Trong entry này chúng ta sẽ tìm hiểu thế nào là thâm hụt tài khoản vãng lai, mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá… và giống như entry trước, ta cần đưa về mô hình giản đơn để hiểu các khái niệm.

Bạn đang xem: Tài khoản vãng lai là gì

Tỷ giá hối đoái

Hãy tưởng tượng cả trái đất chỉ còn hai quốc gia là Việt Nam và Mỹ với đồng tiền mỗi nước là VNĐ và USD. Mỗi quốc gia có 1 người dân tên là A và B. Để cho chẵn thì tỷ giá lúc này là 10.000 VNĐ/USD.

*

10.000đ/USD này được quy định từ đâu ra? Nó được quy định bởi ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) khi muốn chuyển qua lại giữa hai loại đồng tiền tại Việt Nam. Còn ở Mỹ, có thể đổi với tỷ giá đó không? Không vì quy định và cách tính của mỗi quốc gia mỗi khác nhau.

Đầu tiên là khái niệm tỷ giá thực tế, là tỷ giá được quy đổi theo phương pháp ngang sức mua. 1 cái áo ở Mỹ giá 10 USD, cũng cái áo đó ở Việt Nam giá 100.000đ. Hoặc để cho dễ thì có thể sử dụng các hàng hóa được tiêu chuẩn rất cao của các công ty đa quốc gia; cụ thể là bánh BigMac của MC. Donald’s. Bên cạnh đó là tỷ giá danh nghĩa, là tỷ giá được quy định bởi ngân hàng trung ương mỗi nước vì tỷ giá theo sức mua biến đổi liên tục; không ai sức đâu mà mỗi lần cần tỷ giá thì đi tìm thông qua phương pháp ngang sức mua. Một cái biến động nhanh và một cái biến động chậm dẫn tới hai loại tỷ giá này thường sẽ lệch nhau dẫn tới khái niệm định giá cao, định giá thấp đồng tiền.

*

Hàng ngày NHNN sẽ công bố tỷ giá trung tâm. Các NH TM được mua/bán trên biên độ +/- 3%

Quay lại mô hình ban đầu, A là chủ bánh mỳ tại Việt Nam, mỗi ngày anh xuất khẩu sang Mỹ, bán cho anh B, 10 cái bánh mỳ, mỗi cái giá 1 usd. Mỗi ngày anh ta thu được 10 USD, anh cần đổi 10 USD này thành 100.000đ để trả các chi phí đầu vào và tiêu dùng cá nhân tại đất nước Việt Nam. Cứ mỗi ngày anh ta giúp Việt Nam thặng dư 10 USD và làm Mỹ thâm hụt 10 USD. Hàng ngày có hàng triệu các giao dịch qua lại kiểu như vậy, nó được thể hiện trong mục tài khoản vãng lai của Bảng cán cân thanh toán quốc tế

*

Xuất/nhập khẩu hàng hóa/dịch vụ thể hiện trên tài khoản vãng lai

Ở bảng trên, trong quý II, chúng ta đã xuất khẩu 58,626 tỷ USD hàng hóa và nhập khẩu 55,580 tỷ đô. Chênh lệch 3,046 tỷ USD này sẽ đi vào đâu? nó đi vào tài khoản của các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước. Doanh nghiệp này sẽ phải bán USD cho các tổ chức tín dụng (TCTD) để thu về VNĐ chi trả cho các khoản đầu vào bằng VNĐ.

Quay lại ví dụ với mô hình đơn giản, nếu như cung tiền đồng trong nước không đổi trong khi mỗi ngày lại có 10 USD đổ vào Việt Nam thì sẽ khiến cho VNĐ bị tăng giá; không còn là 10.000đ/usd nữa mà sẽ thành 9.000đ/usd chẳng hạn. Tỷ giá giảm khiến cho anh A gặp vấn đề do trước đây mỗi ngày kiếm được 100.000đ thì nay chỉ còn 90.000đ. A hoặc chấp nhận thiệt hoặc tăng giá bán từ 1 USD/cái lên thành 1,1 USD/cái; nhưng làm vậy sẽ làm cho bánh mỳ của anh tại Mỹ trở nên kém cạnh tranh hơn. Vậy khi VNĐ mạnh lên thì khiến cho xuất khẩu gặp khó khăn; NHNN phải tăng cung tiền VNĐ bằng cách mua USD từ các tổ chức tín dụng, để cân bằng với số USD tăng thêm. Ngược lại, nếu như thâm hụt tài khoản thì NHNN phải bù đắp khoản thâm hụt đó bằng bán USD từ dự trữ ngoại tệ hoặc phải vay tiền USD từ các nước khác. Nếu như thâm hụt liên tục thì dự trữ ngoại tệ cũng mức tối thiểu; sẽ chỉ còn cách đi vay. Vậy thâm hụt thương mại đồng nghĩa với nợ nước ngoài của CP tăng. Nợ nước ngoài chỉ giảm khi có thặng dư tài khoản vãng lai.

