu đối với một hiền sĩ trung thành đã theo phò tá Nhà Vua 19 năm, cùng nhau trải qua biết bao khó khăn, gian khổ. Thậm chí, người hiền sĩ đó đã cắt miếng thịt ở đùi, nấu canh rồi dâng lên cho vua ăn trong lúc không còn lương thực. Ngày mùng 3 tháng 3 là ngày mất của vị hiền sĩ đó.

*

Sự tích về Giới Tử Thôi cắt miếng thịt ở đùi, nấu canh rồi dâng lên cho vua ăn trong lúc không còn lương thực

Tết Hàn Thực có đặc trưng như thế nào?

Hầu hết các gia đình Việt Nam vào ngày lễ này sẽ xay bột, nấu đỗ xanh, làm bánh trôi, bánh chay, nấu xôi chè dâng lên lễ Phật và thờ cúng ông bà, tổ tiên. Đây cũng là dịp để con cháu tỏ lòng biết ơn, tưởng nhớ công sinh, dưỡng dục của các vị tiền nhân.

Điểm đặc biệt là: tất cả các món ăn này đều có tính hàn, ăn ngon nhất khi đã nguội, khi ăn có cảm giác man mát và vô cùng dễ chịu. Bánh trôi, bánh chay chính là 2 món ăn đặc trưng nhất của ngày Tết Hàn Thực, do nhân dân các tỉnh Miền Bắc Việt Nam sáng tạo và lưu truyền qua nhiều thế hệ sau này.

Bánh trôi, bánh chay được nặn từ bột nếp dẻo thơm, xay từ loại gạo nếp ngon nhất. Sau đó trộn với nước theo một tỷ lệ nhất định tạo thành một hỗn hợp dẻo, quánh, trắng, mịn. Nhân bánh trôi là viên đường mật ngọt thơm. Còn nhân bánh chay là nhân đậu xanh được xào nhuyễn với cùi dừa nạo sợi.

Dưới bàn tay nhẹ nhàng, tinh tế, các bà các mẹ nặn những viên to tròn. Công đoạn luộc bánh cũng vô cùng tỉ mẩn, lượng nước và thời gian phải chính xác tuyệt đối để bánh không bị nhão hoặc chưa chín.

Bánh trôi, bánh chay có ý nghĩa to lớn với mỗi người dân Việt Nam. Đó là đặc trưng của dân tộc ta từ hàng nghìn năm nay. Là dịp hướng về cội nguồn, tưởng nhớ về lịch sử hào hùng của dân tộc. Loại bánh này đã đi vào những bài thơ, lời hát, nổi tiếng nhất bài thơ “Bánh trôi nước” của thi sĩ Hồ Xuân Hương.

Theo quan điểm ngũ hành thì các món lạnh thuộc mệnh Kim, nên các loại bánh màu trắng là hoàn toàn phù hợp. Nhân được cắt hình vuông, vỏ thì nặn hình tròn tượng trưng cho âm dương hòa hợp, “mẹ tròn con vuông”, cầu mong mưa thuận, gió hoà, thời tiết mùa hè giảm bớt sự oi bức và nóng nực.

Tết Hàn thực có phải là Tết thanh minh không?

Không ít người thắc mắc: Liệu Tết Hàn Thực có phải là Tết Thanh Minh không? Cho đến nay vẫn có rất nhiều bàn cãi xung quanh vấn đề này. Theo tương truyền của người Trung Quốc cổ xưa thì Tết thanh minh được tổ chức bắt đầu từ ngày 3 tháng 3 Âm lịch hàng năm. Nếu vậy, ngày Tết Thanh Minh sẽ trùng với Tết Hàn Thực.

Xem thêm: Download đế Chế Siêu Nhân Apk, Tải Game đế Chế Siêu Nhân Miễn Phí

Tuy nhiên, trải qua nhiều thế hệ khác nhau, đặc biệt là có sự biến đổi văn hóa nhất định tại mỗi quốc gia, nên ngày Tết Thanh Minh và Tết Hàn Thực thường được tách biệt nhau về mặt ý nghĩa. Vào ngày Tết Hàn Thực, các gia đình Việt Nam thường làm đồ ăn (chủ yếu là 2 món bánh trôi và bánh chay) để thờ cúng ông bà tổ tiên. Việc này được diễn ra trong phạm vi gia đình và không có xu hướng đi xa.

Ở Việt Nam, Tết Thanh Minh được hiểu như ngày lễ của việc Tảo mộ – nghĩa là thăm nom, chăm sóc và tỏ lòng thành kính với người đã khuất tại chính nơi chôn cất họ. Như vậy, trong những ngày Tết Thanh Minh mọi người thường lên kế hoạch đi xa, đến nơi chôn cất người đã khuất để dâng nén hương, hoa quả và những vật dụng muốn gửi đến họ. Tết Thanh Minh được xem là ngày lễ quan trọng của năm, giúp người Việt Nam thể hiện sự thương nhớ, biết ơn cũng như lòng thành kính của mình tới ông bà tổ tiên.

*

Tết Thanh Minh được hiểu như ngày lễ của việc Tảo mộ

Tết Hàn Thực thường chỉ kéo dài trong 3-4 ngày, cùng lắm là 1 tuần lễ (7 ngày); nhưng với Tết Thanh Minh mọi người có thể kéo dài từ 15 cho đến 30 ngày (tức là trong vòng 1 tháng). Trong những ngày tảo mộ, các gia đình Việt Nam thường tổ chức đi xa, kết hợp thăm nom mồ mả của ông bà tổ tiên với du lịch dã ngoại, nhằm tăng cường sự đoàn kết và gắn bó của các thành viên trong gia đình.

