Tài sản lưu động là gì? Tài sản lưu động có đặc điểm gì? Tài sản lưu động và vốn lưu động có khác nhau không? Đây là những câu hỏi thắc mắc của các bạn học kinh tế hay các nhà đầu tư, để giúp các bạn giải đáp được thắc mắc của mình, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây các bạn nhé!

*

*

Tài sản lưu động là gì?

Tài sản lưu động của doanh nghiệp là tất cả những tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp , có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi vốn trong 1 năm (nếu chu kỳ kinh doanh £ 1 năm ) hoặc trong vòng một chu kỳ kinh doanh, (nếu chu kỳ kinh doanh > 1 năm)

Chu kỳ kinh doanh được hiểu là khoảng thời gian cần thiết kể từ khi doanh nghiệp bỏ vốn vào kinh doanh dưới hình thái tiền tệ lại thu được vốn đó dưới hình thái tiền tệ.

Bạn đang xem: Tài sản lưu động là gì

Tuỳ theo lĩnh vực kinh doanh mà chu kỳ kinh doanh của mỗi doanh nghiệp khác nhau. Đối với doanh nghiệp sản xuất, đó là khoảng thời gian cần thiết kể từ khi doanh nghiệp bỏ tiền mua vật tư, chế biến vật liệu đó thành sản phẩm và bán được sản phẩm đó. Đối với doanh nghiệp thương mại, chu kỳ kinh doanh được hiểu là khoảng thời gian kể từ khi bỏ tiền mua hàng hoá và đem bán được hàng hoá đó.

Xem thêm: Gang Tiếng Anh Là Gì

Tài sản lưu động thay đổi hình thái của nó trong phạm vi một chu kỳ kinh doanh. Như vậy, giá trị của nó sẽ được chuyển toàn bộ, một lần vào sản phẩm làm ra. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, TSLĐ có sự thay đổi hình thái thường xuyên theo một chu kỳ khép kín : Tiền à Nguyên vật liệu à Bán thành phẩm à Sản phẩm à Tiền (T — H — T’)

Tài sản lưu động bao gồm những loại nào?

Tài sản lưu động bao gồm những loại nào? TSLĐ của doanh nghiệp có thể tồn tại dưới hình thái tiền tệ, hiện vật (vật tư, hàng hoá), dưới dạng đầu tư ngắn hạn và các khoản nợ phải thu ngắn hạn. Chi tiết như sau:

*

*

Tiền(Cash)

Tất cả tiền mặt tại quỹ, tiền trên các tài khoản ngân hàng và tiền đang chuyển. Lưu ý rằng,ở đây tiền (hay vốn bằng tiền )không phải chỉ là tiền mặt. Nhiều người nhầm lẫn khái niệm Cash trong tiếng Anh và cho nó đồng nghía với khái niệm tiền mặt trong tiếng Việt.Theo ngôn ngữ tiếng Việt Nam ,”tiền mặt “ không bao gồm tiền gửi ngân hàng.Khi các doanh nghiệp thanh toán bằng séc hoặc chuyển khoản thì được gọi là “thanh toán không dùng tiền mặt “. Trong lĩnh vực tài chính- kế toán ,tài sản bằng tiền “Cash “của một công ty hay doanh nghiệp bao gồm:

+ Tiền mặt(Cash on hand)

+ Tiền gửi ngân hàng(Bank accounts)

+ Tiền dưới dạng séc các loại (Cheques)

+ Tiền trong thanh toán(Floating money,Advanced payment)

+ Tiền trong thẻ tín dụng và các loại tài khoản thẻ ATM

Vàng, bạc, đá quý và kim khí quý

Đây là nhóm tài sản đặc biệt, chủ yếu dùng vào mục đích dự trữ. Tuy vậy, trong một số nghành như ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, trị giá kim cương, đá qúy, vàng bạc, kim khí quý vv..có thể rất lớn.