Trong mục cán cân vãng lai thì kiều hối nằm trong mục “Chuyển giao vãng lai : 2,696 tỷ USD ( kiều hối góp một phần không nhỏ vào việc cân bằng tài khoản vãng lai). NHNN không cấm người nhận kiều hối gửi tiết kiệm hay rút USD ra nhưng tiền gửi USD đang là 0% trong khi VNĐ đang mức 7% nên đa phần sẽ chuyển sang VNĐ để gửi tiết kiệm và NHNN có được USD.

Lạm phát và tỷ giá hối đoái

Quay trở lại mô hình ban đầu, tỷ giá 10.000đ/USD là tỷ giá thực tế và cũng là tỷ giá danh nghĩa. Tại năm kế tiếp, giả định lạm phát của Việt Nam là 1%; lạm phát của Mỹ cũng là 1% -> Cả VNĐ lẫn USD đều bị lạm phát với tỷ lệ như nhau -> Tỷ giá thực tế vẫn bằng tỷ giá danh nghĩa nhưng giá thì khác. Trước đây ở VN một cái áo giá 10.000đ; ở Mỹ giá cái áo đó là 1 USD thì nay ở VN là 10.100đ và ở Mỹ là 1,01 USD. Nếu lạm phát của VN là 4% trong khi lạm phát của Mỹ là 2% thì tỷ giá thực tế sẽ thành 10.200đ/USD trong khi danh nghĩa vẫn là 10.000đ/USD. NHNN duy trì tỷ giá 10.000đ/USD, lúc này gọi là VNĐ bị định giá cao hơn thực tế.

Về lý thuyết thì tỷ giá sẽ phải điều chỉnh theo sức mua đồng tiền như trên và được điều chỉnh tùy thuộc vào lạm phát mỗi nước. Nhưng thực tế thì giữa Mỹ và VN có những rào cản thương mại và phi thương mại nên không đơn giản là hàng hóa từ nơi bán giá thấp tới nơi bán giáo cao để làm cân bằng toàn thị trường. Ví dụ như trong một cái chợ thì giá một cân thịt lợn sẽ bằng nhau ở mọi cửa hàng vì nếu ở đâu cao hơn thì người mua sẽ không mua khiến giá giảm; ở đâu thấp hơn thì người mua sẽ kéo tới mua khiến giá tăng. Nhưng nếu cái chợ đó được phân ra làm đôi và có những rào cản nằm giữa thì giá lợn mỗi bên sẽ khác nhau.

Vì vậy, tỷ giá VNĐ/USD chịu sự tác động chủ yếu của cung cầu USD trong nước. Người cần USD để nhập khẩu hàng hóa, chuyển tiền cho con học nước ngoài, để du lịch sẽ phải mua USD từ TCTD. Người xuất khẩu hàng hóa, người nhận kiều hối, khách du lịch nước ngoài tại VN,..cần bán USD cho TCTD. Cả người bán và người mua USD đều gặp những rào cản bởi chính sách cả hành chính lẫn kinh tế của NHNN. Thặng dư tài khoản vãng lai (thặng dư thương mại) cho thấy là cung USD tăng, tỷ giá sẽ có xu hướng giảm; ngược lại là thâm hụt thì sẽ làm tỷ giá tăng. Những năm gần đây chúng ta thu hút các doanh nghiệp FDI rất lớn nhờ vậy đã giảm mức thâm hụt tiến tới thặng dư.

*

Giai đoạn 2006 tới 2011 thâm hụt thương mại VN rất lớn. Nó cũng có mối liên quan với lạm phát giai đoạn này rất cao.

Xem thêm: tire là gì ? (từ điển anh

Trước đây VNĐ bị định giá cao hơn giá trị thực nhưng hiện tại thì VNĐ lại đang bị coi là định giá thấp hơn giá trị thực nhờ thặng dư liên tục các năm gần đây. Nói chung nhờ có các anh FDI, cụ thể là mấy anh như Samsung mà giúp ích cho kinh tế nước nhà rất nhiều. Giả định các anh mà rút USD ra mang về nước thì sẽ lặp lại khủng hoảng của các nước mới nổi năm 1997. Khi FED tăng lãi suất lên 2,5% như hiện nay thì các nước mới nổi đều lo sợ về dòng vốn bị hút ra khỏi thị trường để trở về Mỹ gửi tiết kiệm. Nếu để ý các bản tin tài chính ta sẽ hay nghe thấy cụm từ này những tháng gần đây.

Tóm lại, khi cung USD tăng sẽ khiến cho VNĐ tăng giá ảnh hưởng tới Xuất khẩu. NHNN phải cung VNĐ ra tương ứng nhằm giữ nguyên tỷ giá và cũng làm tăng dự trữ ngoại hối. Tăng cung tiền cũng dẫn tới lạm phát nên NHNN sẽ phải cân đối giữa bài toán tỷ giá và bài toán lạm phát. Ngược lại, khi cung USD giảm sẽ khiến VNĐ giảm giá, làm tăng giá nhập khẩu ảnh hưởng tới sản xuất trong nước (đa phần hàng nhập khẩu là nguyên vật liệu, máy móc sx). NHNN phải bán ra USD làm tăng cung USD, bán ra USD thì thu về VNĐ (làm giảm cung tiền VNĐ), làm lạm phát giảm; nếu giảm quá sẽ thành giảm phát.

