Có Tài mà không có Đức, là người vô dụng Có Đức mà không có Tài, thì làm việc gì cũng khó.

Bạn đang xem: Tài là gì

Tư tưởng lớn của hai bậc Danh nhân văn hóa thế giới, dù ở hai thời đại khác nhau, nhưng có cốt lõi tương đồng. Cái Tâm – tức cái Đức là gốc của con người chân chính, lương thiện, nhưng cái Tài cũng là một phẩm chất quan trọng để tạo nên nhân phẩm. Người vừa có Đức, vừa có Tài, mới là “con người hoàn toàn” (Lời Bác Hồ). Để được như vậy, không phải dễ!

“Tài”, hay tài năng, là khả năng làm được những công việc hoặc một nghề nào đó có ích cho xã hội với chất lượng tốt và hiệu quả cao. Người có Tài luôn luôn có óc sáng tạo, tìm tòi cái mới, thường am hiểu lý thuyết chuyên sâu về một lĩnh vực nào đó và có năng lực thực hành giỏi. “Tài” chỉ thật sự có ích, có ý nghĩa xã hội và giá trị nhân văn, khi được xây dựng trên nền tảng chữ “Đức”, chữ “Tâm”. Có được sự kết hợp hài hòa ấy, và ở trình độ vượt trội so với đồng loại, mới đáng gọi là nhân tài! Nói một cách trung thực, nhân tài đích thực – xưa nay thật sự không có nhiều.

✅ TRUNG TÂM GIA SƯ TÂM TÀI ĐỨC

Người có Tài, hoặc cao hơn – là nhân tài, thường hay gặp cảnh lận đận, éo le. Thi hào Nguyễn Trãi (1380 – 1442) đến cuối đời đã phải than thở: “Hoa thì hay héo, cỏ thường tươi” (Quốc âm thi tập). Nguyễn Du thì u uất triết lý: “Có Tài mà cậy chi Tài/ Chữ Tài liền với chữ Tai một vần”. Ngày nay, một số người có Tài, có Đức, ham làm việc, ham cống hiến tâm trí cho đất nước, cho nhân dân, nhưng họ lại gặp phải thói đố kỵ của không ít người có chức, có quyền nhưng tài hèn đức mọn và cả các đồng nghiệp ở nhiều địa phương, cơ quan, đơn vị, nên không thi thố được tài năng, nhiều khi lâm nạn. Đấy là một thực tế rất đáng đau buồn.

“E vì Chính phủ nghe không đến, thấy không khắp, đến nỗi những bậc tài đức không thể xuất thân. Khuyết điểm đó, tôi xin thừa nhận./ Nay muốn sửa đổi điều đó, và trọng dụng những kẻ hiền năng, các địa phương phải lập tức điều tra nơi nào có người tài đức, có thể làm được những việc ích nước lợi dân, thì phải báo cáo ngay cho Chính phủ biết” (Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1990, tr. 51). Đảng và Nhà nước ta, trong công cuộc đổi mới, CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế, đã xác định: Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao và bồi dưỡng nhân tài, góp phần xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam tiên tiến. Cho nên, đào tạo con người vừa có Tâm, vừa có Tài là một yêu cầu bức thiết và tất yếu của đất nước hôm nay và mai sau. Tạo điều kiện cho nhân tài xuất thân và phát triển; phê phán thói đố kỵ hiền tài và những kẻ cơ hội mạo danh là “nhân tài” – đang là vấn đề thời sự bức xúc, đồng thời có ý nghĩa to lớn và lâu dài để đất nước phát triển nhanh và bền vững, tiến kịp và hòa nhập với thế giới văn minh.

❓ GIÁO DỤC LÀ GÌ ?

Bàn về chữ tài

Có người hỏi M. Xi-ôn-cốp-xki, cha đẻ của ngành hàng không vũ trụ rằng, vì sao con người có thể phát minh được tên lửa, ông hóm hỉnh trả lời: Vì con lợn suốt đời cho chúi đầu xuống máng ăn, con người thì đôi khi biết ngước lên bầu trời. Lại có người hỏi Lev Nikolayevich Tolstoy, cái gì ẩn giấu trong chồng tác phẩm đồ sộ của ông, L.Tôn-xtôi đáp: 99% lao động và 1% tài năng. Như vậy, khát vọng và ý chí bền bỉ, kiên cường trong lao động quyết định mọi thành công trong hoạt động sáng tạo, mà tài năng chỉ nảy sinh trong lao động sáng tạo.