Cuộc sống hiện đại càng trở nên hối hả, bận rộn, thì thế hệ trẻ lại càng tỏ ra xa rời với các phong tục, tập quán lâu đời của dân tộc. Chúng ta quay cuồng với công việc hằng ngày, bị cuốn vào nỗi lo cơm áo gạo tiền từ lúc nào không hay. Có lẽ vì thế mà chúng ta dần quên mất Việt Nam còn có 1 ngày lễ vô cùng ý nghĩa đó là Tết Hàn Thực.

Tết Hàn Thực là dịp thích hợp để các thành viên trong gia đình sum họp và quây quần bên nhau, cùng thưởng thức những món ăn ngon lành giữa tiết trời se lạnh. Tết Hàn Thực giúp chúng ta tưởng nhớ những người đã khuất, cùng nhau ôn lại kỷ niệm của những ngày đã qua, và đặc biệt hơn nữa là chào đón ngày lễ cổ truyền của quê hương. Qua đó giáo dục con cháu – những thế hệ tương lai của đất nước gắn bó hơn nữa với truyền thống văn hóa tốt đẹp của Việt Nam.

Nguyên liệu và Cách làm bánh trôi, bánh chay của người Việt Nam ngày Tết Hàn Thực

Chuẩn bị nguyên liệu làm bánh trôi, bánh chay

Nguyên liệu làm bánh trôi, bánh chay rất dễ tìm trên thị trường. Bạn có thể mua nó tại siêu thị, các khu chợ, cửa hàng tạp hóa,… gần nơi mình sinh sống. Nguyên liệu đó bao gồm những thứ sau:

Bột nếp: chọn loại gạo nếp ngon, ngâm trong nước khoảng 6 – 8 tiếng đồng hồ, trộn với chút muối cho đậm đà, rồi xay nhỏ thành dạng bột.Nhân đường: là loại đường mía hoặc thốt nốt có dạng viên hình vuông nhỏ.Đậu xanh không có vỏVừng rangNước cốt dừa, dừa nạo sợi nhỏBột năng, bột đao hoặc bột sắn

*

Nguyên liệu làm bánh trôi, bánh chay

Các bước làm bánh trôi, bánh chay đơn giản

Để hoàn thành 1 đĩa bánh trôi, bánh chay ngon không hề phức tạp. Bạn chỉ cần chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu ở trên và thực hiện các bước sau đây

Bước 1: Cho bột vào bát to, rồi từ từ đổ nước vào bát bột, khuấy đều rồi dùng tay nhào đều. Hỗn hợp bột sau khi nhào phải đạt độ dẻo quánh, cầm chắc tay, không bị quá nhão và không bị quá khô.Bước 2: Đậu xanh ngâm với nước ấm trước khoảng 2-3 tiếng hoặc 1 đêm. Có thể dùng phương pháp hấp hoặc nấu để làm chín đậu xanh. Trong quá trình đun lửa cho thêm đường và muối sao cho vừa ngọt. Vừa đun vừa nghiền đậu xanh cho nhuyễn và tơi. Cuối cùng trộn thêm dừa tươi nạo làm tăng độ thơm bùi cho đậu xanh.Bước 3: Chia khối bột ra làm nhiều phần nhỏ đều nhau và vừa vặn với lượng nhân đã chuẩn bị. Đặt nhân vào giữa và vo tròn lại sao cho khít và đẹp nhất.Bước 4: Thả bánh đã nặn vào nồi nước sôi, luộc đến khi bánh nổi và trong thì vớt ra thả vào luôn bát nước lạnh. Rắc vừng đã rang lên phía trên mặt bánh trang trí.Bước 5: Hòa tan bột sắn dây hoặc bột năng với đường và nước, khuấy đều cho tan hết bột. Sau đó đặt lên bếp đun sôi đến khi hỗn hợp chuyển từ trạng thái lỏng sang sánh thêm nước hoa bưởi vào để tạo mùi thơm. Cuối cùng đổ lên trên bát bánh chay vừa mới luộc ở trên.

*

Bánh trôi, bánh chay là món ăn không thể thiếu trong ngày tết Hàn Thực

Cuộc sống hiện đại càng trở nên hối hả, bận rộn, thì thế hệ trẻ lại càng tỏ ra xa rời với các phong tục, tập quán lâu đời của dân tộc. Chúng ta quay cuồng với công việc hằng ngày, bị cuốn vào nỗi lo cơm áo gạo tiền từ lúc nào không hay. Có lẽ vì thế mà chúng ta dần quên mất Việt Nam còn có 1 ngày lễ vô cùng ý nghĩa đó là Tết Hàn Thực.

Xem thêm: Kim Ngạch Là Gì – Kim Ngạch Xuất Khẩu

Tết Hàn Thực là dịp thích hợp để các thành viên trong gia đình sum họp và quây quần bên nhau, cùng thưởng thức những món ăn ngon lành giữa tiết trời se lạnh. Tết Hàn Thực giúp chúng ta tưởng nhớ những người đã khuất, cùng nhau ôn lại kỷ niệm của những ngày đã qua, và đặc biệt hơn nữa là chào đón ngày lễ cổ truyền của quê hương. Qua đó giáo dục con cháu – những thế hệ tương lai của đất nước gắn bó hơn nữa với truyền thống văn hóa tốt đẹp của Việt Nam.

Chuyên mục: Hỏi Đáp