Phương pháp đối ứng tài khoản trong kế toán đặc biệt trong công tác hạch toán kế toán của doanh nghiệp và hướng dẫn các bước định khoản hạch toán các nghiệp vụ phát sinh,tài khoản kế toán, cách định khoản hạch toán và phương pháp ghi sổ kép trong kế toánđược tổng hợp trong tài liệu nguyên lý kế toán sẽ hỗ trợ các bạn chưa biết gì về kế toán có kiến thức thật vững trước khi bước vào nghề

Khái niệm phương pháp đối ứng tài khoản trong kế toán

Phương pháp đối ứng tài khoản là phương pháp phản ánh sự biến động của tài sản , nguồn vốn và các quá trình hoạt động được thể hiện trong mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh . Phương pháp này được cấu thành bởi 2 yếu tố : tài khoản kế toán và các quan hệ đối ứng tài khoản
Phương pháp đối ứng tài khoản nối liền việc lập chứng từ và khái quát tình hình kinh tế bằng hệ thống báo cáo tài chính . Phương pháp đối ứng tài khoản có vai trò quan trọng trong việc quản lý tài sản của đơn vị kế toán và là công việc không thể thiếu trước khi lập hệ thống báo cáo tài chính
Tài khoản kế toán là công cụ , phương tiện để kế toán phản ánh , theo dõi sự biến động của đối tượng kế toán ( tài sản , nguồn vốn , doanh thu và chi phí ) , mỗi một đối tượng được theo dõi trên một tài khoản .

Bạn đang xem: Tài khoản đối ứng là gì

*

Việc phân chia bên Nợ và bên Có ở 2 bên trái – phải chỉ mang tính quy ước để ghi chép chứ không bao hàm ý nghĩa về mặt kinh tế
Tài khoản kế toán là phương tiện để phản ánh sự biến động của đối tượng kế toán , mỗi đối tượng được phản ánh trên một tài khoản . Đối tượng kế toán của một đơn vị kế toán mang tính đa dạng , phong phú do đó một đơn vị kế toán phải sử dụng nhiều loại tài khoản . Việc xây dựng nguyên lý kết cấu chung của tài khoản sẽ tạo cơ sở cho việc thiết kế cách ghi chép trên các loại tài khoản kế toán chủ yếu.
– Phải có nhiều loại tài khoản cơ bản để phản ánh tài sản , nguồn vốn cũng như phải có các tài khoản điều chỉnh cho các tài khoản cơ bản
– Kết cấu của tài khoản phản ánh tài sản phải ngược với kết cấu của tài khoản phản ánh nguồn vốn và kết cấu của tài khoản điều chỉnh phải ngược với kết cấu khoản cơ bản mà nó điều chỉnh .
– Số phát sinh tăng được phản ánh cùng bên với số dư đầu kỳ , số phát sinh giảm được phản ánh ở bên còn lại của tài khoản kế toán
Việc ghi chép vào tài khoản phản ánh tài sản , nguồn vốn , doanh thu , chi phí và xác định kết quả được minh hoạ như sau :

*

*

Số dư cuối kỳ trên một tài khoản được xác định theo công thức sau :

Số dư cuối kỳ = Số dư đầu kỳ + Tổng phát sinh tăng – Tổng phát sinh giảm

– Các quan hệ đối ứng tài khoản : Quan hệ đối ứng tài khoản là mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn , giữa các loại tài sản với nhau và giữa các loại nguồn vốn với nhau trong các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và có ảnh hưởng đến phương trình kế toán . Do tính cân bằng giữa tài sản và nguồn vốn trong đơn vị kế toán nên bất kể nghiệp vụ kinh tế nào đều có thể thuộc 1 trong 4 loại quan hệ đối ứng sau :

Loại 1 : Tăng tài sản này – Giảm tài sản khác

Quan hệ này chỉ xảy ra trong nội bộ đơn vị kế toán.Trong quan hệ này , tổng quy mô tài sản của đơn vị kế toán không thay đổi , khi quan hệ này phát sinh chỉ làm thay đi cơ cấu tài sản . Quan hệ này thường phát sinh trong các loại nghiệp vụ : mua tài sản bằng tiền , thu hồi các khoản nợ phải thu bằng tiền , đầu tư tài chính bằng tiền , dùng tiền cho vay, chi phí phát sinh bằng tài sản …

Ví dụ : Xuất quỹ tiền mặt mua nguyên vật liệu nhập kho trị giá 10 triệu đồng . Trong nghiệp vụ này , tài sản “ Tiền mặt ” giảm 10 triệu đồng còn tài sản “ Nguyên vật liệu ” tăng 10 triệu đồng.

Loại 2 : Tăng nguồn vốn này – Giảm nguồn vốn khác .

Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thuộc loại quan hệ đối ứng này không làm thay đổi quy mô nguồn vốn cũng như tài sản mà chỉ làm thay đổi cơ cấu nguồn vốn của đơn vị kế toán . Quan hệ này thường phát sinh trong các loại nghiệp vụ : phát sinh nợ mới thanh toán nợ cũ , sử dụng lợi nhuận trích lập quỹ của đơn vị,…

Ví dụ : Trích lợi nhuận lập quỹ đầu tư phát triển : Nguồn vốn “ Lợi nhuận chưa phân phối ” giảm trong khi nguồn vốn “ Quỹ đầu tư phát triển ” lại tăng lên , tổng nguồn vốn không thay đổi.

Loại 3 : Tăng tài sản – Tăng nguồn vốn .

Quy mô tài sản và nguồn vốn tăng cùng một lượng bằng nhau sau nghiệp vụ kinh tế phát sinh . Quan hệ này thường phát sinh trong các loại nghiệp vụ : Nhận vốn đầu tư của chủ sở hữu , mua chịu tài sản , mua tài sản bằng tiền vay , phát sinh chi phí bằng vay hay nợ , doanh thu phát sinh bằng tiền hay khoản phải thu …

Ví dụ : Mua nguyên vật liệu 10 triệu đồng đã nhập kho nhưng chưa trả tiền cho người bán : Tài sản “ Nguyên vật liệu ” tăng , đồng thời nguồn vốn “ Phải trả nhà cung cấp ” cũng tăng lên một lượng tương ứng .

Loại 4 : Giảm tài sản – Giảm nguồn vốn .

Quy mô tài sản và nguồn vốn giảm cùng một lượng bằng nhau sau nghiệp vụ kinh tế phát sinh . Quan hệ này thường phát sinh trong các loại nghiệp vụ : thanh toán vay , nợ bằng tiền , hoàn trả vốn cho chủ sở hữu …

Ví dụ : Thanh toán nợ cho người bán bằng tiền mặt . Trong trường hợp này , tài sản “ Tiền mặt ” giảm đồng thời nguồn vốn “ Phải trả nhà cung cấp ” cũng giảm một lượng tương ứng.

Qua các ví dụ trên có thể nhận xét rằng : Những nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến sự biến động trong nội bộ tài sản hoặc nội bộ nguồn vốn thì chúng phải là ngược chiều và kết quả không làm thay đổi quy mô tài sản của đơn vị kế toán . Ngược lại , những nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến sự biến động trong cả tài sản lẫn nguồn vốn thì chúng phải là quan hệ cùng chiều và kết quả hoặc làm tăng hoặc làm giảm quy mô tài sản của đơn vị.

Xem thêm: Musk Là Gì – (Từ Điển Anh

Phương pháp ghi sổ kép ( ghi kép vào tài khoản )

Khái niệmphương pháp ghi sổ kép

Phương pháp ghi sổ kép hay ghi kép trên tài khoản là phương pháp phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh lên tài khoản kế toán theo các quan hệ đối ứng bằng cách ghi ít nhất 2 lần với cùng 1 số tiền phát sinh lên ít nhất 2 tài khoản kế toán có quan hệ đối ứng với nhau . Thực chất là ghi Nợ tài khoản này và ghi Có tài khoản khác có quan hệ đối ứng với nó với cùng một số tiền .
Ví dụ 1 : Doanh nghiệp gửi 700 tiền mặt vào tài khoản mở tại ngân hàng . Nghiệp vụ này liên quan đến sự biến động của tiền mặt và tiền gửi ngân hàng theo chiều hướng tăng tiền gửi và giảm tiền mặt.Tiền mặt và tiền gửi đều là tài sản mà tài khoản Tài sản tăng được ghi bên Nợ, giảm được ghi bên Có, do đó nghiệp vụ này được ghi Nợ Tài khoản Tiền gửi ngân hàng và ghi Có Tài khoản Tiền mặt.

*

Ví dụ 2 : Doanh nghiệp vay ngắn hạn ngân hàng trả nợ người bán 1.000 . Nghiệp vụ này liên quan đến sự biến động của hai nguồn vốn là vay ngắn hạn và phải trả người bán , tài khoản trong đó vay ngắn hạn tăng và phải trả người bán giảm . Tài khoản nguồn vốn tăng được ghi ở bên Có , giảm được ghi ở bên Nợ nên nghiệp vụ này được ghi Nợ TK Phải trả người nhất bán và ghi Có TK Vay ngắn hạn .

*

Ví dụ 3: Doanh nghiệp mua hàng hóa nhập kho với trị giá 1.800, chưa trả tiền người bán. Nghiệp vụ này làm cho tài sản hàng hóa tăng lên, nguồn vốn phải trả người bán tăng lên một lượng là 1.800. TK phản ánh tài sản tăng ghi Nợ, TK phản ánh nguồn vốn tăng ghi Có nên nghiệp vụ này được ghi bên Nợ Hàng hóa và ghi bên Có Phải trả người bán.