Đã có thời người ta nghĩ cần cù có thể bù tài năng. Nếu đấy là khẩu hiệu đế khích lệ quần chúng cho một mục tiêu lao động nào đó thì cần thiết, nhưng quả thực hiểu tài năng có thể thay thế bằng sự cần cù thì thật tai hại. Cách hiểu ấy đánh đồng sự cần cù của người có tài với sự cần cù của người bình thường, đánh đồng những sản phẩm trí tuệ chất lượng cao với sản phẩm của những trí tuệ trung bình, đánh đồng lao động của L.Tôn-xtôi với lao động của người nông dân Nga cuối thế kỷ XIX.

Xem thêm: Below The Line Là Gì – Phân Biệt Sự Khác Nhau Giữa Atl Và Btl

*

Có vô vàn biểu hiện của tài năng nhưng đã là người có tài thì ít nhất họ phải có sự hiểu biết sâu rộng trong lĩnh vực chuyên môn của mình, biết chọn được cách hành động tối ưu và có đủ bản lĩnh, giải pháp thực hiện thành công mục tiêu đặt ra nhanh hơn và hiệu quả hơn những người khác.

Tài năng là khát vọng của nhiều người. Càng hiểu biết nhiều, giao tiếp rộng, khát vọng tài năng càng cháy bỏng. Đây cũng là nguồn gốc biết bao bi kịch trong cuộc đời. Trước hết là bi kịch của những tài năng thật sự. Đó là bi kịch của sự cô đơn. Người có tài thường có những ý tưởng và việc làm táo bạo, mới mẻ bị người xung quanh cho là điên rồ. Khi A. Anh-xtanh công bố Thuyết tương đối, khi Ma-ri Qui-ri tin rằng trong đống quặng bẩn thỉu ở góc phòng cửa bà có nguyên tố phóng xạ ra-đi, khi Men-đen loay hoay với mấy con ruồi dấm để tìm cấu trúc gen di truyền hay có ai đó hôm nay tin rằng ngoài vũ trụ có sự sống… họ đều bị coi là những kẻ lẩm cẩm. Tài năng còn là đối tượng của sự ganh ghét, sự ganh ghét sẽ trở nên nguy hiểm khi kẻ ganh ghét là cấp trên, là những người có thế lực, có tiền bạc hoặc những kẻ đê tiện lại xảo quyệt. Bị vây hãm trong tấm lưới nhện vu khống, kèn cựa, chọc gậy bánh xe… nhiều người trở nên tuyệt vọng, thoái chí bỏ cuộc. Nhiều tài năng đã thui chột bằng con đường ấy.

Thứ hai là bi kịch của sự hoang tưởng. Một số người có tài, đã gặt hái được một vài thành công, họ được tán dương, được cân nhắc, được quần chúng ủng hộ. Như con gà trống ngỡ mặt trời mọc là nhờ tiếng gáy của mình, họ vơ lấy mọi thành tích của tập thể, coi thường sáng kiến cửa người khác, chống lại mọi sự thay đổi trái ý mình. Trong khi người lãnh đạo ngủ say sưa trên giàn kèn đồng, cơ quan hoặc doanh nghiệp của ông ta cứ sa sút dần, tín nhiệm của ông cũ nó sa sút theo. Cứ đà ấy, người tài năng ngày nào dần da sẽ thành một gã huênh hoang và bảo thủ, nỗi lo sợ của mọi tài năng.

Loại bi kịch thường gặp nữa là bi kịch tài năng giả. Có nhiều thủ trưởng thường trang sức bằng những tài năng mà mình không có, họ dùng tiền công và cả tiền riêng mua về những tấm bằng Tiến sĩ, Giáo sư để hù dọa thiên hạ. Họ gắn tên mình vào các công trình, đề án, giải pháp khoa học của cấp dưới. Họ mông má sáng kiến của người khác biến nó thành của mình. Buồn thay, ‘những con quạ đội lốt công’ như vậy không ít đi mà có vẻ ngày càng đông đúc thêm.

Xem thêm: Otp Là Gì Kpop – #4271: Hỏi Ngu 1 Tí : Otp Là Gì Vậy =w=

Trên một bia đá Văn Miếu có câu Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Hiểu được điều đó và vì điều đó quả không dễ.

Chuyên mục: Hỏi Đáp