Xem thêm: Câu Ví Dụ,định Nghĩa Và Cách Sử Dụng Của Equivalent Là Gì

Các tài sản tương đương với tiền(cash equivalents)

Nhóm này gồm các tài sản tài chính có khả năng chuyển đổi cao, tức là dễ bán, dễ chuyển đổi thành tiền khi cần thiết.Tuy nhiên, không phải tất cả các loại chứng khoán đều thuộc nhóm này. Chỉ có các chứng khoán ngắn hạn dễ bán mới được coi là TSLĐ thuộc nhóm này. Ngoài ra, các giấy tờ thương mại ngắn hạn, được bảo đảm có độ an toàn cao thì cũng thuộc nhóm này. Ví dụ:hối phiếu ngân hàng,kỳ phiếu thương mại,bộ chứng từ hoàn chỉnh…

Chi phí trả trước(Prepaid expenses)

Chi phí trả trước bao gồm các khoản tiền mà công ty đã trả trước cho người bán, nhà cung cấp hoặc các đối tượng khác. Một số khoản trả trước có thể có mức độ rủi ro cao vì phụ thuộc vào một số yếu tố khó dự đoán trước

Các khoản phải thu(Accounts receivable)

Các khoản phải thu là một tài sản rất quan trọng của doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty kinh doanh thương mại, mua bán hàng hoá. Hoạt động mua bán chịu giữa các bên, phát sinh các khoản tín dụng thương mại.Thực ra ,các khoản phải thu gồm nhiều khoản mục khác nhau tuỳ theo tính chất của quan hệ mua bá, quan hệ hợp đồng

Tiền đặt cọc

Trong nhiều trường hơp, các bên liên quan đến hợp đồng phải đặt cọc một số tiền nhất định. Phần lớn các điều khoản về tiền đặt cọc quy định theo 2 cách:

– Số tiền đặt cọc tính theo tỷ lệ phần trăm giá trị hợp đồng hoặc giá trị tài sản được mua bán

– Số tiền đặt cọc được ấn định bằng một số tiên cụ thể,hoặc một giá trị tối thiểu cho hợp

*

Tiền đặt cọc là một tài sản không chắc chắn, độ tin cậy có thể giao động lớn,từ 90% đến 30% hay 40%. Do tính chất là một tài sản bảo đảm như vậy nên mặc dù tiền đặt cọc thuộc TSLĐ nhưng nó không được các ngân hàng tính đến khi xác định khả năng thanh toán bằng tiền của doanh nghiệp

Hàng hoá vật tư(Inventory)

Hàng hoá vật tư được theo dõi trong một tài khoản gọi là hàng tồn kho.”Hàng tồn kho” trong khái niệm này không có nghĩa là hàng hoá bị ứ đọng, không bán được, mà thực chất bao hàm toàn bộ các hàng hoá vật liệu,nguyên liệu đang tồn tại ở các kho, quầy hàng hoặc trong xưởng. Nó gồm nhiều chủng loại khác nhau như:NVL chính, NVL phụ, vật liệu bổ trợ, nhiên liệu và các loại dầu mở, thành phẩm…

Các chi phí chờ phân bổ

Trong thực tế, một khối lượng NVL và một số khoản chi phí đã phát sinh nhưng có thể chưa được phân bổ vào giá thành sản phẩm hay dịch vụ. Những khoản này sẽ được đưa vào giá thành trong khoảng thời gian thích hợp.

Công thức tính tài sản lưu động như thế nào?

Cách tính tài sản lưu động như sau:

TSLĐ = Tiền mặt + Tiền gửi ngân hàng + Công nợ + Các khoản phải thu + Đầu tư ngắn hạn + Hàng tồn kho + Chi phí trả trước

Tai san luu dong la gi? Chắc hẳn bạn đã có câu trả lời đúng không ạ? Hi vọng với chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu rõ và nắm vững kiến thức cơ bản của tài sản lưu động. Hãy đồng hành cùng chúng tôi để cập nhật nhũng thông tin bổ ích các bạn nhé!

Chuyên mục: Hỏi Đáp