*

Ví dụ 4: DN nộp thuế cho ngân sách bằng chuyển khoản 400. Nghiệp vụ này dẫn

đến nguồn vốn công nợ thuế phải nộp giảm và tài sản tiền gửi ngân hàng cũng giảm với cùng một lượng 400. TK phản ánh nguồn vốn giảm ghi Nợ, TK phản ánh tài sản giảm ghi Có, do đó nghiệp vụ này được ghi Nợ TK Thuế phải nộp và ghi Có Tiền gửi ngân hàng.

*

Định khoản kế toán :

Định khoản kế toán là việc xác định một nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi Nợ và ghi Có vào những tài khoản kế toán nào với số tiền cụ thể là bao nhiêu . Như vậy định khoản kế toán là công việc trung gian có thể được thực hiện trước khi ghi sổ kế toán nhằm tránh sai sót và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân công lao động kế toán .

Định khoản kế toán bao gồm 2 loại là định khoản giản đơn và định khoản phức tạp. Định khoản giản đơn là những định khoản chỉ liên quan đến 2 tài khoản kế toán . Còn định khoản phức tạp là những định khoản liên quan đến ít nhất từ 3 tài khoản kế toán trở lên .

Nguyên tắc định khoản ( nguyên tắc ghi sổ kép ) :

Việc ghi sổ kép cần quán triệt các nguyên tắc sau :

+ Xác định tài khoản ghi Nợ trước , tài khoản ghi Có sau .

+ Tổng số tiền ghi vào bên Nợ của các tài khoản phải bằng tổng số tiền ghi vào bên Có của các tài khoản trong cùng 1 định khoản .

+ Một định khoản phức tạp có thể tách thành các định khoản giản đơn nhưng không được gộp các định khoản giản đơn thành 1 định khoản phức tạp .

Quy trình định khoản :

+ Xác định đối tượng kế toán xuất hiện trong mỗi vụ kinh tế phát sinh được phản ánh trên chứng từ .

+ Xác định tính chất tăng , giảm của từng đối tượng

+ Xác định các tài khoản kế toán sẽ sử dụng .

+ Xác định tài khoản và số tiền ghi Nợ , ghi Có

Ví dụ 5 : Doanh nghiệp mua nguyên vật liệu nhập kho chưa thanh toán cho người bán theo giá hóa đơn GTGT có thuế GTGT 10 % là 286.000 . Nghiệp vụ này được định khoản như sau :

Nợ TK Nguyên vật liệu: 260.000

Nợ TK Thuế GTGT được khấu trừ :26.000

Có TK Phải trả người bán 286.000

Ví dụ 6 : Doanh nghiệp rút tiền gửi ngân hàng trả nợ người bán nguyên vật liệu 286.000 , nhập quỹ tiền mặt 114.000 , nộp thuế cho ngân sách 100.000 và thanh toán vay ngắn hạn đến hạn trả 300.000 . Nghiệp vụ này được định khoản như sau :

Nợ TK Phải trả người bán : 286.000

Nợ TK Tiền mặt :114.000

Nợ TK Thuế phải nộp : 100.000

Nợ TK Vay ngắn hạn 300.000

Có TK Tiền gửi ngân hàng 800.000

MÔ HÌNH GHI SỐ KÉP THEO CÁC QUAN HỆ ĐỐI ỨNG .

Xem thêm: Quay Xe Là Gì – Hải Những ý Nghĩa Của Hải Quay Xe

*

Bảng cân đối tài khoản ( Bảng cân đối số phát sinh ):

Cuối mỗi kỳ kế toán , để tổng hợp số liệu và kiểm tra kết quả ghi sổ kế toán , kế toán tiến hành lập Bảng cân đối tài khoản theo nguyên tắc sau :

Tổng số dư Nợ đầu kỳ ( cuối kỳ ) của các tài khoản = Tổng số dư Có đầu kỳ ( cuối kỳ ) của các tài khoản

Tổng số phát sinh Nợ của các tài khoản = Tổng số phát sinh Có của các tài khoản

BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN

Quý n/N

STT

Tên ( Số hiệu ) TK

Số dư đầu kỳ

Số phát sinh

Số dư cuối kỳ

Nợ

Nợ

Nợ

Tổng cộng

xxx

xxx

yyy

yyy

zzz

zzz

Số liệu trên Bảng cân đối tài khoản không bằng nhau chắc chắn có thể kết luận rằng số liệu kế toán không chính xác . Tuy nhiên trong trường hợp số liệu trên Bảng cân đối tài khoản bằng nhau thì cũng không chắc chắc có thể khẳng định rằng số liệu kế toán đã được xử lý hoàn toàn chính xác .

Chuyên mục: Hỏi Đáp