Sự sụp đổ của đồng đô la Mỹ

USD cũng mất giá bởi lạm phát vì vậy mua USD tích trữ cũng chỉ ngăn một phần sự mất giá của đồng tiền; chuyển sang VNĐ gửi ngân hàng có lãi suất cao hơn lạm phát còn lợi hơn. Đó là điều mà NHNN đang làm và nhờ vậy chúng ta giảm được việc tích USD trong két người dân.

Mỗi năm Mỹ thâm hụt tài khoản vãng lai khoảng 600 tỷ usd, tương ứng với 3% GDP. Số thậm hụt này được chính phủ Mỹ vay thông qua bán trái phiếu chính phủ; hiện nay tổng nợ công của Mỹ đã vượt 20.000 tỷ USD ( bằng GDP của Mỹ). Mỹ có phá sản không? Không, vì Mỹ có thể in 20.000 tỷ USD ra để trả các khoản nợ. Đó là lợi thế của Mỹ, khác với các nước có nợ công cũng cao như Nhật hay TQ. Nhưng khi Mỹ tăng cung USD thêm 20.000 tỷ sẽ làm tăng tổng lượng USD trên toàn thế giới khiến cho USD bị mất giá đi tương ứng. Các nhà kinh tế đã dự đoán về sự sụp đổ của đồng đô la như một hệ quả tất yếu nếu như Mỹ không cải thiện cán cân từ thâm hụt sang thặng dư. Năm 2018 nhờ sự quyết liệt của ông Trump trong cắt giảm chi tiêu công và mục tiêu giảm thâm hụt thương mại nên đô la mỹ trở nên mạnh lên so với các đồng tiền khác. Một lần nữa việc giữ USD trong két có vẻ không thông minh; và nó cũng cho ta thấy việc giữ tài sản bằng tiền pháp định như VNĐ hay USD hay EURO đều không phải biện pháp tốt.

Các nhà đầu tư có thể kiếm chênh lệch từ tỷ giá va lạm phát. Ví dụ trước đây USD gửi ở Mỹ có lãi suất 0,5% thì ở VN tiền gửi USD đang là 4% và VNĐ cao hơn 10% ( vì lạm phát cao nên LS cũng cao). Dòng tiền sẽ dịch chuyển từ Mỹ sang VN dưới dạng kiều hối để gửi vào NH lấy lãi. Các quỹ cũng thu hút tiền USD từ các nhà đầu tư tại mỹ để đầu tư gián tiếp FII vào Việt Nam. Dòng vốn trên thế giới luôn dịch chuyển từ nơi bị định giá thấp tới nơi bị định giá cao.

Tăng dự trữ ngoại hối

Khi NHNN mua USD luôn phải cung ra một lượng tiền tương ứng vì nếu không sẽ ảnh hưởng tới tỷ giá và lạm phát. Khi cung tiền VNĐ thì VNĐ sẽ đổ vào đâu? vào tài khoản tiết kiệm VNĐ (làm lãi suất giảm), vàng, thị trường chứng khoán, bất động sản,…Nói chung sẽ ảnh hưởng tới một loại tài sản đầu tư tùy thuộc vào lượng cung tiền.

Ngân hàng nhà nước thường có kế hoạch cho việc tích trữ USD hay bán USD để bình ổn tỷ giá mỗi giai đoạn. Nhờ thông tin họp báo thường kỳ hàng tháng của chính phủ, của ngành NH mà ta biết được NHNN đã thực hiện mua USD chưa và dự định mua USD chính xác lúc nào.

*

Trích trên báo

*

Phát biểu tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2019 sáng nay (9/1), Thống đốc Ngân hàng nhà nước (NHNN) Lê Minh Hưng cho biết, NHNN đã mua thêm hơn 6 tỷ USD trong cả năm 2018 để tăng dự trữ ngoại hối. Và trong hai ngày qua tiếp tục mua vào ngoại tệ để tăng dự trữ ngoại hối.

Con số cụ thể về dự trữ ngoại hối quốc gia của nước ta đến cuối năm nay là bao nhiêu không được NHNN tiết lộ.

Được biết, những tháng đầu năm, khi cung cầu ngoại tệ khá thuận lợi, NHNN đã tranh thủ mua ngoại tệ bổ sung dự trữ ngoại hối Nhà nước.

Xem thêm: Cytotoxicity Là Gì – Cytotoxicity Testing, Mtt Testing Lab

Đến tháng 6/2018 tại phiên họp trực tuyến của Chính phủ với các địa phương, Thống đốc Lê Minh Hưng đã công bố con số dự trữ ngoại hối quốc gia đã lên tới 63,5 tỷ USD. Đây là con số kỷ lục tại thời điểm đó.

Chuyên mục: Hỏi Đáp