Hóa đơn Thương mại hoặc Tax invoice là chứng từ bắt buộc phải có trong bộ chứng từ xuất nhập khẩu. Nếu bạn mới tiếp xúc với chứng từ này cần phân biệt và hiểu được những điều cơ bản sau.
Bạn đang xem: Tax invoice là gì
hóa đơn thương mại là gì
Hóa đơn thương mại có thể viết tắt là CI ( commercial invoice) là hóa đơn được bên bán phát hành sau khi 2 bên hoàn thành thỏa thuận mua bán. CI là chứng từ rất quan trọng dựa vào đó người bán có quyền đòi tiền người mua. CI khác với hóa đơn chiếu lệ PI chỉ có chức năng giám sát, đối chiếu.
Hóa đơn thương mại là căn cứ để thu tiền
Hóa đơn thương mại được dùng như thế nào
Mục đích chính của hóa đơn thương mại là để làm chứng từ thanh toán – tức người bán dùng để đòi tiền bên mua hàng
Lưu ý khi lập hóa đơn cần biết ngày trên hóa đơn thương mại phả sau hoặc cùng với ngày hợp đồng, tuyệt đối không được trước ngày hợp đồng vì chả có ai chưa bán được gì mà đi đòi tiền người mua cả
Hóa đơn thương mại show số tiền dựa theo điều kiện mua bán trong Incoterm, kèm theo đó là những thông tin về hàng hóa, số lượng, thông tin ngân hàng thu hưởng, quy cách sản phẩm mẫu…
Nhiều trường hợp để tiết kiệm thời gian và thuận tiện nhiều người sẽ gộp cả hóa đơn thương mại va phiếu đóng gói hàng hóa vào cùng nhau trường hợp này hóa đơn CI và Packing list cùng thể hiện nội dung về tiền thanh toán và số lượng, quy cách đóng hàng..
Nhưng để phân biệt rõ nhất thì ban cần biết là hóa đơn là chứng từ để đòi tiền còn Phiếu đóng gói la chứng từ mô tả tình trạng hàng lúc đóng xếp giao cho khách thế nào, bao nhiêu kiện, trọng lượng và thể tích bao nhiêu…
Nội dung thể hiện trên hóa đơn thương mại
Mỗi công ty có mẫu form hóa đơn thương mại khác nhau nhưng dù thế nào thì trên hóa đơn cũng phải có những thông tin sau:
Số hóa đơn và & ngày lập hóa đơn ( ngày phải được lập sau hoặc trùng với ngày trên hợp đồng)
Tên, địa chỉ người bán & người mua ( Địa chỉ thể hiện trên đăng ký kinh doanh)
Thông tin hàng hóa: mô tả, số lượng, đơn giá, số tiền ( số lượng giao dịch mua bán thực tế)
Điều kiện cơ sở giao hàng ( giá bán theo các điều kiện trong Incoterm)
Điều kiện thanh toán ( các phương thức thanh toán như L/C, TT…)
Cảng xếp, dỡ ( tương ứng với cảng bốc hàng tại đầu xuất và cảng dỡ hàng tại đầu nhập)
Tên tàu, số chuyến…( lấy theo số booking do hãng vận chuyển cung cấp)
Những Lưu Ý Khi Phát Hành Hóa Đơn Trong Thanh Toán LC
Trong thanhg toán lC yêu cầu về hóa đơn thương mại cũng khắt khe hơn các hình thức khác, dẫn chiếu theo UCP600 bắt buộc theo yêu cầu bên bán phát hành như sau:
Hóa đơn phải ghi đúng tên người bán, người mua ghi trong hợp đồng hoặc trong L/C.
Xem thêm: Âm Thanh Là Gì – Một Số Kiến Thức Về Âm Thanh Mà Bạn Nên Biết
Theo vì theo quy định là hóa đơn không cần phải ký tên trên hóa đơn thương mại nên nếu có ký tên trong hóa đơn thương mại phải được quy định rõ trong L/C,
Các mô tả hàng hóa, dịch vụ hoặc giao dịch khác trong hóa đơn phải phù hợp với mô tả hàng hóa trong L/C và trong hợp đồng về số lượng, ký hiệu, giá cả, quy cách, chủng loại.
Trường hợp trong L/C đề cập đến giấy phép và những chú ý khác thì những chi tiết này phải ghi trong hóa đơn.
Thông tin trên hóa đơn tuyệt đối không mâu thuẫn với những chứng từ khác.
Xem thêm: Lập Trình Python Là Gì – Python (Ngôn Ngữ Lập Trình)
Thực tế làm việc tôi thấy khi phát hành hóa đơn thương mại nhiều doanh nghiệp do chủ quan gặp các lỗi phổ biến như sau:
Một số lỗi phổ biến cần tránh khi phát hành hóa đơn thương mại
Không ghi rõ điều kiện giao hàng trên hóa đơn, dù 2 bên đã thỏa thuận nhưng vẫn nên ghi cụ thể các điều khoản ví dụ: CIF, Hải Phòng, Incoterm 2020
Ngày trên hóa đơn thương mại không được sớm hơn ngày trên hợp đồng
Nhiều tường hợp trên hợp đồng có giảm giá nhưng trên hóa đơn lại không show thông tin khoản giảm giá
Thông tin hàng hóa mô tả hời hợt trên INV
Nội dung này rất quan trọng nên bạn đọc cần phải hiểu rõ về hóa đơn để hạn chết xuất nhầm phát sinh những sai lầm đáng tiếc.
Chuyên mục: Hỏi Đáp